Cựu sinh viên xuất sắc thế giới học như thế nào?
Nhờ luôn tuân thủ bốn bước ‘See – Think – Act – Reflect’ (STAR), TS Nguyễn Chí Hiếu từng là sinh viên giỏi nhất nước Anh và top 100 sinh viên xuất sắc thế giới.
TS Nguyễn Chí Hiếu, 36 tuổi, quê Bình Định, là cựu sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004 theo kết quả của Hội đồng khảo thí A-level; top 100 sinh viên xuất sắc thế giới năm 2006 do Viện Giáo dục quốc tế IIE bình chọn. Anh lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ), từng đạt thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh).
Tại hội thảo “Đột phá cấp 3, chinh phục đại học và thế giới” do một trường phổ thông ở Hà Nội tổ chức chiều 23/5, TS Hiếu chia sẻ để đạt những kết quả trên, anh luôn tuân thủ phương pháp học tập với bốn bước gồm: See – Đọc và nghiên cứu, trải nghiệm quan sát; Think – Tổng hợp, phân tích, phản biện; Act – Lập kế hoạch, thử nghiệm, đo lường; Reflect – Phản chiếu, đúc kết, điều chỉnh.
Dưới đây là chia sẻ của TS Hiếu về phương pháp học tập của mình:
1. See (Đọc và nghiên cứu, trải nghiệm, quan sát)
Chưa cần thông minh, chưa cần giỏi nhưng bạn cần biết đi tìm thông tin trước đã. Ngày xưa, tôi lơ mơ, gà mờ. Lớp 12 mới được sờ vào cái máy tính, mới biết Internet là gì. Điểm tiếng Anh của tôi thuộc dạng cao nhất nhì nước nhưng đi du học, học kinh tế lại không biết gì, chỉ biết đi tìm tài liệu mà đọc thôi. Ví dụ hôm nay học một chương sách, trước khi lên lớp tôi đọc hết ba chương. Lúc nào cũng đi tìm tài liệu liên quan để đọc.
Hay như bây giờ, một trong những công việc của tôi là xây dựng chương trình học, đào tạo đội ngũ giáo viên. Đôi khi, tôi chưa biết câu trả lời ngay nhưng luôn bắt đầu bằng thao tác tìm tài liệu trước, có khi phải mất 2-3 tuần chỉ để nghiên cứu tài liệu.
Tôi nghĩ, học sinh THPT và sinh viên đại học cũng cần bắt đầu việc học bằng việc đọc và nên diễn ra trước khi đến lớp. Tôi luôn dặn học trò phải đọc, tìm tài liệu chứ đừng để đến lớp như một tờ giấy trắng. Chẳng hạn hôm đó ở lớp thảo luận về tâm lý học, hãy tìm những bài báo, cuốn sách nói về vấn đề này. Không đọc hết cũng được nhưng phải đọc và tóm tắt được để khi bước vào lớp là đã có hiểu biết cơ bản về chủ đề ngày hôm đó rồi, không bị động và bó hẹp trong kiến thức thầy cô nói trên lớp.
Ngoài đọc, học sinh cũng nên trải nghiệm và quan sát thật nhiều. Không được đi du lịch ở Anh nhưng xác định sẽ sang Anh học thì hãy đến những nơi khách du lịch, hỏi những người từng sống ở Anh, xem video để hiểu văn hóa của họ, để biết những điều nhỏ nhất như người Việt thích bá vai choàng cổ còn người Anh lại thích giữ khoảng cách.
Thầy Nguyễn Chí Hiếu chia sẻ tại buổi hội thảo ngày 23/5. Ảnh: Dương Tâm.
2. Think (Tổng hợp, Phân tích, phản biện)
Video đang HOT
Sau khi đọc, trải nghiệm, quan sát, tôi thường viết tóm tắt những gì học được từ tài liệu đó. Đôi khi đọc 50 trang tài liệu nhưng đúc kết lại còn nửa trang thôi.
Các bạn học sinh, sinh viên hiện nay rất hay bỏ qua bước này, thường chỉ đọc xong rồi làm luôn chứ không đúc kết lại thông tin. Nói về mặt khoa học, lúc viết ra, tóm tắt lại, các bạn mới chuyển hóa kiến thức thành của mình, thấy được đâu là cái quan trọng nhất trong một rừng thông tin đã đọc. Còn chỉ đọc thì kiến thức chỉ tạm lưu trong đầu và vài ngày sẽ bay đi.
Tôi từng đọc một cuốn sách 600 trang về triết học trong hai tuần, sau đó đúc kết lại chỉ còn một trang giấy nhưng 10 năm rồi, tôi vẫn nhớ những gì mình viết ra, nhớ những màu bút highlight trên giấy.
