Cựu học sinh chuyên với 3 học bổng tiến sĩ toàn phần các trường top đầu của Mỹ
Tháng 6 này, anh Nguyễn Ngọc Thanh sẽ chính thức nhập học chương trình tiến sĩ Khoa Hóa Sinh học tế bào tại ĐH Rice, bang Texas, Hoa Kỳ.
Hiện anh Nguyễn Ngọc Thanh (sinh năm 1976) là chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí về việc mô phỏng các mỏ dầu.
Hướng nghiên cứu của anh là áp dụng hóa học và năng lượng nhiệt học từ lòng đất để tính toán và mô phỏng các vết nứt gãy dưới đó, ứng dụng của nghiên cứu sẽ áp dụng rộng rãi cho ngành năng lượng nhiệt từ lòng đất “geothermal energy” nói chung và ngành dầu hỏa nói riêng.
Nhận 4 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ toàn phần
Trước đây, anh Thanh học tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) và sau đó theo học tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Khoa Xây dựng dân dụng. Năm 1999, anh tốt nghiệp Thủ khoa đầu ra của trường.
Từ năm 1999-2005, anh Thanh làm việc cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, tham gia những dự án dầu khí cả trong và ngoài nước.
Đến cuối năm 2005, anh Thanh nộp đơn và nhận được học bổng toàn phần cho bậc học Thạc sỹ chuyên ngành Dầu khí tại ĐH Tulsa (Hoa Kỳ). Lúc này, Khoa Dầu khí của trường được xếp hạng 3 toàn nước Mỹ.
Đến thời điểm này, sau 17 năm sống, làm việc và học tập ở Mỹ, anh Thanh đã nhận được học bổng toàn phần và học các chương trình của 4 trường cho các chương trình nghiên cứu và các ngành học khác nhau.
Đó là học bổng thạc sĩ của ĐH Tulsa (Khoa Dầu khí), học bổng tiến sĩ của ĐH Mỏ Địa Chất Colorado và ĐH Tổng Hợp Texas (Khoa Dầu Khí).
Học bổng tiến sĩ của ĐH Rice là học bổng mới nhất anh Thanh giành được.
Anh Nguyễn Ngọc Thanh đã có 17 năm học tập và làm việc tại Mỹ
ĐH Rice cùng ĐH Cornell đồng xếp hạng 17 toàn nước Mỹ (theo USEWS 2022). Trường chỉ cấp học bổng tiến sĩ, mỗi năm chỉ nhận trung bình khoảng 15 suất bao gồm cho cả sinh viên quốc tế.
Nguồn hỗ trợ tài chính trong 5 năm này trị giá khoảng $420.000 USD, bao gồm học phí $260.000 USD và $160.000 USD còn lại cho chí phí ăn ở, sinh hoạt, sách vở, bảo hiểm, xe cộ…
Như vậy, trung bình anh Thanh nhận $84.000 USD cho một năm.
Người nhận “phần thưởng” phải đảm bảo các yêu cầu về thành tích học tập và chất lượng kết quả nghiên cứu mỗi năm để duy trì nguồn tài trợ.
Theo anh Thanh, để được ĐH Rice cấp học bổng, “điều đầu tiên là bạn phải khác biệt với tất cả các ứng viên khác”.
“Tôi có điểm trung bình tuyệt đối tại ĐH Texas Austin (GPA 4.0), nhưng đó không phải là tất cả vì rất nhiều các ứng viên khác đều có thành tích học tập rất tốt, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Iran. Do vậy, điều tôi cần làm là phải chứng minh được mình là ứng viên phù hợp nhất có thể thực hiện đề tài nghiên cứu của giáo sư tại đây.
Video đang HOT
May mắn đây là lĩnh vực chuyên môn mà tôi làm việc tại Mỹ trong suốt 12 năm qua”.
Nhận học bổng “đắt giá” ở tuổi 46, anh Thanh nói: “Tôi cũng không nghĩ có ngày mình được nhận vào Rice, nhưng chẳng ai đánh thuế giấc mơ cả, nên mình cứ mơ thôi.
Tôi cũng không nghĩ nhanh hay chậm, mà chỉ đơn giản là nó đến đúng thời điểm thích hợp để hoành thành những ước vọng và hoài bão của mình”.
Anh Thanh trong thời gian làm việc tại Việt Nam
Bí quyết của “nghề” đi học
Nói về sự kiên trì theo đuổi “sự nghiệp học hành” của mình, anh Thanh chia sẻ “Tôi có quan điểm vui rằng học cũng là một nghề, vì nghề này được trả lương khi mình nghiên cứu một đề tài khoa học nhất định nào đó. “Nghề” này nó cũng đòi hỏi thêm một kỹ năng, đó là kỹ năng săn học bổng, nói vui như là nghề đi săn vậy”.
Mà “nghề săn” không phải lúc nào cũng thành công. Anh Thanh cho biết từng được nhận vào học tiến sĩ ở ĐH Tổng hợp Pennsylvania (Khoa Địa chất Dầu khí) nhưng không có học bổng. Chính vì vậy, anh chỉ học một học kỳ rồi chuyển sang ĐH Mỏ Colorado sau khi “săn” được học bổng toàn phần ở đây.
Theo anh Thanh, khó khăn nhất trong quá trình học tập tại Mỹ là quỹ thời gian và cách sử dụng hiệu quả.
“Còn thực ra, săn học bổng đại học Mỹ không khó như mình tưởng, nhưng phải kiên trì và phải có sự chuẩn bị”.
Anh Thanh và đồng nghiệp
Với những học bổng đã từng nhận ở các trường khác nhau, anh Thanh cho biết tiếp cận giáo sư là cách hiệu quả nhất.
“Việc đầu tiên là mình phải vào trang web của trường, khoa mình muốn nộp hồ sơ, sau đó nghiên cứu thật kỹ những đề tài mà các giáo sư đang nghiên cứu, xem giáo sư nào có đề tài phù hợp với sở trường của mình nhất. Sau đó, các bạn nên viết thư đến các giáo sư kèm bản tóm tắt hồ sơ cá nhân và các bài báo của mình liên quan đến đề tài nếu có, để trình bày nguyện vọng muốn ứng tuyển và làm việc cùng nhóm của họ. Nếu được giáo sư hồi âm tức là họ quan tâm đến hồ sơ của mình, và cơ hội của bạn sẽ cao hơn. Nếu giáo sư thật sự thích bạn, họ có thể phỏng vấn riêng để trao đổi về hướng nghiên cứu.
Bởi thực ra, ngoài tìm kiếm sinh viên giỏi, họ rất cần tìm những sinh viên có nền tảng hoặc kinh nghiệm phù hợp để thực hiện đề tài nên bạn đừng ngần ngại liên lạc.
Không nhất thiết chỉ một người mà đôi khi, các giáo sư cũng có thể giới thiệu bạn với những giáo sư khác trong khoa nếu thấy hồ sơ bạn phù hợp.
Khi được họ quan tâm, họ sẽ đề xuất, giúp đỡ và hướng dẫn để bạn vượt qua vòng tuyển sinh của trường. Lúc này, bạn đã được chú ý và đây xem như là một ưu thế, và hồ sơ của bạn không cần phải thật sự xuất xắc với bảng điểm tuyệt đối như các sinh viên khác để cạnh tranh”.
Một điều nữa cũng khá thú vị, nếu may mắn giáo sư là người Việt thì mình sẽ có chút lợi thế hơn, vì cũng giống như các giáo sư Trung Quốc hay Ấn Độ, họ cũng ưu tiên nhận sinh viên đến từ nước họ.
Còn nếu ứng tuyển theo cách thông thường, bạn phải chọi với hàng ngàn hồ sơ khác, cơ hội sẽ thấp hơn nhiều”.
Anh Thanh giảng cho sinh viên của Colorado School of Mines. Hàng năm, anh Thanh đều dành thời gian về giảng dạy tại các trường đại học.
Theo anh Thanh, các bạn trẻ Việt Nam ngày nay rất giỏi, tiếp cận kiến thức mới rất nhanh, bản chất người Việt cũng rất chịu khó và cần cù siêng năng.
“Vậy nên, nếu các bạn có những hoài bão hoặc ước mơ, hãy kiên trì và đừng từ bỏ. Nếu thất bại thì hãy làm lại, một lần, hai lần mà chưa được thì nhất định lần thứ ba, thứ tư sẽ thành công”.
Anh Thanh cũng chia sẻ thêm công việc hiện tại đang đem lại cho anh thu nhập rất tốt. “Nhưng tôi vẫn thích học những điều mới, bởi kiến thức là vô tận, tôi thích nghiên cứu và đam mê khám phá chúng để sau này truyền đạt lại kiến thức, giảng dạy cho lớp trẻ”.
Vì vậy, có một dự định mà anh Thanh ấp ủ: “Một ngày không xa, tôi sẽ trở về Việt Nam để cống hiến những gì mình đã học, nghiên cứu và những kinh nghiệm tích tụ trong những năm tháng làm việc ở đây”.
Giành học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại Anh
Trước khi đi du học, Hoàng Ngọc Quỳnh được biết đến trên mạng xã hội với những bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh hữu ích.
Hoàng Ngọc Quỳnh (sinh năm 1990) đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành Marketing tại Đại học Lancaster, Vương quốc Anh, với học bổng toàn phần kèm hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong 3 năm. Trước đó, cô cũng từng giành học bổng bậc thạc sĩ tại Anh.
Hoàng Ngọc Quỳnh đã xuất sắc chinh phục học bổng du học Anh.
Bí quyết chinh phục học bổng ở cả bậc thạc sĩ và tiến sĩ
Quỳnh chia sẻ việc tìm học bổng thạc sĩ và tiến sĩ là hai quá trình khác nhau và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của bản thân, đặc biệt là chương trình tiến sĩ. Với học bổng bậc thạc sĩ, cô chủ yếu dự vào bảng điểm đại học, kinh nghiệm làm việc và bài luận giới thiệu bản thân để gửi cho trường xét học bổng.
Riêng với bậc tiến sĩ, cô mất gần một năm để liên hệ với giảng viên hướng dẫn và viết đề cương nghiên cứu phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu của khoa và trường.
