Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
Công nghệ lọc siêu tinh khiết của TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Truờng ĐH Bách khoa Hà Nội, đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu)…
Tại hội thảo báo cáo khoa học “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp” do Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức ngày 14-10, TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường, đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.
TS Đỗ Hữu Quyết công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
Công nghệ lọc siêu tinh khiết đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác. Công nghệ này tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp.
Video đang HOT
PGS-TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đánh giá công nghệ lọc nước của TS Đỗ Hữu Quyết đã tích hợp được hầu như mọi ưu điểm của các công nghệ lọc nước đang có hiện nay lên trên thị trường. Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm vượt trội như hàm lượng của các ion, các chỉ số PH, màu, mùi, độ dẫn và đặc biệt là liên quan đến năng lượng tiêu thụ để sử dụng thiết bị và linh kiện thiết bị để thay thế về sau… Không chỉ ứng dụng rộng rãi trong nước, sản phẩm này có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết được công bố lần này ít tạp hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn với ngành máy lọc nước, đặc biệt là cùng xây nền móng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển và nghiên cứu, tự chủ về công nghệ. Công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng, thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.
TS Đỗ Hữu Quyết giới thiệu về công nghệ lọc siêu tinh khiết
Song song với việc ký kết với Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, TS Đỗ Hữu Quyết sẽ tiến hành trao tặng máy lọc siêu tinh khiết công nghệ mới, hợp tác nghiên cứu, đánh giá nhằm cải tiến, tối ưu sản phẩm và các hoạt động hỗ trợ khác.
TS Đỗ Hữu Quyết cũng cho biết doanh nghiệp do ông sáng lập hiện đang tài trợ thiết bị máy lọc ứng dụng công nghệ CDI đến một số trường ĐH trên thế giới. “Trong hoạt động khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, tôi muốn đi cùng mọi người. Bằng việc tài trợ trang thiết bị nghiên cứu, tôi muốn chung tay giúp cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới cùng nhau phát triển”- TS Đỗ Hữu Quyết chia sẻ.
3 trường đại học Bách Khoa cho phép sinh viên trao đổi học tập, nghiên cứu
Từ học kỳ hè năm học 2021-2022, khóa học trao đổi sinh viên giữa 3 trường ĐH Bách khoa sẽ chính thức được tổ chức.
Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về lĩnh vực truyền thông và điện tử diễn ra tại Khánh Hòa, 3 trường đại học bách khoa gồm Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng đã ký kết hợp tác về việc tổ chức các khóa học trao đổi sinh viên.
Cụ thể, các trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi theo hình thức dài hạn hoặc ngắn hạn. Các khóa dài hạn có thời gian là 1 học kỳ - tương ứng khoảng 20 tuần. Theo đó, sinh viên của các trường được đăng ký học tập/ thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác.
Với khóa học dài hạn, sinh viên được đăng ký tối đa 15 tín chỉ. Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Sinh viên được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với sinh viên của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập chuẩn của trường.
Các khóa ngắn hạn vào học kỳ hè - tương ứng từ 6 đến 8 tuần: các trường đại học tổ chức các khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập từ 1-2 học phần.
Chương trình trao đổi sinh viên sẽ được thực hiện trong 5 năm kể từ tháng 7-2022. Ảnh minh họa: Doãn Nhàn
Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng... Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả sinh viên của các trường tham gia.
Sinh viên muốn tham gia chương trình phải đăng ký tại trường đang học và được sự đồng ý của trường cử đi cho phép tham gia các khóa trao đổi sinh viên.Trường cử đi có tránh nhiệm lập danh sách sinh viên đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi 01 tháng để thuận tiện cho việc tổ chức lớp.
Các trường cử đi và tiếp nhận lập bản thỏa thuận học tập cho các sinh viên, trong đó có kế hoạch học tập/thực tập/nghiên cứu cụ thể. Thỏa thuận học tập phải được trưởng khoa/viện và Hiệu trưởng của trường cử đi và trường tiếp nhận đồng ý phê duyệt.
Về kinh phí, sinh viên đăng ký các khóa học dài hạn 1 học kỳ, hoặc ngắn hạn sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Sinh viên không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo. Các học phần sinh viên đăng ký có thể nằm trong chương trình cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù, thạc sĩ của trường tiếp nhận. Các chi phí ăn ở, đi lại do sinh viên tự chi trả, các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận đào tạo sinh viên có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành khóa thực tập, nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa. Trường cử sinh viên đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả tất cả các học phần đã học sang chương trình đào tạo (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù hoặc thạc sĩ) của sinh viên, hoặc tính điểm rèn luyện khi sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.
Từ học kỳ hè năm học 2022-2023, khóa học hè ngắn hạn chính thức được khởi động đầu tiên tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng. Các khóa học ngắn hạn tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường.
Nhiều thí sinh phải đổi nguyện vọng sau khi biết điểm Ngau sau khi biết điểm thi THPT, nhiều học sinh đã phải thay đổi nguyện vọng do lo lắng điểm chuẩn năm nay sẽ tăng. Hôm nay (24/7) hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đã nhận được kết quả thi của mình, tới đây sẽ là khoảng thời gian để các em cân nhắc, tính toán lựa chọn những...