Cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đốt bằng đại học
Với lý do “Từ bỏ mọi thứ để đến với ước mơ”, một cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đốt tấm bằng đại học của mình.
ảnh minh họa
Thông tin từ báo cho hay, ngày 21/01, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ngắn ghi lại cảnh một cựu sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đốt bằng đại học. Hành động của cậu sinh viên nhanh chóng được dư luận quan tâm.
Đoạn clip dài hơn 2 phút, diễn tả cựu sinh viên tẩm hóa chất lên tấm bằng đại học rồi phóng hỏa đốt và được đăng trên trang cá nhân
Cậu sinh viên đăng tải cảm nghĩ của bản thân: “Cảm giác không còn gì để làm chỗ dựa sẽ khiến người ta cố gắng nhiều hơn. P/s: Từ bỏ mọi thứ để đến với ước mơ”.
Cũng theo báo này, cựu sinh viên họ tên đầy đủ là Phạm A.T., sinh năm 1992, quê Tiền Giang, tốt nghiệp Hệ đại học Chính quy, chuyên ngành Chứng khoán, ngành đào tạo Tài chính – Ngân hàng. T. là sinh viên khóa K36, tốt nghiệp đại học xếp hạng Trung bình khá và năm tốt nghiệp 2014…
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện sự việc cựu sinh viên đốt bằng đại học, cách đây vài năm một cựu sinh viên trường đại học Bách Khoa cũng đã hành động như T.
Theo ĐSPL
Nhiều người không còn thấy sự bình an khi cầm trong tay bằng đại học
Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó.
Video đang HOT
Nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã có thay đổi trong tư duy chọn trường, chọn nghề. (Ảnh: Báo Nhân dân)
LTS: Từ những câu chuyện xung quanh mình, thầy giáo Thiên Ấn thực tế suy nghĩ về việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh và các bậc phụ huynh đã thay đổi rất nhiều.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Theo Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đến hết tháng 1 năm 2016, cả nước có 225.000 người trình độ đại học và sau đại học thất nghiệp.
Đây là hệ quả tất yếu của nền giáo dục quá chú trọng vào bằng cấp, trọng "thầy" hơn "thợ", luôn coi tấm bằng đại học là "bảo bối", tìm được sự "bình an" trong công việc và cuộc sống.
Mặc dù đã có cảnh báo từ lâu về tình trạng thừa thầy thiếu thợ, các trường đại học được mở ra, tuyển sinh quá nhiều nhưng các cấp quản lý nhà nước vẫn phớt lờ, không thấy hết hệ lụy của nó.
Trong thời gian đến, tình trạng dư thừa nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học càng trở nên gay gắt hơn.
Mặc dù, một số địa phương, ngành nghề đang tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức bằng hình thức xét tuyển và thi tuyển song số lượng chỉ tiêu được tuyển dụng rất hạn hẹp.
Chính vì vậy, các em học sinh lớp 12 vài năm nay và những bậc phụ huynh bắt đầu có cái nhìn nhận thực tế hơn về lựa chọn nghề nghiệp, thi cử của mình trong thời gian tới.
Anh Hà, con bác ruột của tôi, có con đang học lớp 12 ở trường huyện, bày tỏ nỗi lo:
"Cháu nhà chỉ học ở mức trung bình, vợ chồng tôi cũng định hướng cho con đi học nghề vì giờ thấy thất nghiệp nhan nhản nhưng cháu muốn thi đại học.
Làm cha làm mẹ, 12 năm con đèn sách giờ chúng tôi nỡ lòng nào bảo con đừng thi đại học.
Giờ con không đỗ đại học thì thương con nhưng nếu đỗ thì không biết 4 năm sau có xin được việc không".
Chị Nguyễn Thị Phương ở xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi bộc bạch:
"Đứa con trai đầu của tôi, học khá, tốt nghiệp trường sư phạm loại giỏi, nhưng 3 năm nay chẳng xin được biên chế, cứ đi dạy hợp đồng, lương ba cọc ba đồng, giờ cháu lại phải đi học nghề để mong được vào làm công nhân ở Tịnh Phong hoặc Dung Quất.
Đứa con gái thứ hai, đang học lớp 12, cũng có học lực khá như anh trai, song chúng tôi vẫn định hướng cho con đi học nghề nhưng cháu chưa chịu, muốn thi đại học kinh tế ở Sài Gòn.
Chắc vợ chồng tôi phải nhờ người quen, thầy cô nhà trường khuyên bảo, tư vấn thêm cho cháu.
Học 4, 5 năm tốn không ít tiền bạc của gia đình mà lại chẳng được gì, thất nghiệp ở nhà dài dài, thêm gánh nặng cho cha mẹ" .
Em T.V.T, học sinh lớp 12 của một trường trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng cho biết:
"Em cũng thỉnh thoảng tìm hiểu, theo dõi các thông tin về trường, lớp, ngành nghề để có quyết định, lựa chọn phù hợp trong năm 2018 khi đăng ký chính thức các nguyện vọng.
Em xác định rồi, em sẽ đăng ký và theo học một trường cao đẳng nghề ở tại địa phương vừa đỡ tốn chi phí vừa dễ xin làm lúc ra trường..."
Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó.
Thậm chí, có người dùng đủ các quan hệ và cả tiền bạc mà vẫn xin không được.
Nhiều cháu học tốt, trường "xịn", thất nghiệp một thời gian, quay sang rủ bạn bán áo quần ngoài chợ.
Thấy mà đắng lòng.
Thời nay, may đâu đăng ký xét tuyển vào trường quân đội hoặc công an.
Học các trường ấy thì các bậc làm cha làm mẹ mới an tâm hơn được phần nào về công ăn việc làm sau khi ra trường.
Nhưng chỉ tiêu các trường ấy càng giảm, thí sinh đăng ký càng đông, cạnh tranh khốc liệt, đâu dễ gì trúng tuyển nếu mức học trung bình - khá.
Những thay đổi, chuyển biến trong suy nghĩ, nhận thức về ngành nghề, việc làm, bằng cấp... của nhiều bậc phụ huynh và các em là những dấu hiệu tích cực, đáng mừng.
Tất nhiên các phụ huynh, nhà trường cần bài bản, nghiêm túc trong tư vấn, thuyết phục con em lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, cuộc đời của mình, vì không ít học sinh vẫn còn rơi vào trạng thái "ảo tưởng", nghe theo chúng bạn, lời "đường ngọt", hấp dẫn của các trường chuyên nghiệp.
Quan trọng hơn, các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước phải sớm có nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để giải quyết, thoát gỡ tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang báo động đỏ hiện nay.
Theo Giaoduc.net
Sử dụng bằng đại học giả, một học viên bị thu giấy chứng nhận học chuyên khoa Ông Nghĩa bị yêu cầu phải thu hồi, hủy giấy chứng nhận hoàn thành khóa học chuyên khoa cơ bản về chấn thương chỉnh hình, do dùng bằng đại học giả. Ngày 4/12/2017, bác sĩ Phan Quang Trí - Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh đã ký quyết định số 945, về việc thu hồi, hủy...