Cựu sinh viên trường Đại học Kiến trúc chia sẻ cơ hội học lên Tiến sỹ tại Úc
Khi quyết định chọn Kỹ thuật cấp thoát nước, anh Trần Văn Huy không theo xu hướng chọn ngành “hot” lúc bấy giờ mà xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản và thực tế rằng: Nước sạch là một nhu cầu thiết yếu cho các sinh hoạt và sản xuất mà mình phải giữ gìn và bảo vệ.
Là cựu sinh viên ngành Kỹ thuật cấp thoát nước (khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị, ĐH Kiến trúc Hà Nội), anh Trần Văn Huy (sinh viên khóa học 2004N2) đã có một hành trình đáng ngưỡng mộ, giành nhiều học bổng Thạc sỹ, Tiến sỹ tại nước ngoài. Bí quyết để trở thành nghiên cứu sinh tại Úc với anh bắt đầu từ việc kiên định theo đuổi đam mê.
Khi quyết định chọn Kỹ thuật cấp thoát nước, anh Trần Văn Huy không theo xu hướng chọn ngành “hot” lúc bấy giờ mà xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản và thực tế rằng: Nước sạch là một nhu cầu thiết yếu cho các sinh hoạt và sản xuất mà mình phải giữ gìn và bảo vệ.
Anh Trần Văn Huy lựa chọn học học bổng từ Chính phủ Úc.
“Khi dân số tăng lên thì nhu cầu dùng nước sẽ tăng theo, do đó quy hoạch cấp nước, thoát nước, xử lý nước sạch và nước thải là dịch vụ không thể thiếu trong những đô thị hiện đại và cả những khu dân cư nông thôn, miền núi. Vậy là mình đã chọn ngành Cấp thoát nước với ước muốn cung cấp đầy đủ nước sạch cho mọi người và thu gom, xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường”, anh nhớ lại.
16 năm học tập và làm việc đúng chuyên ngành, anh Trần Văn Huy cho rằng, Kỹ thuật cấp thoát nước là ngành thực sự không khó nhưng cũng không dễ. Điều quan trọng nhất là thái độ học tập. Ngay từ khi còn là sinh viên, các bạn nên lên kế hoạch học tập chi tiết, cố gắng tiếp thu các kiến thức trên lớp đầy đủ và chủ động đưa ra các câu hỏi để thầy cô làm rõ hơn nếu các bạn thấy chưa hiểu. Hoàn thành tốt khối lượng bài tập được giao và ôn thi tốt cũng là những yếu tố quan trọng giúp các bạn vượt qua các kỳ thi thành công.
Du học giúp anh Trần Văn Huy có cơ hội khám phá các địa danh tại Úc.
Anh Trần Văn Huy cho biết, trong mạng lưới các anh chị, bạn học cùng khóa, trên khóa hoặc dưới khóa mà anh biết, rất nhiều người thành công bằng chính năng lực trong công việc chuyên ngành của mình. Không ít người đang nắm giữ các vị trí cao và quan trọng trong các công ty, tập đoàn trong nước và các tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam.
Bản thân anh cũng đã làm nhiều vị trí, qua nhiều công ty như: tư vấn quy hoạch, thiết kế, xây dựng và lắp đặt các hệ thống mạng lưới cấp nước sạch, thoát nước thải và xử lý nước thải, chất thải rắn cho các khu đô thị mới hoặc đô thị hiện hữu. Đam mê với lĩnh vực mình học, anh nuôi tiếp ước mơ được học tập và nghiên cứu tại những nước phát triển.
Tham gia các hội nghị quốc tế là cách để anh Trần Văn Huy phát triển chuyên môn.
Anh chia sẻ: “Mình đã tìm hiểu nhiều loại học bổng dành cho công dân Việt Nam bao gồm học bổng của chính phủ Úc (Australian Award Scholarship), Học bổng song phương của chính phủ Bỉ (Belgium Bilateral Scholarship), Học bổng của chính phủ Hà Lan (Netherland Fellowship Programs), Học bổng của Quỹ Bill & Melinda Gate (Bill & Melinda Gate Foundation), Học bổng của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và Học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu”.
