Cựu luật sư Trần Hữu Kiển bị tuyên y án 12 năm tù
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng ông Kiển có hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tài sản của thân chủ, cấp sơ thẩm đã tuyên phạt 12 năm tù là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Cựu luật sư Trần Văn Kiển kháng án bất thành tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Tân Châu
Chiều nay (27/11), sau 2 ngày xét xử và nghị án, phiên tòa phúc thẩm của TAND cấp cao tại TPHCM, xử vụ bị cáo Trần Hữu Kiển (SN 1981, cựu luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã kết thúc sau phần tuyên án.
Bản án phúc thẩm nhận định, bị cáo Kiển đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bà T..
Hành vi của bị cáo đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Kiển 12 năm tù là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Tại phiên tòa này, bị cáo Kiển kêu oan rằng mình không phạm tội, quan hệ giữa bị cáo và bà T. là quan hệ giao dịch dân sự, cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã hình sự hóa quan hệ dân sự. Quá trình thụ lý vụ án đã bỏ qua nhiều chứng cứ quan trọng của vụ án nhằm buộc tội bị cáo.
Trong khi đó luật sư bảo vệ cho bị hại đồng ý với bản án đồng thời, bị hại đề nghị tính tiền lãi đối với số tiền bị cáo Kiển đã chiếm đoạt.
Đại diện Viện Kiểm sát tại phiên phúc thẩm cho rằng, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Kiển là đúng người, đúng tội, không oan sai. Đối với kháng cáo của bị hại, Viện Kiểm sát cho rằng đây là vụ án hình sự nên đề nghị không xem xét lãi. Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX bác toàn bộ kháng cáo của bị cáo và bị hại.
Video đang HOT
Bản án phúc thẩm bác kháng án kêu oan của bị cáo và bác kháng cáo của bị hại, qua tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm mà TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên.
Theo bản án sơ thẩm, bà Trương Thị Thu T. (ngụ tại Bến Tre) là đương sự trong một vụ chia di sản thừa kế. Trong vụ án này, Tòa phúc thẩm tuyên cho bà T. và những người trong gia đình được chia số tiền thừa kế khoảng 6 tỷ đồng.
Sau khi bản án có hiệu lực, Cục Thi hành án dân sự TPHCM đã ban hành quyết định thi hành bản án. Để thương lượng, thỏa thuận chia tiền với các đồng thừa kế khác theo bản án nêu trên, bà T. đã đến gặp luật sư Trần Hữu Kiển tại văn phòng luật sư ở Bến Tre để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Theo hợp đồng này, bà T. ủy quyền cho ông Kiển được đại diện thương lượng với các đồng thừa kế khác trong vụ chia thừa kế.
Đến năm 2014, bà T. được chia số tiền thừa kế hơn 1,3 tỷ đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của ông Trần Hữu Kiển. Tuy đã rút toàn bộ số tiền để chi tiêu hết nhưng ông Kiển vẫn nói với bà T. là chưa thỏa thuận được với các đương sự khác trong việc chia tiền.
Do tin tưởng ông Kiển nên bà T. vẫn tiếp tục ký nhiều văn bản thỏa thuận khác về việc để ông Kiển đại diện cho bà. Ông Kiển còn đưa những thông tin không đúng sự thật để lừa dối bà T. như sẽ khiếu nại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm…
Đến năm 2016, bà T. mới biết đã bị luật sư Kiển lừa dối không chịu trả tiền. Bà đã thông báo chấm dứt, hủy bỏ việc ủy quyền đối với ông Trần Hữu Kiển, đồng thời làm đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra.
Ủy ban Tư pháp họp xem xét việc xét xử trong vụ Hồ Duy Hải
Ủy ban Tư pháp tổ chức phiên họp toàn thể để xem xét, đánh giá về vụ Hồ Duy Hải. Đây là vụ án còn nhiều ý kiến trái nhiều dù đã kéo dài hơn 12 năm nay.