3. Act (Lập kế hoạch, thử nghiệm, đo lường)
Đây được coi là bước ứng dụng. Khi có một dự án, bài tập, tôi sẽ sử dụng kiến thức đã đúc kết. Ví dụ, tôi chưa bao giờ đi học nói trước đám đông, chỉ lên Youtube tìm những bài hay nhất của TED, xem hết từ đầu đến cuối, đặt ra những câu hỏi như “ Sao diễn giả lại dừng ở đoạn đó, cấu trúc bài nói như nào” rồi quan sát xem cử chị, thái độ của họ ra sao. Sau đó, tôi ghi lại rồi đứng trước gương nói 2-3 ngày. Ứng dụng rồi lại ứng dụng, giờ tôi đã biến việc nói trước đám đông thành hành động tự nhiên của mình.
Sau khi ứng dụng rồi, phải đo lường xem hiệu suất, chất lượng ra sao. Tôi thường viết những đúc kết sau khi đọc xong một cuốn sách hay một nghiên cứu lên Facebook chỉ để xem mình viết có nhanh không, hiệu suất như thế nào để cải thiện. Làm như vậy cũng giúp lưu lại ký ức lâu hơn.
4. Reflect (Phản chiếu, đúc kết, điều chỉnh)
Thao tác này là xem lại quá trình trên xem chỗ nào đúng, chỗ nào sai, chỗ nào chưa hợp lý. Vì sao tài liệu vẫn về chủ đề đó mà lên trên lớp tụi bạn lại nói hay hơn mình? Tại sao tụi bạn làm dự án lại tốt hơn mình, ra được nhiều ý tưởng hơn? Mình phải tự đo lại quá trình học tập và điều chỉnh.
Các bạn học sinh ở đây không viết luận được, bài luận khó quá thì phải tìm lý do chứ không nên cầm bài cô cho 8 điểm rồi gác luôn sang một bên và học tiếp cái khác. Thay vào đó, các bạn nên phân tích để biết vì sao mình được 9, 10 hay 5, 6 điểm. Ngay cả khi được 9, 10 điểm do may mắn thì cũng phải tìm hiểu xem vì sao mình may mắn trong ngày hôm đó? Tại sao lúc đó đoán đúng? Khi phản chiếu lại thấy mình tư duy như này, như kia nên đúng thì sau mình lại tư duy theo cách đó.
Tôi thay đổi môi trường học tập rất nhiều và mỗi lần thì những ngày đầu luôn lẹt đẹt. Ví dụ, trước chuyển từ Bình Định lên trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), nguyên một tháng đầu lớp 12, tôi đứng vị trí thứ nhất, thứ hai từ dưới lên. Qua Anh cũng vậy, vào trường làm sao đọ được với các bạn Singapore vốn tiếng Anh tốt hơn mình.
Nếu suy nghĩ như bình thường thì kệ họ cũng được, mình chỉ cần cố làm tốt phần mình nhưng tôi thì không. Bài kiểm tra giữa kỳ tôi chỉ 50 điểm, có bạn 89 điểm nhưng khi về bạn đó bỏ qua không xem lại còn tôi lật đi lật lại xem vì sao chỉ được 50 thôi. Kết quả, điểm cuối kỳ của tôi là 97, cao nhất lịch sử trường Oxford.
Mọi người nói có rất nhiều phương pháp học nhưng với tôi chỉ có một phương pháp với bốn thao tác này. Nó được tôi đúc kết sau quá trình quan sát, được đào tạo.
Tất nhiên nói ra rất đơn giản nhưng làm được hay không lại tùy thuộc vào mỗi người. Nhưng tôi muốn nhắn các bạn học sinh, sinh viên rằng làm việc cũng đừng bao giờ bỏ qua bước nào trong bốn bước này. Đây là kỹ năng học tập trọn đời mà các bạn nên kiên định, không được bỏ qua. Giống như tôi, những gì đạt được không phải do tôi thông minh, chỉ là tôi có phương pháp đúng thôi.
Trung tâm Everest Education truyền cảm hứng cho người học
Học viên Everest chưa bị mất buổi học nào nhờ giảng dạy trực tuyến trong thời dịch và phương pháp giáo dục truyền cảm hứng cho các em yêu thích việc học.
Sự xuất hiện bất ngờ của Covid-19 đã làm ngưng trệ hoạt động học tập của nhiều học sinh trên thế giới. Hàng nghìn trường học đóng cửa, hàng triệu học sinh không thể đến trường.
Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, Everest Education - trung tâm giáo dục của hai Việt kiều Mỹ tốt nghiệp Đại học Harvard và Stanford - đã khởi động trào lưu #keeponlearning kêu gọi phụ huynh, học sinh, những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nhiều lĩnh vực khác tiếp tục giữ vững tinh thần không ngừng học hỏi.
Dạy để học sinh thích học
Được thành lập từ ước mơ góp phần đổi mới nền giáo dục Việt Nam của hai Việt kiều Mỹ - Tony Ngo và Don Le, ngay từ những ngày đầu tiên, Everest Education đã luôn hướng tới phương pháp giáo dục không ngừng học hỏi mỗi ngày để truyền cảm hứng đến học sinh, giáo viên, nhân viên và đến các đối tác của trung tâm.
