Cửu Long một mai còn có hai mùa?
Giữa tháng 3, nước sông Mêkông cao bất thường. Các đập thủy điện thượng nguồn xả hàng tỉ mét khối nước khiến cho mùa khô vùng châu thổ biến thành mùa nước nổi!
Thông tin mực nước lấy từ các trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc, là hai trạm đo chính của sông Tiền và sông Hậu, khiến nhiều người lo lắng, còn riêng tôi thì nhớ lại nhiều điều.
Ấy là mùa nước nổi năm 1995, khi tôi và một anh bạn đồng nghiệp làm báo xuôi về miền châu thổ Cửu Long tác nghiệp. Bản tin fax đi từ bưu điện Tân An (Long An) ngày 28-9-1995 có tựa đề: “Vùng trũng Đồng Tháp Mười chìm trong biển nước”. Nhưng đó là mùa của cá tôm vùng vẫy xuôi về từ Biển Hồ (Campuchia). Còn năm nay, vào giữa tháng 3 lại được nghe một ngư dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tâm sự: “Mùa khô mà nước sông Tiền dâng cao như mùa nước nổi. Nhưng nước tràn về thì trong xanh, không có vị đỏ phù sa của mùa ầm ào nước lũ…”.
Mùa nước nổi miền Tây. Ảnh: N.K
Đó là điều rất mực lo lắng, bởi sự bất thường của con nước liên quan đến sinh kế của hàng triệu người. Các chuyên gia cho rằng nếu trong mùa khô, dòng chảy khác đi sẽ thay đổi hệ sinh thái, sinh ra hiện tượng sạt lở, đất đai bạc màu. Cây cối, cá tôm cũng sẽ thay đổi gen di truyền vốn đã được “mã hóa” từ bao đời, phá vỡ quy luật sinh tồn mà tạo hóa đã ban cho muôn loài…
Chợt nhớ trong bài phỏng vấn ngày đó mà tôi còn lưu lại, một vị lãnh đạo tỉnh Long An nói dù lượng nước phân bổ vào mùa lũ chiếm đến 80% lượng nước hàng năm đổ về hai dòng sông lớn: sông Tiền và sông Hậu, nhưng với 20% lượng nước còn lại của mùa khô, nếu biết cách điều tiết thì cũng sẽ như hàng trăm năm qua, vạn vật vẫn cứ thích ứng mà tồn tại!
Tôi có những chuyến đi hàng tháng trời cùng mùa lũ đồng bằng châu thổ Cửu Long, “nằm vùng” và suy nghiệm từ thực tế. Còn nhớ lời của một lão nông mưu sinh trên sông nước Đồng Tháp có cái tên chất phác Trần Văn Lến mà tôi còn ghi lại trong quyển nhật ký đồng bằng: “Trời đất đã sinh như vậy. Con nước lũ đồng bằng cho cơm cho cá, mùa nào thức nấy, nếu thay đổi thì sẽ rất khó sống”. Giở nhật ký đọc lại mà tôi còn nhớ như in hơi rượu phả ra từ ông lão bên bến sông chiều muộn.
Hai mươi năm trước, tôi cũng có khá nhiều chuyến đi với các chuyên gia chỉnh trị sông thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam do Giáo sư Nguyễn Ân Niên, lúc ấy là viện trưởng, dẫn đầu. Vị Viện trưởng đã đôi lần nói, đại ý chỉnh trị các dòng sông lớn, nhỏ đều phải dựa vào nguyên lý tự nhiên của dòng chảy, vào những khảo sát thực tế và căn cứ theo mùa, nếu không thuận với lẽ tự nhiên thì công việc ắt sẽ thất bại. Ở Tân Châu (An Giang), nơi nổi tiếng với loại lãnh Mỹ A truyền thống, vị giáo sư ấy đã từng cùng các đồng sự miệt mài khảo sát thực địa, nghiên cứu xây bờ kè với mong muốn cứu lấy một thị trấn khá sầm uất trước nguy cơ sạt lở bờ sông Tiền.
Video đang HOT
Nhưng câu chuyện ấy diễn ra giữa những năm tháng phía thượng nguồn chưa xây nhiều đập thủy điện như bây giờ, lúc dòng Mêkông vẫn đều đặn mỗi năm hai mùa con nước đi qua bao xóm thôn làng mạc, để đưa nước tắm mát phù sa cho đồng ruộng, vườn tược tươi xanh.
