Cựu quan chức ngoại giao tiết lộ điều kiện Triều Tiên nối lại đàm phán hạt nhân
Một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Triều Tiên hiện ở Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng muốn mở lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ nếu ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp ở làng đình chiến Panmunjom tại Khu phi quân sự (DMZ) chiều 30/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài phỏng vấn độc quyền với hãng tin Reuters, ông Ri Il-Gyu tiết lộ Triều Tiên đang nỗ lực đưa ra chiến lược đàm phán mới.
Ông Ri Il-Gyu là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Triều Tiên chạy sang Hàn Quốc kể từ năm 2016.
Video đang HOT
Theo ông này, Triều Tiên đã đặt Nga, Mỹ và Nhật Bản là những ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu trong năm nay.
Ông Ri cho biết trong khi tăng cường quan hệ với Nga, Bình Nhưỡng mong muốn mở lại các cuộc đàm phán hạt nhân nếu ông Trump – người có chính sách ngoại giao chưa từng có với Triều Tiên trong nhiệm kỳ trước – tái đắc cử vào tháng 11.
Theo ông Ri, các nhà ngoại giao của Bình Nhưỡng đang vạch ra một chiến lược cho kịch bản đó, với mục tiêu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các chương trình vũ khí của nước này, loại bỏ việc nước này bị coi là quốc gia tài trợ cho khủng bố và kêu gọi viện trợ kinh tế.
Những tiết lộ của cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên dường như báo hiệu một sự thay đổi tiềm tàng đối với lập trường hiện tại của Bình Nhưỡng sau những tuyên bố gần đây loại bỏ khả năng đối thoại với Mỹ và cảnh báo về đối đầu vũ trang.
Theo tờ Japan Times, các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều đã bị đình trệ kể từ tháng 2/2019. Kể từ đó đến nay, tình hình bán đảo Triều Tiên nóng trở lại và có chiều hướng leo thang nhanh chóng, đặt khu vực vào thế “báo động đỏ” về nguy cơ xung đột.
Có thể nói bán đảo Triều Tiên đã bước vào một chu kỳ leo thang căng thẳng mới trong bối cảnh Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật- Hàn mở rộng các cuộc tập trận quân sự thường xuyên và Triều Tiên gia tăng các vụ thử vũ khí, trong đó có thử tên lửa, bao gồm cả những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Sau mỗi hành động phô trương sức mạnh quân sự, hai bên lại chỉ trích lẫn nhau về việc biến bán đảo Triều Tiên trở thành “thùng thuốc súng”.
Mỹ và Anh hối thúc Triều Tiên trở lại đàm phán hạt nhân
Ngày 2/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng phản đối vụ phóng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới của Triều Tiên, cho rằng động thái này là mối đe dọa đối với khu vực.
Tên lửa Hwasongpho-16B được Triều Tiên phóng thử thành công ngày 2/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phát biểu với báo giới, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh vụ phóng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới trên diễn ra trước đó cùng ngày gây ra mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng của Triều Tiên, đồng thời làm xói mòn an ninh khu vực. Quan chức này khẳng định cam kết của Washington đối với một cách tiếp cận ngoại giao trong vấn đề Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia đối thoại.
Trong khi đó, văn phòng Bộ Ngoại giao Anh cũng lên tiếng phản đối vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, cho rằng vụ việc này đã vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh cũng hối thúc Triều Tiên ngừng các hành động gây căng thẳng, trở lại vòng đàm phán và có các bước đi có thể tin tưởng được hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết đã phát hiện một tên lửa được cho là loại tầm trung được phóng từ khu vực Bình Nhưỡng vào lúc 6h53 ngày 2/4 (giờ địa phương) ra vùng biển phía Đông nước này.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3/4 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un trước đó một ngày đã chỉ đạo tại hiện trường việc bắn thử lần đầu tiên loại tên lửa Hwasongpho-16B, một loại tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn và trang bị đầu đạn siêu vượt âm mới phát triển gần đây. Theo KCNA, việc thử nghiệm tên lửa này là nhằm xác nhận những chi tiết kĩ thuật của loại tên lửa mới về tổng thể cũng như chứng minh mức độ tin cậy của hệ thống vũ khí này. Tin cho biết đầu đạn siêu vượt âm đã tách khỏi tên lửa sau khi được phóng về phía Đông Bắc từ thao trường ở ngoại ô khu vực Bình Nhưỡng, đạt độ cao đầu tiên là 101,1km và lần thứ hai là 72,3km trong khi bay theo hành trình 1.000 km như dự kiến và chính xác trúng mục tiêu.
Hồi tháng trước, Triều Tiên xác nhận nước này đã thực hiện thành công thử nghiệm trên mặt đất đối với động cơ sử dụng nhiên liệu rắn của tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới.
Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tăng cường hợp tác nhằm ứng phó các thách thức Ngày 23-2, hãng thông tấn Kyodo đưa tin, các quan chức ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề gia tăng năng lực hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc Bình Nhưỡng mở rộng hợp tác quân sự với Nga. Ngoại trưởng...