"Phương pháp tiếp cận tại Everest là dạy để hiểu, dạy để học sinh thích học vì một khi các em đã hiểu được logic đằng sau mọi bài học, các em sẽ biết tự tìm tòi, khám phá và phát triển niềm đam mê học tập không ngừng", ông Don Le, CEO và đồng sáng lập của trung tâm quan niệm.
Hội thảo miễn phí dành cho cha mẹ do ông Tony Ngo - Chủ tịch và đồng sáng lập Everest Education làm diễn giả.
Để tạo điều kiện cho học sinh được tự do học tập, khám phá, bên cạnh những chương trình học thông thường, Everest còn mở ra thư viện, câu lạc bộ tiếng Anh miễn phí chào đón học sinh.
"Tôi hy vọng rằng mọi học sinh Việt Nam, dù ở đâu, hoàn cảnh kinh tế như thế nào vẫn có thể được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao", ông Tony Ngô cho biết.
Thư viện miễn phí tại Everest Education.
Mô hình học trực tuyến
Ngay khi vừa có quyết định tạm ngưng hoạt động từ chính phủ, Everest Education là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai mô hình giáo dục trực tuyến để đảm bảo cho học sinh giữ được thói quen học tập và duy trì việc học.
Ông Tony Ngô cho biết, chỉ trong vòng một tuần, 98,5% học viên của trung tâm đã được chuyển sang hệ thống giáo dục trực tuyến. Trái với nỗi lo học trực tuyến sẽ nhàm chán, khó tiếp thu, nhiều phụ huynh cho biết các em rất thích lớp học theo hình thức này bởi tính tương tác cao và được trực tiếp trao đổi với giáo viên.
Tiếp nhận phản hồi tích cực về mô hình dạy học trực tuyến, đồng thời muốn tạo cơ hội để nhiều học sinh trải nghiệm mô hình này, từ tháng 3, Everest mở rộng lớp toán và tiếng Anh trực tuyến cho học sinh cả nước. Lớp học đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn học sinh. Bên cạnh ôn lại bài cũ, các em học thêm kiến thức mới, gặp gỡ, kết nối bạn bè từ xa và tham gia vào những trò chơi thú vị nhờ tính năng hiện đại của hệ thống trực tuyến Everest.
Lớp học trực tuyến tại trung tâm Everest Education.
Chị Nguyễn Thị Diệu, phụ huynh bé Dương Quế Chi (TP HCM) cho biết, cháu chị học ở các trung tâm lớn khác không được hướng dẫn học online ngay sau khi có Covid-19 nhưng Everest lại rất chủ động và nhanh chóng triển khai chương trình dạy trực tuyến. Quế Chi ở nhà cũng không có việc gì để làm nên chị rất vui khi mỗi chiều thứ 3, thứ 5, bé có thể tham gia hoạt động học tập tại Everest.
Khi có thông báo cho phép các cơ sở giáo dục hoạt động trở lại, trung tâm Everest thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm không gian học tập an toàn cho các em. Các lớp học trực tuyến hiện được duy trì để những gia đình chưa hoàn toàn yên tâm có thể lựa chọn cách thức học phù hợp cho con em. "Trung tâm luôn tạo điều kiện tốt nhất, an toàn nhất cho học sinh tiếp tục chặng đường học tập của mình", ông Tony Ngô nói.
Với nhiều em, thời gian nghỉ dịch có thể là khoảng thời gian nghỉ "xả hơi" nhưng ở Everest, các em học sinh vẫn đang tiếp tục học tập, ôn tập kiến thức toán, Anh ngữ, luyện thi IELTS... Bởi các nhà sáng lập của trung tâm tin rằng, Covid-19 cũng giống như một "ngọn lửa thử vàng". Khi dịch qua đi sẽ có những em đã đi được rất xa, tiến gần đến ước mơ nhờ biết tận dụng thời gian và học hỏi không ngừng.
Ông Tony Ngô cho biết, chúng ta vẫn không biết chắc tương lai có còn thêm một đợt cách ly nào hay có xảy ra biến cố nào khác làm gián đoạn việc học của học sinh hay không, nhưng khi các em có tinh thần chủ động học tập và yêu thích việc học thì chẳng có "trận dịch" nào có thể trì hoãn việc học của các em. Everest Education với thế mạnh về công nghệ, chương trình giảng dạy và đội ngũ giáo viên tâm huyết sẽ nỗ lực hết sức để đồng hành cùng các em trên chặng đường đó.
3 cậu bạn thân Bách khoa cùng ra trường sớm, tốt nghiệp loại xuất sắc Quen nhau từ năm thứ nhất đại học, cả ba cùng đặt mục tiêu sẽ ra trường sớm và tốt nghiệp loại xuất sắc. Vì thế, trong suốt 5 năm học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cả nhóm đều cùng nhau "học hết sức, chơi hết mình". Nguyễn Đăng Anh Quân (1997, Hà Nội), Phan Hồng Sơn (1997, Ninh Bình), Lê...