Sáng 16/6, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải. Đây là cuộc họp nội bộ với sự tham dự của các thành viên Ủy ban.
Cuộc họp nhằm xem xét tính đúng đắn về quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vừa qua. Khi xem xét quyết định giám đốc thẩm cũng đồng nghĩa với việc xem xét tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm.
Sau cuộc họp, Ủy ban Tư pháp sẽ tổng hợp các ý kiến và tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Vụ án Hồ Duy Hải xảy ra từ năm 2008 và đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để do còn nhiều ý kiến khác nhau. Ảnh đồ họa: Như Ý.
Đây là vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp, đã được liên ngành thẩm định và trong đoàn giám sát oan sai của Quốc hội năm 2015 cũng đã xem xét vụ án này. Qua sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và đã đến Chủ tịch nước quyết định, nhưng đến nay vụ án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do còn nhiều ý kiến khác nhau.
Ngày 8/5 vừa qua, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải được tòa phúc thẩm tuyên vào 4/2009.
Sau phiên giám đốc thẩm, gia đình tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục gửi kiến nghị đến Ủy ban Tư pháp. Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa và đoàn ĐBQH Đà Nẵng cũng có kiến nghị Ủy ban Tư pháp về việc mở phiên họp toàn thể cho ý kiến về vụ án này.
Sáng qua (15/6), Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có hơn 13 phút báo cáo trước Quốc hội để trả lời rõ câu hỏi Hồ Duy Hải có phạm tội không? Hồ Duy Hải có bị oan hay không?
Trình bày trước Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình nêu nhiều chứng cứ chứng minh Hải phạm tội.
Đặc biệt, về hung khí gây án - một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong vụ án, Chánh án TAND Tối cao cho biết khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bị bắt, Hải khai dùng thớt đập đầu nạn nhân thì cơ quan điều tra mới biết, nhưng khi đó cái thớt đã bị dọn đi.
Còn về con dao, Hải khai giấu sau bảng gắn trên tường ở bưu điện nên chỉ Hải biết, không ai tìm thấy. Sau này có 3 dân phòng dọn hiện trường, gỡ cái bảng thì thấy con dao rơi xuống nên họ sơ suất vứt đi.
Vì thế, sau này đã cho 3 người dân phòng đi mua dao tương tự về để những người liên quan nhận diện.
Nhiều ý kiến cho rằng việc cho mua dao ở chợ về thay hung khí là bất hợp lý, song Chánh án Tối cao khẳng định trong hồ sơ chỉ nói rằng cho mua vật tương tự để Hải và người liên quan nhận diện có đúng với hiện trường hay không.
Và khi để ra một loạt dao thì Hải nhận diện đúng con dao gây án mà dân phòng đã vứt đi, dù trước đó Hải có những lời khai không thống nhất về hung khí gây án này.
Theo Chánh án TAND Tối cao, Hồ Duy Hải có 25 lời khai. Lời khai nhận tội đầu tiên khá chi tiết do Hải tự viết ra chứ không phải do hỏi cung. Và trong quá trình tố tụng, ở những thời điểm quan trọng, Hải đều thừa nhận. Điển hình như khi có kết luận điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát, Hải đều thừa nhận là đúng.
Kết thúc phiên sơ thẩm và phúc thẩm, Hải gửi đơn cho Chủ tịch nước cũng chỉ xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Còn người kêu oan nhiều nhất chính là mẹ của Hải.
Vụ bị cáo tự tử sau khi tòa tuyên án ở Bình Phước: Diễn biến mới... Ngày 10/6, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM cho biết, dự kiến ngày 12/6 sẽ mở phiên xét xử Giám đốc thẩm xem xét lại vụ án "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" đối với bị cáo Lương Hữu Phước (55 tuổi, ngụ TP Đồng Xoài). Theo thông tin trên VTC News, chủ...