Một trong những tiêu chí để dành được những suất học bổng và các khóa học này là bạn phải đạt yêu cầu về ngoại ngữ (Tiếng Anh – IELTS 6.0 trở lên). Kế hoạch học Tiếng Anh và thi IELTS cũng được anh vạch ra từ sớm, để đủ điều kiện nộp hồ sơ tới các chương trình học bổng của chính phủ Bỉ, Hà Lan, Úc.
Anh Trần Văn Huy nhận bằng khen của trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) vì những nghiên cứu của mình.
Video đang HOT
Nhờ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, năm 2013, anh Trần Văn Huy nhận được hai suất học bổng toàn phần từ Chính phủ Úc, chính phủ Hà Lan và học bổng 50% từ Quỹ Bill & Melinda Gate để theo học khóa học Thạc sỹ. Anh cho biết, sau khi xem xét kỹ lưỡng thì anh đã chọn học bổng từ chính phủ Úc vì chương trình này hỗ trợ khóa học chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng trước khi đi học.
Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ 2 năm tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), anh tiếp tục nhận được thêm học bổng toàn phần cho khóa học Tiến sỹ tại trường Đại học Công nghệ Sydney về ứng dụng công nghệ màng lọc trong tái sử dụng nước thải và xử lý nước biển.
Anh Trần Văn Huy chụp ảnh với Đại sứ Úc tại Việt Nam – bà Robyn Mudie tại Đại sứ quán Úc.
Từ kinh nghiệm cá nhân, anh nhận thấy, các cơ hội học bổng của ngành Cấp thoát nước và ngành Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị rất nhiều, không chỉ từ các nước châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng là những quốc gia cung cấp nhiều học bổng cho công dân Việt Nam.
Các quốc gia phát triển thường nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cung cấp đủ nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý nước thải nên họ cũng dành nhiều ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ngành nước, môi trường và hạ tầng, đặc biệt trong bối cảnh dân số tăng nhanh, lượng nước trên trái đất là hữu hạn và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phức tạp hơn.
“Các bạn trẻ ngày nay rất năng động và sáng tạo, mình nghĩ rằng, kiên định theo đuổi đam mê của mình các bạn trẻ chắc chắn sẽ thành công”, anh Trần Văn Huy nhấn mạnh.
Bỏ đại học để theo đuổi đam mê: Cuộc chiến giữa bố mẹ và con, ai mạnh hơn?
Tháng 6/2010, Nguyễn Anh Tuấn (SN 1989) chính thức đưa ra quyết định từ bỏ ĐH FPT - khoa Kỹ nghệ phần mềm để... bắt đầu ra công viên tập nhảy.
Tháng 6/2010, Nguyễn Anh Tuấn (SN 1989) chính thức đưa ra quyết định từ bỏ ĐH FPT - khoa Kỹ nghệ phần mềm để... bắt đầu ra công viên tập nhảy.
' FPT là ngôi trường mình lựa chọn dựa trên định hướng của bố mẹ. Thế nhưng khi học đến các môn chuyên ngành ở năm 3, việc thực hành nhiều hơn khiến mình nhận ra bản thân không tìm được sự kết nối với ngành này. Mình thích nhảy hơn là ngồi trước máy tính để code' - Tuấn kể.
Ngay khi vừa nghỉ học, mỗi ngày Tuấn đều ra công viên tập nhảy. 'Khi ấy, hiphop trong mắt nhiều người vẫn là hình ảnh của những thanh niên tóc xanh đỏ, những màn đua xe bốc đầu. Nên khi vừa bước chân vào thế giới đó, mọi người cũng mặc định mình hư hỏng'. Nhưng Tuấn vẫn đâm đầu vào học nhảy, mỗi ngày từ 8-12 tiếng đồng hồ.
