Cựu sinh viên kiện đại học Anh vì không xin được việc
Cô gái 29 tuổi lấy bằng Chiến lược kinh doanh quốc tế từ Đại học Anglia Ruskin nhưng không thể xin được việc nên kiện trường đòi 60.000 bảng.
Pok Wong tố cáo tấm bằng đại học vô dụng trong quá trình xin việc. Ảnh: Facebook
Mirror ngày 11/3 đưa tin, Pok Wong (29 tuổi) đã tốt nghiệp ngành Chiến lược kinh doanh quốc tế tại Đại học Anglia Ruskin ở Anh với tấm bằng hạng nhất, nhưng không giúp cô tìm được việc. Cô gái đến từ Hong Kong kiện trường cũ 60.000 bảng Anh (gần 1,9 tỷ đồng) vì “xuyên tạc” về tấm bằng.
Trong đơn kiện gửi tòa án ở London, cô viết: “Từ khi tốt nghiệp, tấm bằng được chứng minh là không đóng vai trò gì trong việc đảm bảo một công việc xứng đáng với nhiều triển vọng”.
Wong tốt nghiệp năm 2013, nhưng nhận xét tấm bằng tại Anglia Ruskin là vô dụng. “Tôi hy vọng việc khởi kiện này sẽ tạo tiền lệ để sinh viên nhận được giá trị xứng đáng với đồng tiền bỏ ra, nếu không sẽ được bồi thường”, cô trả lời The Sunday Telegraph.
Wong cho rằng trường đã nói quá trong những tờ quảng cáo, dù bị những bảng xếp hạng đánh giá thấp so với các đại học khác trong năm 2010 và 2011. Cô cũng khai là “bị nhốt” trong một phòng riêng suốt lễ tốt nghiệp, khi cố phản đối chất lượng khóa học.
Video đang HOT
Đại học Anglia Ruskin bác bỏ tố cáo của Pok Wong. “Chúng tôi biết rõ những đòi hỏi của cựu sinh viên này và đang chống lại vụ kiện một cách mạnh mẽ”, phát ngôn viên của trường .
Người này cho biết thêm, dù được trao bằng hạng nhất nhưng cô gái đã cố phá vỡ lễ tốt nghiệp của mình vào năm 2013, thể hiện sự tranh chấp với trường và điều này làm hỏng trải nghiệm của nhiều sinh viên cùng khóa. Cô được yêu cầu rời khỏi sân khấu và ngồi trong một căn phòng sát đó, được tự do rời đi bất cứ lúc nào khi buổi lễ kết thúc.
Do không giải quyết được mâu thuẫn với trường, Pok Wong đã khiếu nại lên nhiều cơ quan pháp lý, yêu cầu bồi thường trong một phiên điều trần mới đây. “Chúng tôi sẽ không nói thêm gì nữa ở giai đoạn này”, phát ngôn viên nói.
Theo VNE
Đốt bằng: có nên "thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu"?
Bị ép buộc làm việc không đúng với ngành đã học, hoặc tốt nghiệp xong không tìm được việc làm thích hợp, cuối cùng tấm bằng đại học trở nên vô nghĩa. Nhưng liệu, việc đốt bằng có phải là hành động đúng?
Ngày 21.1, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một cựu sinh viên đốt tấm bằng cử nhân của chính mình. Ngay lập tức, đoạn clip trên được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận trái chiều.
A.T nói lý do đốt bằng cử nhân là do bị gia đình ép làm công việc không đúng với ngành học của mình.
Cựu sinh viên nói trên được xác định là P.A.T, quê Tiền Giang, tốt nghiệp đại học hệ chính quy khoá K36 (2014) của trường đại học Kinh tế TP.HCM, xếp loại trung bình khá. Lý giải cho hành động bất thường này, chủ nhân đoạn clip chia sẻ: "Cảm giác không còn gì để làm chỗ dựa sẽ khiến người ta cố gắng nhiều hơn. P/s: Từ bỏ mọi thứ để đến với ước mơ".
Đại diện trường đại học Kinh tế TP.HCM cũng xác nhận và thông tin lý do đốt bằng của A.T là do bị gia đình ép làm công việc không đúng với ngành học của mình.
