Cựu nhân viên tố cáo Apple đọc trộm tin nhắn
Gerard Williams, Giám đốc mảng thiết kế chip di động của Apple, nghi ngờ hãng đọc tin nhắn từ iPhone của anh để buộc tội tiết lộ hợp đồng.
Từng làm việc cho Apple trong chín năm, Gerard Williams rời hãng hồi tháng 2 để làm việc cho một start-up chuyên sản xuất chip cho các hệ thống dữ liệu có tên Nuvia. Nuvia được thành lập từ tháng 11 với số vốn đầu tư 53 triệu USD.
Tháng 8 năm nay, Apple đã đâm đơn kiện Gerard Williams với cáo buộc tiết lộ hợp đồng. Hãng cho biết hai bên đã có thoả thuận về sở hữu trí tuệ từ trước, buộc Gerard không được lên kế hoạch hay tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào nhằm cạnh tranh với Apple.
Chip A7 trên iPhone là mẫu chip đầu tiên Gerard Williams (trái) từng nghiên cứu.
Trước toà án Tối cao Santa Clara, California (Mỹ), đại diện Apple khẳng định công việc của Gerard Williams tại Nuvia mang tính cạnh tranh với công ty cũ bởi ông đã chiêu mộ rất nhiều kỹ sư từ hãng. Hãng cũng cho rằng Gerard sử dụng những kinh nghiệm và hiểu biết về công nghệ mà ông đang phát triển từ hồi còn làm ở “Quả táo” để đưa sang công ty mới nhằm cạnh tranh với chính ông chủ cũ. Hãng này muốn toà đưa ra lệnh cấm đồng thời trừng phạt Gerard Williams vì vi phạm hợp đồng và vi phạm nghĩa vụ trung thành.
Đáp trả lại cáo buộc của chủ thuê cũ, Gerard Williams cho rằng Apple đã thu thập các tin nhắn giữa mình và các nhân viên Apple khác. Hai trong số các nhân viên cũ của Apple được Gerard rủ hợp tác đã trở thành người sáng lập Nuvia.
“Apple, kẻ được sớm thụ hưởng lực lượng sáng tạo – những người tạo nên và phát triển Thung lũng Silicon, đã đâm đơn kiện với nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn chặn việc tuyển dụng một cách hợp pháp của nhân viên cũ. Ngoài đe doạ bất kỳ nhân viên nào có ý định nghỉ việc, đơn tố cáo của Apple còn cho thấy hãng còn kiểm duyệt cả tin nhắn và các cuộc điện thoại của nhân viên, một sự xâm phạm quyền riêng tư gây sốc và gây tranh cãi”, phía Gerard Williams cho biết.
Video đang HOT
Gerard đánh giá việc Apple đọc trộm tin nhắn của mình mâu thuẫn với những cam kết về bảo vệ quyền riêng tư mà hãng đã rao giảng suốt thời gian qua.
Gần đây, trước tình trạng nhiều hãng công nghệ bị lên án vì vi phạm quyền riêng tư người dùng, Apple truyền tải thông điệp ủng hộ quyền này như một động thái tạo sự khác biệt cho hình ảnh công ty. Hãng mới đây chăng một bảng quảng cáo ghi “What happens on your iPhone, stays on your iPhone” (tạm dịch: Điều gì xảy ra ở trên iPhone của bạn, chỉ có mình nó biết).
Apple hiện chưa đưa ra bình luận gì về sự việc.
Theo vnexpress
Cảnh giác 2 chiêu trò lừa đảo trộm tiền ngân hàng mùa cuối năm
Cuối năm là thời điểm mà kẻ gian luôn sử dụng các chiêu trò để đánh cắp thông tin cá nhân, tiền bạc trong tài khoản ngân hàng của người dân. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh?
1. Giả mạo trang web ngân hàng
Cụ thể, kẻ gian sẽ gửi tin nhắn qua điện thoại, Facebook, Zalo... với nội dung mời nhận tiền từ nước ngoài chuyển về. Sau đó, họ sẽ yêu cầu bạn truy cập vào liên kết, đăng nhập tài khoản ngân hàng Internet Banking (tên và mật khẩu) và cung cấp mã OTP.
Khi kẻ gian có được những thông tin này, họ có thể thay đổi thông tin cá nhân của bạn, lấy cắp tiền trong tài khoản...
Hình thức lừa đảo này tương đối đơn giản, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người bị mắc lừa và mất tiền oan uổng.
Một trang web ngân hàng giả mạo để đánh cắp thông tin người dùng. Ảnh: MINH HOÀNG
2. Mạo danh nhân viên ngân hàng
Kẻ gian sẽ đóng giả là nhân viên ngân hàng và thông báo thẻ tín dụng/ghi nợ của bạn gặp rủi ro, yêu cầu bạn đăng nhập vào liên kết do họ cung cấp. Nếu nhẹ dạ làm theo, thông tin đăng nhập, mã OTP (mật khẩu một lần) sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt, điều này đồng nghĩa với việc tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ "không cánh mà bay".
Cách hạn chế bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng
- Không nhấp vào liên kết do người lạ cung cấp, kể cả khi liên kết đó được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack).
- Chỉ đăng nhập (username) và mật khẩu Internet Banking trên trang web chính thức của ngân hàng. Thông thường những trang web này sẽ sử dụng giao thức bảo mật HTTPS (biểu tượng ổ khóa nằm trước địa chỉ trang).
- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng. Lưu ý, ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin thẻ trong bất cứ trường hợp nào.
- Không chia sẻ mã PIN cho bất kỳ ai.
- Khi rút tiền tại cây ATM, người dùng nên dùng tay để che bàn phím, đồng thời kiểm tra kỹ khe đút thẻ, bàn phím xem có bị lỏng lẻo hay không.
- Trong trường hợp thanh toán bằng máy POS, tuyệt đối không đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mang đi nơi khác.
- Tạo thói quen thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập Internet Banking, cũng như mã PIN thẻ ATM.
Trong trường hợp mất thẻ hoặc phát hiện các giao dịch bất thường, người dùng nên ngay lập tức liên lạc với tổng đài của ngân hàng hoặc báo sự cố thông qua ứng dụng, tin nhắn để tiết kiệm thời gian
Theo kỷ nguyên số
Cách tắt thông báo "Đã xem" trên Zalo cho Android và iOS Tính năng hiện "Đã xem" giúp bạn biết được người khác đã xem tin nhắn hay chưa, nhưng đôi khi nó lại vô tình khiến người mà bạn đang trò chuyện cảm thấy khó chịu bởi vì đã xem mà không trả lời. Vì vậy, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn một thủ thuật cực hay để tắt thông báo "Đã...