Cũng quyết định nghỉ đại học từ năm thứ 3, PS Man (tên thật là Nguyễn Vũ Hoàng Dũng, SN 1997) hẳn là cái tên không hề xa lạ trong giới game thủ hiện nay.
Cựu thủ lĩnh của đội tuyển eSports đại diện Việt Nam đi thi đấu SEA Games 30 chia sẻ: 'Ngày mình theo con đường này, Esport đã bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam nhưng phần đông mọi người thì vẫn chưa hình dung được công việc của game thủ. Họ vẫn nghĩ bọn mình là những người ham mê chơi game đơn thuần, tiêu tốn tiền của vào game'.
Bởi vậy, quyết định nghỉ học cũng khiến PS Man trăn trở, mất ngủ nhiều đêm. 'Mình có đưa ra câu hỏi liệu theo con đường game thủ có đúng đắn hay không, nhưng đúng vào thời điểm đó, một người anh đã nói với mình rằng: 'Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác mở ra'. Như được tiếp thêm động lực, mình quyết định bỏ học luôn'.
Tất nhiên, thời điểm bỏ ngang đại học để tập trung vào con đường game thủ chuyên nghiệp, PS Man đã là cái tên có 'số má', nằm trong đội tuyển thi đấu Liên quân Mobile quốc tế.
Không may mắn có được nền tảng như thế, chàng trai Hoàng Vĩnh Lộc (SN 1999), quyết định từ bỏ giảng đường để theo nghề tóc khi chỉ có hai bàn tay trắng, đúng với nghĩa đen.
Lộc rời bỏ HV Báo chí và Tuyên truyền vào đầu năm 2018, khi gần kết thúc năm nhất. Với một chàng trai chưa đầy 20 tuổi, từ nhỏ đã sống trong sự bao bọc của bố mẹ thì 'đó chính là quyết định khó khăn nhất khi bước vào tuổi trưởng thành'.
'Vì bố mẹ cùng làm truyền hình nên hướng em vào Học viện Báo chí, nhưng bước vào môi trường này, em cảm thấy mình không thể thích nghi được. Nhưng em lại thích tóc, thích trải nghiệm và làm những công việc liên quan đến tóc' - Lộc nói, ánh mắt chàng trai 21 tuổi ánh lên vẻ lấp lánh.
'Lúc em báo tin, bố me phản đối cực kỳ gay gắt' - Lộc tiếp lời.
Từ nhỏ, Lộc vốn ở với bà, không ở cùng bố mẹ. Khi đưa ra quyết định này cũng chỉ có bà ủng hộ, mẹ Lộc kịch liệt phản đối, bố thì mặc kệ.
'Khó khăn nhất có lẽ phải nói đến việc bố mẹ cắt hết tất cả các khoản trợ cấp. Khi đó, em không biết làm thế nào để có tiền theo học nghề cắt tóc. Bà nói là sẽ vay tiền cho em đi học, nhưng em lại thấy rất ngại: 'Tại sao lại là vay bà? Tại sao không phải là bố mẹ?'.
Một chàng trai mới bước qua tuổi 18, Lộc chống chếnh rồi cũng bắt đầu tìm mọi cách để thoát ra bằng được sự thiếu thốn đó.
'Suốt khoảng 2 năm gần như em không có mặt ở nhà: ngày đi học cắt tóc, tan học đi làm thêm ở quán cà phê, đêm thì bế tắc, không biết chia sẻ với ai nên em lại ra đường, tìm bạn bè tâm sự' - Lộc kể, đôi mắt cậu bắt đầu hoe đỏ.
Hỏi Lộc khi đưa qua quyết định nghỉ học để đi cắt tóc, liệu có sợ thất bại hay không? Cậu gật đầu: 'Có! Nhưng em cũng không cho rằng quyết định của mình là sai. Cũng có thể một phần là sĩ diện, đâm lao thì theo lao.