Trước đó, vào năm 2015, một cử nhân của trường đại học Bách khoa Hà Nội cũng đăng tải thông điệp trên Facebook rằng sẽ đốt bằng để "thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học đại học của các bậc phụ huynh và các em học sinh". Người này cho rằng: "Đa số chúng ta đang sai lầm cơ bản về việc học, đặc biệt là học đại học! Học mà không biết học để làm gì, học chỉ để thi đỗ, thi đỗ chỉ để lấy bằng...". Những hành động của các cử nhân kể trên nhận được hàng ngàn like và chia sẻ của nhiều người trên mạng xã hội, thiết nghĩ cũng là điều dễ hiểu. Có người bình luận rằng: "Có bằng đại học mà không xin được việc, học xong đại học lại không biết làm gì, thì cũng nên đốt bằng đi để làm lại từ đầu".
Trước tiên, dù với bất cứ lý do gì, hành động đốt bằng cho thấy những thanh niên này đang hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời, không tự tin vào bản thân mình. Ngay cả xem thường đến mức huỷ hoại, hay trân quý như một chiếc vé thông hành lên "chuyến tàu" tương lai, cũng chỉ là hệ quả của tâm lý quá trọng bằng cấp, một căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam hiện tại.
Đốt bằng cử nhân để thức tỉnh phụ huynh, đốt bằng để phản đối ngành giáo dục, hay đốt để cắt đứt chỗ dựa "qua cầu rút ván", tựu trung đều là một cách thức phản ứng tiêu cực. Điều đó cho thấy các chủ nhân bằng cấp này chưa bao giờ thấy rõ bản thân mình. Trước khi đổ cho hoàn cảnh, đổ cho xã hội, cho giáo dục, hãy tự hỏi lại mình: Bạn đã học như thế nào?
Rất nhiều người trẻ mới ra trường, cầm tấm bằng cử nhân trong tay ghi ngành học hẳn hoi nhưng phân vân không biết mình có thể làm gì. Con số hàng trăm ngàn cử nhân mới ra trường thất nghiệp hàng năm, chưa đủ để những sinh viên nhìn lại sự lựa chọn và động cơ học đại học của chính mình.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, phó hiệu trưởng đại học Sư phạm TP.HCM có lần nói rằng, đừng nghĩ rằng bằng đại học là của riêng mình. Đó không chỉ mang giá trị chứng nhận, mà là kết quả nhiều năm lao động của bản thân, thầy cô, bạn bè, và cả mồ hôi nước mắt của ba mẹ. Ông Sơn cho rằng, bằng cấp không có giá trị chỉ đối với những người không tốn công sức trong học tập.
Chỉ những người biết trân trọng sự học, học với hoài bão và niềm đam mê sẽ tự biết điều chỉnh hướng đi của mình, cho dù anh ta đã đi sai đường.
Bởi không một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và khôn ngoan nào chỉ tuyển chọn nhân viên mà chỉ căn cứ vào bằng cấp cả. Ngay cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cũng rất cần có những nhân sự giỏi trong ngành khoa học nhân văn. Ngược lại, những đơn vị làm những việc liên quan đến con người không hẳn là không cần kiến thức khoa học kỹ thuật.
Đào tạo và đào tạo lại, nếu không phải là việc làm bắt buộc, thì cũng là chuyện bình thường trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay.
Nói như ông Nguyên Anh Nguyên, CEO của một công ty đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tại TP.HCM, môt ngươi ma du đa 49 tuôi vân môt tuân hai buôi tôi xach may tinh đi hoc môn đai sô tuyên tinh va xac suât thông kê, đa chia se vơi cac ban tre tại cuộc hội thảo gần đây: "Khi con đang hoc đai hoc, cac ban phai găng hoc cho thât tôt. Nhưng ngay ca khi ra trương 5 - 7 năm, thâm chi 15 - 20 năm, cac ban vân phai tiêp tuc hoc. Trong thê giơi luôn biên đôi ngày nay, ngươi không hoc se mai mai tut hâu va đoi ngheo".
Theo Diệu Thuỳ (Thế Giới Tiếp Thị)
Cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đốt bằng đại học Với lý do "Từ bỏ mọi thứ để đến với ước mơ", một cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đốt tấm bằng đại học của mình. ảnh minh họa Thông tin từ báo cho hay, ngày 21/01, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ngắn ghi lại cảnh một cựu sinh viên...