Cựu quan chức tiết lộ Afghanistan thất bại trước Taliban vì ‘lính ma’
“ Binh lính ma” và nạn tham nhũng là nguyên nhân khiến Taliban có thể nhanh chóng giành quyền kiểm soát Kabul, theo một cựu quan chức Afghanistan.
Binh lính Afghanistan trong buổi mặc niệm những đồng đội tử trận, tại khu huấn luyện ngoại ô Kabul năm 2013. Ảnh: AP.
Theo đài Sputnik (Nga), Cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan Khalid Payenda cho biết khoảng 300.000 binh lính và cảnh sát Afghanistan có tên trong biên chế của chính phủ không tồn tại trên thực tế. Ông gọi những người này là “ lính ma” và chỉ được các quan chức lưu trên sổ sách để lấy tiền lương của họ trục lợi cá nhân.
“Chúng tôi đã thống kê bằng cách hỏi lãnh đạo tỉnh quân số và dựa vào đó để tính lương, chi phí quân nhu. Con số luôn bị thổi phồng”, ông Payenda tiết lộ.
Theo cựu bộ trưởng Afghanistan, số liệu trên giấy tờ có thể gấp 6 lần con số thực tế. Báo cáo thường gộp thêm trường hợp đào ngũ và tử trận vào biên chế. Bằng cách này, cá quan chức tham nhũng liên tục bòn rút ngân sách để trục lợi cá nhân.
Video đang HOT
Payenda cho biết những binh lính thực sự thường không được trả lương đúng hạn, trong khi một số quan chức lại “ăn hai mang” khi vừa được nhận lương từ chính phủ vừa nhận các khoản thanh toán từ Taliban để đầu hàng, giúp Taliban kiểm soát Kabul mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào.
“Chúng tôi không thể thay đổi tình hình này. Quốc hội, thống đốc đều làm việc theo cách đó. Mọi người nói ’suối đục từ nguồn’, có nghĩa là cấp trên cũng can dự vào việc này”, ông Payenda nói. Tuy nhiên, ông Payenda vẫn bảo vệ chính phủ cũ và người đứng đầu, cựu Tổng thống Ashraf Ghani. Ông đã bác bỏ cáo buộc rằng những người đứng đầu đất nước “tham nhũng tài chính”.
Mỹ trước đó đã bày tỏ những lo ngại về số lượng binh lính và cảnh sát thực tế ở Afghanistan. Một báo cáo năm 2016 của Tổng thanh tra đặc biệt Mỹ đã nêu rõ: “Cả Mỹ và các đồng minh Afghanistan đều không biết có bao nhiêu binh sĩ và cảnh sát Afghanistan thực sự tồn tại”.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào tháng trước, Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) John Sopko, cũng đưa ra nhận định tương tự. Ông nói: “Các cơ quan Chính phủ Mỹ, gồm Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), đánh giá không đúng tác động trên thực tế của các khoản viện trợ. Chính phủ Afghanistan tạo ra vô số binh lính, cảnh sát không tồn tại và chúng ta vẫn trả lương cho họ”.
Theo ông Sopko, Washington đã đánh mất cơ hội “đưa đúng người vào đúng vị trí và đúng thời điểm”. Nỗ lực tái thiết Afghanistan của Mỹ và phương Tây không được giám sát kỹ lưỡng, dẫn đến nhiều vấn đề có thể tác động đến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước Afghanistan.
"Binh sĩ ma" khiến Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay Taliban
Cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan cho rằng, sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Afghanistan là do những quan chức tham nhũng và "hai mang" tạo ra "binh sĩ ma", thổi phồng quy mô lực lượng an ninh.
Taliban đã nhanh chóng giành quyền kiểm soát Afghanistan hồi tháng 8 (Ảnh: Reuters).
BBC dẫn lời cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan Khalid Payenda cho biết, những quan chức tham nhũng trong chính quyền Afghanistan cũ đã thổi phồng số lượng binh sĩ và cảnh sát thực tế. Do vậy, phần lớn 300.000 binh sĩ và cảnh sát thực tế không hề tồn tại.
Theo ông Payenda, lực lượng an ninh của Afghanistan đã bị phóng đại lên hơn 6 lần để các quan chức tham nhũng được hưởng tiền lương biên chế của các "binh sĩ ma". Khi các binh sĩ đào ngũ hoặc tử trận, một số chỉ huy sẽ giữ lại thẻ ngân hàng và rút tiền lương từ đó.
Jack Waltling, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết ngay cả quân đội Afghanistan cũng không biết chính xác họ thực sự có bao nhiêu binh sĩ, bởi có cả số binh sĩ "ảo" do nạn quan liêu, tham nhũng.
Quy mô thực sự của lực lượng an ninh Afghanistan từ lâu đã là một vấn đề bí ẩn. Một báo cáo năm 2016 của Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ phụ trách vấn đề tái thiết Afghanistan (SIGAR) nói rằng: "Cả Mỹ và các đồng minh của Afghanistan đều không biết chính xác Afghanistan có bao nhiêu binh sĩ và cảnh sát, bao nhiêu người thực sự đang làm nhiệm vụ hay bản chất nhiệm vụ của họ là gì". Một báo cáo gần đây của SIGAR cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc vì tình trạng tham nhũng cũng như tính chính xác của các dữ liệu về quy mô lực lượng an ninh Afghanistan".
Ông Payenda cho biết thêm, những binh sĩ làm nhiệm vụ thực sự của Afghanistan thường bị nợ hoặc bị chậm lương, làm nhiệm vụ trong điều kiện thiếu thốn. Điều này đã làm rệu rã tinh thần chiến đấu của họ. Trong khi đó, một số chỉ huy quân sự "hai mang" vừa nhận lương của chính phủ, vừa nhận tiền từ Taliban. Đó là lý do tại sao Taliban có thể giành kiểm soát Afghanistan sau một đợt tiến công nhanh gọn, thậm chí ở một số nơi như thủ đô Kabul, Taliban chiếm đóng mà không cần phải giao tranh.
Trái với việc thổi phồng lực lượng của Afghanistan, lực lượng của Taliban tỏ ra mạnh hơn so với những dữ liệu chính thức. Trung tâm Chống khủng bố Mỹ tại Học viện Quân sự West Point ước tính Taliban có khoảng 60.000 tay súng. Bên cạnh đó là mạng lưới chân rết với các nhóm vũ trang và những người ủng hộ Taliban, có thể đưa quân số của lực lượng này vượt 200.000 người.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8 và lập ra một chính phủ lâm thời chủ yếu gồm các nhân vật cấp cao của lực lượng này và đồng minh. Đến nay, chính quyền mới ở Afghanistan do Taliban thành lập chưa được quốc gia nào công nhận. Chính quyền Taliban cũng phải đối mặt với không ít thách thức như cuộc khủng hoảng tài chính, bất ổn xã hội và các vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) gây ra.
IS thách thức Taliban Sau khi nắm quyền, Taliban lập tức đối mặt với mối đe dọa an ninh từ IS-K, nhóm tự coi mình là phong trào jihad cuối cùng ở Afghanistan. Trong khi Taliban nỗ lực thành lập chính quyền mới ở Kabul, Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động tại Afghanistan và Pakistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự...