Cựu học sinh nói về “kỷ luật sắt” ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề

Theo dõi VGT trên

“Nếu mọi người đang nói đến áp lực của việc học trong một môi trường được ví là “ khắc nghiệt như trong quân đội” thì riêng bản thân mình nghĩ áp lực của việc học chẳng thể nào so sánh được với áp lực của ba, của mẹ hay thậm chí của cả gia đình”, một cựu học sinh THPT Nguyễn Khuyến cho biết.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 1

Sự việc nam sinh 16 tuổi tại trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM) nhảy lầu tự tử đến giờ vẫn khiến nhiều người bàng hoàng. Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, em cho biết mình quyên sinh vì áp lực học tập, áp lực về sự kỳ vọng của chính gia đình.

Cũng từ sự việc đau lòng ấy mà dư luận lại bàn nhiều về phương pháp giáo dục hàng chục năm qua của trường Nguyễn Khuyến, trong đó các cựu học sinh của nhà trường đã đồng loạt lên tiếng. Dù đã từng cùng được đào tạo dưới 1 mái trường, dưới 1 hình thức giáo dục nhưng với những cựu học sinh ấy, họ lại có nhiều đánh giá khác nhau về THPT Nguyễn Khuyến.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 2

Trường THPT Nguyễn Khuyến – nơi xảy ra vụ việc nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử.

Trường THPT Nguyễn Khuyến nổi tiếng với “ kỷ luật sắt”. Tại đây, nhà trường áp dụng những nội quy riêng như học sinh không được sử dụng điện thoại di động và Internet, phụ huynh phải làm quen với việc không được gọi điện liên lạc với các con mỗi ngày. 60% học sinh nội trú trong trường chỉ được liên lạc với gia đình thông qua hệ thống điện thoại của nhà trường.

Trên mạng xã hội, không ít cựu học sinh của trường đã chia sẻ cảm giác “nhẹ nhõm” khi mình đã tốt nghiệp.

Anh V.Q.Minh – 1 cựu học sinh của trường Nguyễn Khuyến viết trên Facebook: “ Ngôi trường này chính là địa ngục trần gian chứ không phải nhà tù nữa. Tôi ghét nó”.

Một vài cựu học sinh hoặc người từng trải nghiệm 1, 2 năm học trước khi chuyển sang trường khác cũng viết: “Nhà tù”, “May quá tôi đã ra trường rồi”, “Quá đáng sợ”,…

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 3
Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 4

Nhiều cựu học sinh không dành nhiều tình cảm với trường cũ – Ảnh chụp màn hình.

Thế nhưng bên cạnh những lời chê bai chỉ trích, phần lớn cựu học sinh Nguyễn Khuyến lại phản đối việc gọi ngôi trường của mình là “chạy theo thành tích” hay “học gạo”, một số bạn còn cho biết, họ nhận được nhiều niềm vui và những kỷ niệm thời thanh xuân khó quên nhất dưới mái trường Nguyễn Khuyến.

“Nơi tôi không phải lo nghĩ gì ngoài việc ăn, học và vui chơi”

Trên FB, anh D.Nguyễn viết: NKP not Nguyễn Khuyến Prison but this is Nguyễn Khuyến Paradise (Nguyễn Khuyến không phải nhà tù mà nơi đây chính là thiên đường – PV). Đây là nơi tôi không phải lo nghĩ gì nhiều ngoài việc ăn học vui chơi. Vì vậy đừng đánh giá nó là nhà tù mà đó là nơi thanh xuân của tôi đã gửi trọn”.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 5

Tập thể lớp của anh D.Nguyễn tại trường Nguyễn Khuyến – Ảnh: FB D.Nguyễn

Cùng quan điểm như anh D.Nguyễn, anh L.T.Đạt cũng chia sẻ nhiều kỷ niệm đẹp của mình tại mái trường Nguyễn Khuyến nơi anh từng học tập.

Video đang HOT

“Mình là cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến, sau khi ra trường mình vẫn phát triển một cách có tư duy và là người có ích cho xã hội!

Nếu mọi người đang nói đến áp lực của việc học trong một môi trường được ví là “khắc nghiệt như trong quân đội” thì riêng bản thân mình nghĩ áp lực của việc học chẳng thể nào so sánh được với áp lực của ba, của mẹ hay thậm chí của cả gia đình, dòng họ khi phải mỗi tháng gồng gánh chi trả học phí cho con, em mình học thành tài tại ngôi trường tốt.

Việc một nam học sinh tự tử không thể chỉ trích mỗi việc môi trường học của em ấy có vấn đề, còn xuất phát từ gia đình, xuất phát từ xã hội và dường như chúng ta đang chỉ trích đến mỗi cái môi trường mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề” – anh L.T.Đạt viết trên Facebook.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 6

Chia sẻ của anh L.T.Đạt – Ảnh chụp màn hình.

Từng bị thầy cô đánh vào mông, nhưng không phải vì trù dập hay thù ghét

Có 2 người anh họ và chính bản thân mình cũng là cựu học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến, anh T.Q.Minh cũng đưa ra một góc nhìn khác về “kỷ luật sắt” ở trường. Anh Minh cho biết trong 2 người anh của anh thì một người học đến lớp 8 thì bị đuổi khỏi trường vì học hành chểnh mảng và vi phạm kỉ luật, người còn lại thì đã tốt nghiệp và đỗ hai trường đại học. Vậy sự khác biệt ở đây là gì?

Anh Minh thừa nhận lý do ba mẹ gửi anh vào trường Nguyễn Khuyến từ năm lớp 8 chỉ vì “người nhà nói thầy cô sẽ đánh đòn học sinh nếu vi phạm kỉ luật. Ba mẹ tôi đồng ý với điều này và tôi chính thức vào học tại Nguyễn Khuyến”.

Theo anh Minh, chương trình lớp 8 tại Nguyễn Khuyến thường như bao ngôi trường cấp hai khác, có phân loại học sinh để có thể có cách tiếp cận tốt nhất. Dù cho áp lực học tập chưa có nhiều nhưng anh cũng dần làm quen với sự nghiêm khắc của thầy cô giáo.

“Nếu vi phạm kỉ luật, các học sinh sẽ bị đánh đòn, dùng cây đánh vào mông. Nhưng tôi không thấy sự trù dập hay thù ghét cá nhân nào cả, các thầy cô làm vậy cũng chỉ muốn học sinh tốt hơn. Tôi học chung với con trai của cô giáo chủ nhiệm, cô rất quý tôi. Và lúc sau, tôi mới phát hiện ra chính cô là người đuổi học anh họ của mình”, anh kể.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 7

Các học sinh trường Nguyễn Khuyến.

Khi vào lớp 9, anh Minh mới thực sự trải nghiệm quá trình học gian khổ của Nguyễn Khuyến. Chỉ trong một học kỳ từ tháng 9 đến tháng 12, các học sinh đã học xong chương trình của toàn lớp 9. Từ sau tháng 12 đến tháng 5 là chương trình ôn luyện để thi tốt nghiệp và thi vào cấp 3. Lịch học lúc này bắt đầu thay đổi, học sinh phải học từ 6h sáng cho đến 10h đêm. Khối 12 còn có lịch học còn dày đặc hơn, ăn ngủ tại trường, chỉ đến ngày chủ nhật mới được về nhà.

Từ sáng đến chiều, học sinh học những dạng bài nâng cao, từ chiều tối đến đêm là lúc để ôn luyện những dạng bài trọng điểm cho kì thi tốt nghiệp. Thầy cô có thể gọi bạn lên bất cứ lúc nào để kiểm tra, nếu không thuộc bài thì sẽ bị phạt và đánh đòn.

“Đối với nhiều học sinh khác, có lẽ lịch học này sẽ khiến cho họ cảm thấy quá sức. Tuy nhiên, thời gian học buổi tối thực ra không quá kinh khủng như vậy, đây cũng là lúc cả lớp có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn. Thầy chủ nhiệm của chúng tôi, lúc này cũng cởi mở rất nhiều với học sinh. Thầy kể chuyện về gia đình, nói việc khi lên cấp 3 thì cuộc sống của bọn em sẽ khác rất nhiều. Nó sẽ là quãng thời gian trải qua rất nhanh nhưng cũng chính là thời điểm quan trọng nhất để nghĩ về việc mình phải trở thành một con người như thế nào”, anh Minh chia sẻ.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 8

Học sinh trường Nguyễn Khuyến trong giờ ra chơi. Ảnh: Facebook.

Học sinh dành 14 tiếng để học thì thầy cô cũng mất chừng đó thời gian để kèm cặp

Anh Minh quan niệm rằng, nói đi cũng phải nói lại, một ngày có 24 tiếng, học sinh dành ra 14 tiếng để học, thì thầy cô giáo của cũng mất chừng đó thời gian để kèm cặp và uốn nắn. “Có lần khi trên đường từ trường về nhà, tôi có đi qua công viên và chợt thấy thầy giáo của mình đi cùng bạn gái. Còn nghe loáng thoáng cô bạn gái phàn nàn về việc tại sao lúc nào đến gần nửa đêm mới được gặp nhau. Thầy giáo tôi chỉ cười mà không nói gì”.

Càng gần đến ngày thi thì những buổi kiểm tra cũng dồn dập hơn. Tuần nào cũng vậy, hai ngày thứ 7 và Chủ Nhật sẽ là lúc học sinh phải thi thử 6 môn tốt nghiệp. Bất kì điểm thi môn nào dưới 7 cũng sẽ bị kỉ luật. Lúc đó, Sinh Học là một trong những môn thi tốt nghiệp, đề thi sẽ có phần vẽ hình các bộ phận cơ thể người. Đề cương thi gồm có 6 hình phải nhớ và mỗi học sinh lớp 9 trường Nguyễn Khuyến khi đó, vẽ mỗi hình không dưới hàng trăm lần.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 9

Các em học sinh bịn rịn trong khoảnh khắc tốt nghiệp, chia tay bạn bè. Ảnh: Facebook.

Theo anh Minh, áp lực từ việc thi cử, từ thầy cô giáo và và gia đình là rất lớn. Giờ tan học cũng là lúc có nhiều bạn mệt lả. Nhưng như vậy cũng không là gì so với các anh chị lớp 12. Họ ở lại trường, phải thức dậy từ rất sớm, mỗi người cầm một quyển sách và một cái ghế nhựa, ra ngồi ở góc cầu thang và học. Các thầy cô cũng nghiêm khắc hơn rất nhiều. Thầy giáo cũng luôn lấy các anh chị khối trên làm gương và tìm cách động viên học sinh khối dưới.

Trong suốt thời gian đó, anh Minh cũng nhiều lần tự hỏi rằng phải học nhiều như vậy liệu có kết quả gì hay không. Nhưng chỉ đến ngày thi, anh mới thấy câu trả lời của mình.Tại trường thi, nếu như các học sinh trường khác vẫn lo lắng khi cầm trên tay sách vở để xem lại kiến thức trước giờ thi thì học sinh Nguyễn Khuyến ai cũng vui vẻ và ngồi nói chuyện vui vẻ. Đề thi lúc này, chỉ đơn giản là những bài kiểm tra bạn đã làm hàng trăm lần. Và năm đó, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cũng như đại học của trường Nguyễn Khuyến không dưới 95%.

Cựu học sinh nói về kỷ luật sắt ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề - Hình 10

“Học sinh ở lại trường phải thức dậy từ rất sớm, mỗi người cầm một quyển sách và một cái ghế nhựa ra ngồi học”- Ảnh: Nguyen Khuyen Confession.

Trong suốt thời gian học tại Nguyễn Khuyến, anh Minh cũng cảm thấy may mắn khi gia đình đã không tạo ra quá nhiều áp lực vì sự tin tưởng dành cho trường Nguyễn Khuyến. “Các thầy cô giáo cũng tin vào học lực của tôi và quan trọng hơn rằng tôi cũng tin vào việc mình sẽ thi đỗ. Bên việc học kiến thức, tôi tin rằng việc tạo ra sự tự tin cho học sinh cũng quan trọng không kém. Việc tạo ra áp lực lên học sinh là cần thiết, nhưng nó cần phải có giới hạn, gia đình cũng phải biết học lực của con em mình đang ở mức nào và có một hướng đi đúng đắn. Tôi đồng tình với ý kiến của thầy hiệu trưởng Lê Trọng Tín khi nói rằng các học sinh Nguyễn Khuyến đỗ cao không chỉ vì thích nghi được với sự nghiêm khắc của nhà trường mà còn cảm thấy thoải mái với môi trường học như thế này”, anh Minh nói.

Trước đó, trong buổi họp thông tin với báo chí vào ngày 12/4, thầy Hiệu trưởng Lê Trọng Tín cho biết, vì kỳ vọng của phụ huynh đặt vào con rất nhiều nên nhà trường phải nỗ lực dạy dỗ. So với trường bạn thì thời gian học và khối lượng kiến thức mà học sinh trường Nguyễn Khuyến có được sẽ nhiều hơn.

“Vấn đề ở đây không phải là phương pháp dạy mà là đại bộ phận các em có thích nghi được hay không. Đa phần các em đỗ cao không chỉ vì các em thích nghi được mà còn cảm thấy thoải mái với môi trường học như thế này” – thầy Tín cho biết.

Theo Helino

Phút nói thật lý do đưa con vào nội trú của cha mẹ 'đại gia'

Rất nhiều cha mẹ tin rằng giáo dục tốt là phải "kỷ luật sắt" và trường tốt là trường có "kỷ luật sắt" nên đã chọn nội trú như giải pháp cho đứa con khó dạy của mình.

Phút nói thật lý do đưa con vào nội trú của cha mẹ đại gia - Hình 1

Học sinh một trường nội trú tại TPHCM trong giờ ôn tập, tự học - Ảnh: NHƯ HÙNG

Không ít gia đình có điều kiện hoặc có con cái khó dạy bảo nên đã chọn nội trú như một giải pháp, lấy nhà trường để thay gia đình chăm sóc giáo dục con mình.

Liệu 'kỷ luật sắt' trong trường nội trú có giáo dục trẻ nên người?

Nội trú - giải pháp cuối

Ông N.T.M. là một công chức ở tỉnh Quảng Ngãi, gia đình có điều kiện và có một con trai duy nhất là em N.T.H. Khi H. vào cấp II trường huyện cũng là lúc em bắt đầu mê game và bị bạn bè lôi kéo.

Áp dụng nhiều biện pháp con vẫn không chịu học, vợ chồng ông M. nhiều lần cãi nhau vì con.

Ông cho biết: "Khi đó tôi không biết cách nào cho con chịu học, nó đã có dấu hiệu sẽ hư, tiếp tục thế này thì hỏng mất. Tôi chuyển trường để cách ly con với bạn bè, nhưng sang trường mới con cũng không thay đổi".

Ráng giữ đến năm lớp 9, sang lớp 10, được bạn bè giới thiệu, ông M. cho con vào Sài Gòn học nội trú tại Trường THPT Nguyễn Khuyến. Vợ chồng ông bớt lo nghĩ nhưng sau khi tốt nghiệp ra trường, con ông... vẫn vậy.

"Bây giờ tôi phải nhờ người thân bảo lãnh sang nước ngoài để may đâu sang đó nó có thay đổi gì không" - ông M nói.

Anh Đ.B.G. - thuộc một gia đình có bề thế kinh tế ở một huyện biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cũng rơi vào cảnh tương tự. Những năm tiểu học, con trai Đ.H.H. của anh ngoan ngoãn, chăm học, nhưng đến lúc lên cấp II, em gây sốc cho gia đình.

"Nào đánh nhau và công an phải vào cuộc, nào dùng điện thoại, nào chểnh mảng học, đủ các vi phạm... Thế là vợ chồng buộc lòng bàn nhau tìm giải pháp, hoặc vợ tôi bỏ việc ở công ty để theo sát con 24/24, hoặc tìm phương án là "nhốt" vô nội trú, tuyệt giao hẳn bên ngoài.

Chúng tôi đã tìm trường nội trú ở Sài Gòn cho con. Khi vào họp phụ huynh, từ thầy quản nhiệm nội trú cho đến cô quản nhiệm bán trú đều phàn nàn và phản ánh con tôi cứ lầm lì, học không tiến bộ", anh G. than thở.

Ảo tưởng sức mạnh... nội trú

Chuyên gia tư vấn tâm lý Ngô Minh Uy, tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý và giáo dục TP.HCM, phân tích: "Thường thì theo lối tiếp cận hiện nay, rất nhiều cha mẹ tin rằng giáo dục tốt là phải kỷ luật sắt, và trường tốt là trường có kỷ luật sắt.

Nhưng tiếc là kỷ luật tốt là có cấu trúc hợp lý và phù hợp với học sinh chứ kỷ luật tốt không bao giờ là kỷ luật sắt. Kỷ luật sắt có vẻ là trừng phạt hơn là kỷ luật.

Trường học có lý do để xây dựng kỷ luật sắt: đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và được đánh giá là trường tốt, và kéo theo đó là kỷ luật để đảm bảo trẻ tốt nghiệp tốt.

Tôi không nói là mọi đứa trẻ đều có vấn đề với chuyện kỷ luật như thế, nhưng trong cộng đồng nào cũng sẽ luôn có những đứa trẻ không hợp với kỷ luật căng thẳng như trường hợp này.

Và chúng ta những người lớn so sánh: là do con thôi, chứ như thằng A con B kia nó vào trường và giờ rất thành công".

"Và để nhìn một trường hợp, chúng ta phải chú tâm đến cả hai ba phía: gia đình thường là điều kiện cần; trường học là điều kiện đủ; và các yếu tố khác là điều kiện kích hoạt, là "ngòi nổ".

Trường học tin rằng mấy đứa trẻ đó vào kỷ luật của trường là thay đổi hết. Thật ra sự thay đổi hành vi phải từ cả hai phía, và trường học nghĩ thế là dạng ảo tưởng sức mạnh", chuyên gia Ngô Minh Uy nhấn mạnh thêm

Trong khi đó TS giáo dục học Võ Văn Nam (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khuyên: "Nguyên lý giáo dục là phối hợp ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội, nên phụ huynh đừng giao "khoán" theo kiểu trăm sự nhờ thầy.

Cha mẹ có 1-2 đứa con nhưng thầy cô có đến mấy chục đứa con thì làm sao quan tâm xử lý hết được. Giáo dục không thể hoàn toàn nhờ thầy cô theo mô hình nội trú mà phải có trực tiếp dạy dỗ của cha mẹ, tình huyết thống không thể thay thế bằng tình cảm nào khác.

Đừng ỷ lại nhà trường dù trường có vì và quan tâm học sinh nhiều đi nữa. Tuổi trẻ bên cạnh học còn vui chơi, vui mà học không phải lo mà học, sau này đuối sức không còn năng lượng học tập. Nhà trường nội trú cũng phải làm sao có tiềm lực để dạy đường dài chứ đừng vì lấy tú tài là xong".

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởngĐoạn văn 85 chữ miêu tả ông nội của học sinh tiểu học khiến cả cõi mạng cười bò, "nạn nhân" đọc xong ho nguyên 1 bản giao hưởng
19:19:17 08/02/2025
Tài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà NộiTài xế xe ôm bị thương nặng sau tai nạn giao thông liên hoàn tại Cầu Giấy, Hà Nội
22:18:02 08/02/2025
Đạo diễn 'vượt mặt' cả Trấn Thành và Thu Trang là ai?Đạo diễn 'vượt mặt' cả Trấn Thành và Thu Trang là ai?
23:08:46 08/02/2025
Vợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 TếtVợ chồng tôi bị đuổi khỏi nhà ngoại vì đứa cháu ngây ngô khoe một chuyện nhỏ xíu từ hôm mùng 1 Tết
20:50:22 08/02/2025
Tết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồngTết đầu làm dâu, mẹ chồng giục tôi về ngoại từ rất sớm, chưa kịp mừng thì chiếc laptop để quên đã vạch trần bí mật của nhà chồng
20:40:59 08/02/2025
Bạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương laiBạn gái gây tranh cãi vì tấm ảnh chụp trong sinh nhật của Ronaldo, bị chê "bất lịch sự" với mẹ chồng tương lai
20:19:28 08/02/2025
Lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng cóLễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái: Giới hạn hơn 100 khách, 1 chi tiết lạ chưa từng có
23:14:25 08/02/2025
Gia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ tángGia đình sẽ chôn cất Từ Hy Viên theo hình thức thụ táng
23:02:41 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thiều Bảo Trâm đăng đàn ẩn ý, 1 chi tiết dự sắp bùng drama giữa lúc tình cũ nghi hẹn hò Hoa hậu?

Thiều Bảo Trâm đăng đàn ẩn ý, 1 chi tiết dự sắp bùng drama giữa lúc tình cũ nghi hẹn hò Hoa hậu?