Còn bây giờ, mỗi khi nghe hay nghĩ đến câu chuyện thay đổi của một vùng đất nào đó vốn phì nhiêu, trù phú thì lại thấy lo ngại. Cứ thử hình dung nhiều năm sau nữa, nếu vẫn không có kế hoạch điều tiết dòng chảy, miền đồng bằng châu thổ không còn hai mùa như trước thì sẽ ra sao?
Cáp treo Núi Sam đồng hành cùng Châu Đốc đón khách hành hương xuyên đêm
Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam tiếp tục miễn vé cáp treo cho trẻ em dưới 1,2m và người trên 70 tuổi.
Giá vé 150.000 đồng/2 chiều cho người lớn kèm 1 suất ăn cơm sườn trứng ốp-la đặc biệt là giá rẻ nhất trong hệ thống cáp treo Việt Nam.
Cáp treo Núi Sam chính thức đưa vào khai trương Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam ngày 12-2 thì được đến ngày 20-2, TP Châu Đốc (An Giang) đã động thổ trùng tu khu vực Bà ngự trên núi Sam với kinh phí rất lớn nhằm tạo điểm nhấn với thông điệp cội nguồn Bà Chúa Xứ ngự năm xưa.
Ông Takemoto (quốc tịch Nhật Bản) mời cán bộ, nhân viên ăn tối sau một ngày hoàn thiện các hạng mục công trình trong khu du lịch
Ghi nhận lúc 23 giờ 45 phút tại ga đi Cáp treo Núi Sam với tiếng nhạc thiền Phật giáo réo rắt thì cũng là lúc ca-bin đưa du khách lên độ cao vài trăm mét xuyên những làn khói trắng cùng ánh đèn thắp sáng cả một vùng trời khu vực chùa Bà Núi Sam, không phân biệt được ngày và đêm.
Ga đến Cáp treo Núi Sam rất ấn tượng khi được đặt vào trong lòng Núi Sam với các nữ nhân viên mặc trang phục Bhutan trông rất đẹp mắt
Khu Du lịch Cáp treo Núi Sam với đội ngũ nữ hướng dẫn viên bản địa, giọng nói Nam bộ trầm bổng hòa quyện tiếng nhạc thiền Phật giáo của 2 bạn trẻ là Như Ngọc và Thanh Hồng giới thiệu về từng di tích trong quần thể Núi Sam, mang lại cảm giác ấm áp dù đã 1-2 giờ sáng ngay giữa đỉnh Núi Sam, quên đi cái lạnh cả đoàn du khách theo sau thăm viếng từng hạng mục
Khu du lịch mời gọi chuyên gia ẩm thực từng bước xây dựng những món ăn với nguyên liệu có sẵn như gạo đặc sản An Giang với món cơm sườn trứng ốp-la; món sâm bổ lượng; chè đậu đen cốt dừa; bò pía; sương sa nhìn rất hấp dẫn.
Theo bà Bích Thủy, quản lý khu du lịch, từ ngày 15 đến 20-4, nơi đây sẽ khai trương 2 khu phố ẩm thực.
Khu thứ nhất là công viên bờ sông mang bản sắc Nhật Bản với hình ảnh chèo xuồng quanh ngôi đền Dược sư để du khách vừa chụp ảnh check-in vừa thưởng thức các món ăn đường phố nổi tiếng Sài Gòn.
Trên đỉnh Núi Sam sẽ sớm khai trương quán cà phê trà sữa - kem trái dừa Sài Gòn đặc sắc sẽ thu hút giới trẻ và du khách hành hương khi check-in vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vừa biết đến Phật pháp là điều đáng quý của rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Hàng năm, TP Châu Đốc đón trên 5 triệu du khách hành hương đến xin lộc chùa Bà rồi chiêm bái lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Ông, chùa Hang, miếu Cô Năm... Giờ đây, có thêm Khu Du lich Cáp treo Núi Sam thông tuyến là điểm nhấn để du khách lên chiêm bái Phật ngọc và Bệ Bà Chúa Xứ ngự năm xưa cùng hàng loạt công trình rất ấn tượng trên đỉnh Núi Sam
Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc... Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh...