Cứu kịp thời bé 19 tháng tuổi uống nhầm dầu thắp hương
Phát hiện con bị ho, khó thở nên gia đình kiểm tra camera tá hỏa khi phát hiện bé uống nhầm dầu thắp hương dẫn đến tổn thương phổi phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 19/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, vừa điều trị thành công cho bé 19 tháng tuổi (trú huyện Diễn Châu) bị viêm phổi hít do uống nhầm dầu thắp hương.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của bé đã dần ổn định và bé được xuất viện về nhà.
Mẹ bệnh nhi thông tin, khi thấy bé ho sặc sụa, khó thở, quấy khóc nên kiểm ra lại camera. Qua camera cả nhà tá hỏa phát hiện cháu lấy chai dầu thắp hương để ở góc nhà đem ra uống.
Gia đình nhanh chóng đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu thăm khám và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị.
Tại đây, trẻ được thăm khám, chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm liên quan. Kết quả chẩn đoán trẻ bị viêm phổi hít do uống dầu thắp hương. Sau khi xác định tình trạng, các bác sĩ nhanh chóng điều trị cho trẻ bằng các phương pháp thở oxy, kháng sinh, chống viêm, điều trị hỗ trợ. Sau 10 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của bé đã dần ổn định và bé được xuất viện về nhà.
Theo bác sĩ khoa Hô hấp đơn nguyên 2, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, viêm phổi hít là tình trạng viêm nhiễm hóa học do bệnh nhân hít vào thanh quản và đường hô hấp dưới các chất hóa học độc hại, đặc biệt là xăng dầu (dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut), gây nên các tổn thương ở phổi. Do xăng dầu có đặc tính dễ bay hơi và sức căng bề mặt thấp, nên khi hít vào phổi, chúng dễ dàng lan rộng đến các phế quản nhỏ và phế nang gây viêm phổi.
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng và đáp ứng của bệnh nhân đối với chất hít và số lần bệnh nhân bị sặc. Nếu lượng xăng dầu vào phổi nhiều, gây suy hô hấp nặng, thiếu oxy trầm trọng có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, lượng xăng dầu nuốt vào cũng gây tác dụng tại chỗ, làm đau bụng, tức ngực, buồn nôn.
Các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có con nhỏ cần cẩn thận trong việc trông nom và chăm sóc trẻ.
Do trẻ có tính tò mò, thích khám phá, chưa nhận thức được nguy hiểm, rất dễ tiếp cận và uống nhầm các loại hóa chất độc hại vì vậy cần chú ý trông nom trẻ khi trẻ chơi đùa. Khi trẻ đã uống nhầm xăng, dầu gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
Video đang HOT
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất?
Vùng đầu mặt cổ có nhiều loại mô khác nhau và tế bào ung thư có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
Ung thư đầu mặt cổ là loại ung thư bắt đầu trong tế bào lót miệng, cổ họng (hầu họng) và thanh quản.
Ngoài ra, ung thư đầu mặt cổ có thể hình thành trong xoang hoặc tuyến nước bọt nhưng ít phổ biến hơn. Ung thư đầu mặt cổ đôi khi lan đến hạch bạch huyết ở phần trên cổ và di căn ra bộ phận khác của cơ thể.
Ảnh minh họa.
Nam giới thường mắc ung thư đầu mặt cổ cao gấp 3 lần nữ giới. Tuổi tác cũng đóng vai trò quan trọng trong yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư này, cụ thể người trên 50 tuổi.
Một số yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá; uống quá nhiều rượu, nhiễm khuẩn HPV, nhiễm khuẩn EBV, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất trong công việc, tiếp xúc nhiều với bức xạ, vệ sinh răng miệng kém, gen di truyền.
Một số loại ung thư đầu mặt cổ phổ biến hiện nay, bao gồm: Ung thư vòm mũi họng; tế bào ung thư được tìm thấy trong mô ở phần trên hoặc giữa của cổ họng và sau mũi.
Ung thư thanh quản
Tế bào ung thư phát triển trong mô thanh quản. Hầu hết, tế bào ung thư này bắt đầu trên bề mặt niêm mạc gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Người bệnh ung thư thanh quản xuất hiện triệu chứng gồm thay đổi giọng nói như khàn giọng, nuốt khó hoặc cảm thấy đau, thở phát ra âm thanh lớn, hụt hơi, ho dai dẳng, nổi khối u dai dẳng ở cổ.
Ung thư hạ họng
Tế bào ung thư được tìm thấy trong mô ở phần dưới của cổ họng hoặc phía sau thanh quản. Người bệnh ung thư hạ họng sẽ cảm thấy như có khối u ở cổ, đau họng dai dẳng và khó nuốt.
Ung thư khoang miệng - Ung thư tuyến nước bọt
Tế bào ung thư được tìm thấy trong tuyến nước bọt gồm ngay dưới lưỡi, 2 bên má, trước tai, dưới xương hàm. Ngoài ra còn có tuyến nước bọt ở các phần khác nhau của đường tiêu hóa trên. Thông thường, tuyến nước bọt giúp giữ ẩm cho miệng, hỗ trợ việc nuốt và tiêu hóa thức ăn.
Có 3 cặp tuyến nước bọt chính, gồm tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm.
Ung thư tuyến nước bọt thường ảnh hưởng đến tuyến mang tai nhất. Người bệnh ung thư tuyến nước bọt xuất hiện khối u hoặc sưng tấy trên hoặc gần hàm, trong miệng hoặc cổ. Tuy nhiên, hầu hết khối u không phải ung thư. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy tê một phần khuôn mặt và xệ một bên mặt.