Sao việt

23:50:02 08/02/2025
Dù đã thông báo chia tay, nhưng việc người cũ Thiều Bảo Trâm có người mới trong 1 tháng, lại còn là mỹ nhân showbiz Việt trong khi anh chàng ở Pháp càng khiến netizen bàn tán xôn xao.
Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Trấn Thành hứa hẹn chấn động về phim Tết 2026, để HIEUTHUHAI yêu 1 cái tên khiến ai cũng sốc

Hậu trường phim

23:39:31 08/02/2025
Cụ thể trong một buổi cinetour mới đây, Trấn Thành đã bất ngờ chia sẻ về dự định làm phim Tết 2026. Anh khẳng định chỉ cần Bộ Tứ Báo Thủ thắng Mai thì phim Tết sang năm sẽ mời HIEUTHUHAI.
Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi

Nhạc việt

23:19:37 08/02/2025
Mới đây, Khánh bất ngờ nhận được yêu cầu tham gia của hàng loạt ngôi sao hàng đầu Vbiz, biến buổi livestream này thành bữa tiệc thử giọng All-star hoành tráng bậc nhất Việt Nam.
Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40

Tv show

23:05:28 08/02/2025
Cô chủ nhà hàng xinh đẹp từng đổ vỡ hôn nhân, đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc mới. Dù nam giám đốc chân thành ngỏ lời, mong được nên duyên nhưng cô vẫn từ chối hẹn hò.
Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh

Phong cách sao

22:58:44 08/02/2025
Gây ấn tượng với hình ảnh ngọt ngào, nữ tính song Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh thỉnh thoảng vẫn làm mới mình với những thiết kế gợi cảm, tôn đường cong.
Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn

Sao thể thao

22:58:04 08/02/2025
Sau khi bị trao nhầm huy chương á quân , tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã được ban tổ chức giải gửi lại huy chương của đội vô địch.
Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Ukraine đổi chiến lược trong xung đột với Nga giữa lúc Tổng thống Trump thúc đẩy ngừng bắn

Thế giới

22:16:08 08/02/2025
Mặc dù mục đích chính của các cuộc tấn công này chưa rõ ràng, là để kiểm soát lãnh thổ hay củng cố các vị trí phòng thủ, nhưng nhà phân tích Angelica Evans của ISW cho rằng tiến triển này của Ukraine rất đáng chú ý.
Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?

Sao âu mỹ

21:41:11 08/02/2025
Trước đó, đôi bạn thân dính lấy nhau như hình với bóng ở nhiều sự kiện. Taylor Swift còn là mẹ đỡ đầu cho các con của Blake Lively.
Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Cặp vợ chồng nhận nuôi một chú mèo, 8 năm sau, phim chụp X-quang tiết lộ sự thật sốc

Netizen

21:13:24 08/02/2025
Một cặp vợ chồng ở Denver (Colorado, Mỹ) đã vô cùng đau lòng khi phát hiện ra quá khứ của chú mèo cưng Hari sau 8 năm chung sống. Tưởng rằng những biểu hiện của Hari chỉ là dấu hiệu của tuổi già, họ đã sững sờ trước kết quả chụp X-quang...
Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Theo phong thủy: Đêm giao thừa đủ 5 trái trong nhà, gia chủ không bao giờ sợ nghèo khó

Trắc nghiệm

21:12:07 08/02/2025
Bày trái cây cũng không thể chọn bừa mà phải chọn quả may mắn mới cầu bình an, tài lộc được.Vào đêm giao thừa, người ta thường thực hiện nhiều phong tục truyền thống như ăn cơm tất niên
Vừa mua 10 chỉ vàng lấy vía ngày Thần Tài phải quay ngược ra tiệm bán gấp vì chồng nhìn thẳng vào mặt hỏi 1 câu

Vừa mua 10 chỉ vàng lấy vía ngày Thần Tài phải quay ngược ra tiệm bán gấp vì chồng nhìn thẳng vào mặt hỏi 1 câu

Góc tâm tình

20:47:04 08/02/2025
Những tưởng rằng sẽ có thể mua vàng lấy lộc đầu năm, ai ngờ mọi chuyện lại đi xa hơn tôi tưởng. Sau Tết, giống như nhiều người, tôi cũng mong chờ ngày vía Thần Tài với ước muốn mua vàng lấy lộc