Điều may mắn nhất của em thời điểm đó là được bạn bè ủng hộ. Khi mà em chưa có khách, có những người bạn đã đưa chính mái tóc của họ để em thử nghiệm. Chính từ những khoảnh khắc như thế cho em thêm động lực, để bây giờ có thể đứng chính trong cửa hàng được'.
Ngồi bên cạnh Lộc, Anh Tuấn gật gù, trầm tư. Hoàn cảnh và những cảm xúc mà chàng trai 21 tuổi này đang trải qua chính là hành trình mà 10 năm trước anh cũng rơi vào.
'Bố mình là đích tôn của dòng họ, mình cũng là cháu đích tôn. Mỗi dịp gặp gỡ họ hàng, các cô bác lại hỏi về tình hình học tập. Mình trả lời: 'Cháu hiện tại vẫn tập nhảy ở công viên' khiến họ ngỡ ngàng. Không chỉ mình mà bố mẹ cũng bị nghe nhiều người quở trách. Họ luôn đặt ra câu hỏi vì sao mình lại bỏ ngôi trường khi mà đầu ra khá chắc chắn vì có bố trong nghề, lương sau khi ra trường cũng ổn định'.
Tuấn kể, thời điểm đó vì chưa kiếm được tiền, trong khi quyết định của anh vẫn chưa được ủng hộ nên Tuấn thường xuyên tìm cách tránh mặt bố mẹ: Ban ngày Tuấn ngủ tận trưa, đến giờ bố mẹ đi làm mới dậy đi sinh hoạt; chiều tối đi tập nhảy ở công viên về thật muộn, khi phụ huynh đều đã ngủ.
'Những tin nhắn với bố mẹ trong thời gian đó rất hiếm. Mình gần như bị ngắt kết nối hoàn toàn với gia đình trong khoảng 3 năm đó' - chàng dancer chia sẻ.
'Đến năm thứ 4 sau khi nghỉ học mình nhận ra một điều, đó là tâm lý của phụ huynh nhiều lúc cũng giống như trẻ con, cũng muốn được chiều chuộng, quan tâm. Có lần, mình dùng tiền kiếm được mời bố mẹ đi ăn, sau bữa ăn đó, mình cảm thấy cơ mặt của bố mẹ giãn ra rất nhiều' - Tuấn tiếp lời.
Đó cũng chính là bước ngoặt trong 'cuộc chiến' giữa Tuấn với bố mẹ kể từ khi anh quyết định bỏ ngang giảng đường đại học để theo đuổi đam mê. Từ đó về sau, hai bên bắt đầu có sự kết nối trở lại, những dòng tin nhắn quan tâm dài hơn và bố mẹ Tuấn cũng bắt đầu nhận ra rằng hiphop không phải xấu, thậm chí là khi Tuấn còn đi dạy, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
'Trong cuộc chiến này, nếu nói về độ lì, về ý chí cũng như tinh thần, mình nghĩ cả mình và bố mẹ đều 'lì' và cứng đầu như nhau. Tuy nhiên, bố mẹ nào cũng yêu thương con cả. Một khi xảy ra mâu thuẫn, chỉ là do chúng ta chưa tìm được sự liên kết, thông cảm và thấu hiểu ở nhau mà thôi'.
Ngồi bên cạnh, Vĩnh Lộc trầm tư. Đến hiện tại, khi cậu đã làm làm tóc được ngót nghét 2 năm, trở thành tay kéo chính của một cửa hàng tóc có tiếng, tự lo được cho cuộc sống của bản thân, bố mẹ cậu vẫn chưa ủng hộ công việc đó.
' Với em bây giờ, việc bố mẹ chấp nhận hay không đã không còn quan trọng nữa'. Sau câu nói ấy, Lộc khẽ gạt giọt nước mắt trên khuôn mặt ăn hình.
Lộc chia sẻ, nghề làm tóc thu nhập theo đầu, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Nếu làm đều đặn thu nhập sẽ khoảng 30.000 đồng/h. Lộc làm phép so sánh, nếu học 4 năm đại học ra trường, cậu có thể có mức lương 10 triệu/tháng, còn ở nghề tóc, nếu chăm chỉ cậu cũng có thể kiếm được ngần ấy.