Ung thư xoang mặt: Ung thư hình thành ở vùng rỗng bên trong mũi (khoang mũi) hoặc khoảng trống trong xương xung quanh mũi (xoang cạnh mũi). Triệu chứng ung thư xoang mặt giống nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra như cảm lạnh, viêm xoang.
Nghẹt mũi dai dẳng, thường ảnh hưởng 1 bên, chảy máu cam, giảm khứu giác, chất nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng, khối u ác tính vùng đầu cổ
Đây là loại ung thư phát sinh từ tế bào hắc tố, tế bào tạo ra sắc tố hoặc màu sắc cho da. Khối u ác tính vùng đầu cổ là loại ung thư phát sinh từ tế bào hắc tố, tế bào tạo ra sắc tố hoặc màu sắc cho da.
Người bệnh ung thư khoang miệng có dấu hiệu như loét miệng, xuất hiện khối u dai dẳng, không rõ nguyên nhân và đều gây đau đớn.
Ung thư da tế bào vảy đầu cổ: Đây là một loại bệnh ác tính không phải khối u ác tính. Ung thư tế bào vảy đầu cổ thuộc dạng ung thư da phổ biến thứ 2. Tế bào ung thư dữ hơn và có thể phải phẫu thuật với diện tích lớn tùy vào vị trí và sự liên quan đến dây thần kinh.
Ung thư da tế bào đáy đầu cổ: Ung thư da tế bào đáy đầu cổ cũng là loại ung thư ác tính không phải khối u ác tính phát sinh từ tế bào đáy bất thường ở da.
Sarcoma vùng đầu mặt cổ: Tế bào ung thư được tìm thấy trong bộ phận mô mềm của cơ thể gồm: cơ, mô liên kết (gân), mạch máu, hạch bạch huyết, khớp và mỡ.
Ung thư đầu và cổ không rõ vị trí nguyên phát. Loại ung thư này thường biểu hiện dưới dạng khối hạch ở cổ. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở cổ.
Loại ung thư đầu mặt cổ nào nguy hiểm nhất?
Ung thư tế bào vảy đầu cổ là loại nguy hiểm nhất vì thuộc dạng bệnh ác tính, không phải khối u ác tính. Bệnh này thuộc dạng ung thư da phổ biến thứ 2. Ung thư dữ nên việc phẫu thuật cần loại bỏ lượng lớn diện tích vùng điều trị. Hơn nữa, bệnh ung thư vảy đầu cổ cũng gây ảnh hưởng đến cả dây thần kinh.
Ths.Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, một số phương pháp giúp tầm soát sớm ung thư đầu mặt cổ, bao gồm khám sức khỏe.
Theo đó, bác sỹ sẽ kiểm tra khoang miệng và mũi, cổ, cổ họng và lưỡi của người bệnh. Đồng thời bác sỹ còn sờ cổ, môi, nướu và má để tìm kiếm khối u hoặc dấu hiệu bất thường nghi ung thư đầu mặt cổ.
Nội soi: Bác sỹ sử dụng ống nội soi - ống mỏng, có đèn và camera để nhìn thấy khoang mũi, cổ họng, thanh quản hoặc khu vực khác xuất hiện dấu hiệu nghi bệnh ung thư đầu mặt cổ.
Kiểm tra hình ảnh: Một số phương pháp tầm soát sớm ung thư đầu mặt cổ như chụp X- quang, chụp CT, chụp MRI và chụp PET. Các phương pháp này đều tạo ra hình ảnh khu vực bên trong đầu mặt cổ của người bệnh. Bác sỹ sẽ quyết định xét nghiệm hình ảnh nào sẽ phù hợp để chẩn đoán tình trạng người bệnh.
Xét nghiệm: Bác sỹ sẽ lấy mẫu máu đi xét nghiệm để kiểm tra các loại vi-rút như HPV hoặc EBV. Ngoài ra, bác sỹ có thể thực hiện xét nghiệm dấu ấn sinh học để kiểm tra các protein phổ biến ở bệnh ung thư đầu mặt cổ. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Sinh thiết: Bác sỹ sẽ lấy mẫu mô ở vùng bất thường mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán ung thư. Các phương pháp sinh thiết phổ biến được sử dụng để chẩn đoán ung thư đầu mặt cổ gồm chọc hút bằng kim nhỏ và sinh thiết bằng kim lõi.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư đầu mặt cổ là chìa khóa để điều trị ung thư thành công. Việc tầm soát sẽ giúp bác sỹ phát hiện được hầu hết bệnh ung thư đầu mặt cổ. Các phương pháp chẩn đoán sẽ cho bác sỹ đề nghị dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Một số biện pháp phòng ngừa ung thư đầu mặt cổ, bao gồm bỏ thuốc lá: Người bệnh hãy bỏ sử dụng tất cả dạng thuốc lá (thuốc lá, xì gà, tẩu... Giảm uống rượu: người bệnh giảm hoặc ngừng uống rượu bia để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
Tiêm vắc-xin ngừa HPV: Loại này chống lại một số chủng vi-rút HPV, bao gồm cả chủng gây ung thư vòm họng. Bệnh ung thư đầu mặt cổ đều có thể điều trị được thông qua phẫu thuật và xạ trị nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm.
Ăn cua đá nướng, bé trai bị nhiễm sán lá phổi Mới đây, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở. Trước khi vào viện, trẻ ăn cua đá nướng. Vài tháng gần đây, trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn,...