'Sự chênh lệch có chăng nằm ở sự ổn định và sự phát triển của mình' - Lộc đắn đo - 'Nhưng 4 năm mà không có niềm vui thì thật vô nghĩa'.
Trái với nét trầm tư của chàng trai trẻ, gương mặt của PS Man luôn thể hiện rõ sự cương quyết: 'Mình luôn tâm niệm rằng, trong cuộc sống này, không gì lớn hơn thành tích cả. Bạn có thành tích tốt, bạn có giải thưởng cao thì nghiễm nhiên bạn là người đúng.
Bởi vậy, khi quyết định bỏ học để theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp, mình chỉ có một mục tiêu duy nhất là phải nỗ lực thi đấu để đạt kết quả cao nhất, chứng minh cho mọi người thấy lựa chọn của mình là đúng đắn'.
Và PS Man quả đã chứng minh được điều đó bằng loạt thành công đáng nể ở đấu trường game trong nước lẫn quốc tế: Vô địch Đấu trường Danh vọng Mùa đông 2017, Á quân AIC 2017, Á quân Đấu trường Danh vọng Mùa xuân 2019, Huy chương đồng SEA Games 2019...
PS Man chia sẻ, đến hiện tại, bố mẹ đã chấp nhận công việc của mình, tuy nhiên chỉ là chấp nhận thôi chứ không ủng hộ.
'Trong cuộc chiến để theo đuổi đam mê này, mình nghĩ mình mạnh hơn bố mẹ, vì mình dứt khoát, tính cách này bố mẹ cũng biết từ năm học cấp 3. Và kết quả như mọi người đã thấy, mình là người chiến thắng' - cơ trường huyền thoại nói.
Dù bỏ ngang giảng đường nhưng với PS Man, đại học vẫn là cần thiết, là bước đệm để trang bị tư duy rộng hơn, để giao lưu, trải nghiệm.
'Hãy chọn cho mình thứ mà bạn thích nhất, đam mê nhất để theo đuổi, nhưng nếu trong môi trường đó không tìm được điều gì thì nên xem lại tính cách và khả năng của bản thân' - là lời khuyên PS Man dành cho những bạn trẻ.
Bỏ đại học không có nghĩa là ngừng học, đó chỉ là việc bạn lựa chọn một môi trường học tập khác. 'Xã hội hiện đại cần những người thực lực, có khả năng làm tốt công việc của mình, có tình yêu với những việc mình làm. Và mình nghĩ, bằng cấp giờ đã không quá quan trọng trong cuộc sống hiện đại' - anh chàng dancer kiêm founder của 4 studio khẳng định.
Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công - câu nói ấy vốn đã quá quen thuộc, nhưng tất nhiên, để có một cú 'bẻ lái' bằng việc bỏ ngang giảng đường và làm những điều mình thích thì rõ ràng không phải ai cũng đủ mạnh, đủ ý chí để theo đuổi điều đó đến cùng.
Tuổi trẻ thì nhất định phải có đam mê. Nhưng nếu bạn cũng đang đứng trước tình huống như những chàng trai trên thì có lẽ điều quan trọng nhất là vẫn cần thành thật với chính bản thân mình: trước khi muốn từ bỏ đại học để theo đuổi đam mê, liệu bạn đã đủ mạnh, đủ ý chí hay chưa?
Cơ hội trở thành kiến trúc sư quốc tế với học phí hợp lý Chương trình cử nhân kiến trúc Pháp tại Đại học Kiến trúc Hà Nội giúp sinh viên tiếp cận môi trường giáo dục quốc tế và có cơ hội tìm việc làm tại nước ngoài. Học kiến trúc tại Pháp là ước mơ của nhiều sinh viên. Nếu điều kiện tài chính không cho phép, sinh viên Việt Nam vẫn có thể hiện...