Sau đó, cô phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh. Trường sẽ dựa trên hồ sơ, thành tích cá nhân, chất lượng của đề cương nghiên cứu và buổi phỏng vấn trực tiếp các ứng viên để đánh giá việc cấp học bổng.
Du học bậc thạc sĩ là lần đầu tiên cô đến Anh, trải nghiệm môi trường hoàn toàn mới với phương pháp giáo dục hiện đại và đề cao tư duy phản biện của sinh viên. Cô mất một thời gian ngắn để thích nghi với cuộc sống mới và bắt nhịp với cách học mới.
Học tiến sĩ có những điểm khác biệt so với bậc thạc sĩ. Học viên không phải tham gia quá nhiều lớp học mà thay vào đó phải dành nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu và viết bài.
Quỳnh phải đọc số lượng tài liệu lớn để làm nghiên cứu.
Giảng viên hướng dẫn chỉ gợi ý hướng nghiên cứu, sau đó tự bản thân nghiên cứu sinh phải tìm ra hướng đi hoặc chủ động hỏi để được giải đáp những khúc mắc hay vấn đề gặp phải.
Thời gian đầu cô cũng áp lực nhưng tìm tòi nghiên cứu và am hiểu sâu, cô càng thấy hứng thú và có nhiều động lực. Đối với Quỳnh, thời gian du học tại Anh đã giúp cô nhận ra niềm đam mê lớn với việc đọc, viết và làm nghiên cứu, từ đó việc học cũng trở nên thú vị và bớt áp lực hơn.
Năm thứ hai của chương trình tiến sĩ, bài nghiên cứu khoa học của cô đã được xuất bản trên Tạp chí chuyên ngành Marketing Theory, một tạp chí 3 sao hàng đầu của ngành. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của cô, đánh dấu một quá trình dài kiên trì và nỗ lực làm việc. Cô là một trong những nghiên cứu sinh hiếm hoi trong khoa đạt được thành tích này khi chỉ mới kết thúc năm học thứ 2. Điều này giúp cô tự tin hơn trong quá trình học tập nghiên cứu.
Cân bằng công việc và cuộc sống ở đất nước đắt đỏ
Nước Anh được coi là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Vậy nên, những du học sinh ở Anh thường được coi là "con nhà có điều kiện". Quỳnh cho biết cô sống và học tập tại Lancaster, một thành phố nhỏ nên mức sống không quá đắt như London hay những thành phố lớn khác. Bên cạnh đó, cô có học bổng toàn phần bao gồm cả chi phí sinh hoạt, cùng khoản tiết kiệm từ trước nên cuộc sống không quá khó khăn.
Khi Quỳnh vừa sang Anh được 5 tháng thì đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa. Điều đó khiến cô không thể đến thư viện hay văn phòng mà phải học tại nhà. Tuy nhiên, Quỳnh đã sớm thích nghi để tiếp tục việc nghiên cứu và hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
Làm nghiên cứu là công việc đòi hỏi phải đọc nhiều, viết nhiều và xử lý một khối lượng tài liệu rất lớn. Đối với Quỳnh, điều quan trọng nhất là phải tập trung làm việc hiệu quả. Khi làm việc, cô thường sắp xếp một khoảng thời gian nhất định, tắt hoàn toàn điện thoại, không online hay vào mạng xã hội để tránh mất tập trung. Cô luôn cố gắng để cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng cách đặt ra những mục tiêu và mốc thời gian để hoàn thành công việc.
Tâm huyết với việc giúp người Việt cải thiện tiếng Anh
Trước khi sang Anh du học, Quỳnh từng giảng dạy tiếng Anh tại một trung tâm do cô đồng sáng lập và là tác giả của một số cuốn sách về học tiếng Anh. Trong thời gian du học, cô vẫn làm một số dự án với trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam và ra mắt sách trong năm 2021.
Quỳnh đưa ra một số lời khuyên với những người học tiếng Anh nhiều năm nhưng vẫn chưa thành thạo. Trước tiên, người học cần biến việc học trở thành sở thích hay niềm vui mỗi ngày. Khi đó, việc học tiếng Anh sẽ không còn là gánh nặng và bạn có thể duy trì được động lực học lâu dài.
Bạn cũng nên tự tạo môi trường tiếng Anh cho mình bằng cách xem phim, nghe tin tức, đọc báo bằng tiếng Anh, hay tham gia các lớp học và câu lạc bộ nói tiếng Anh.
Quỳnh mong muốn sẽ giảng dạy tại các trường đại học sau khi tốt nghiệp.
Đối với việc học một ngôn ngữ, việc học cần đi kèm với thực hành. Vì vậy, bạn cũng nên tránh việc chỉ học từ vựng hay ngữ pháp mà không ứng dụng ngay vào giao tiếp.
Bạn cũng nên chú trọng rèn luyện đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là nếu muốn tìm kiếm cơ hội du học hay làm việc ở nước ngoài.
Trong khi học, bạn không nên quá cầu toàn về phát âm hay ngữ pháp mà nên rèn luyện dần cùng với việc nghe và đọc tiếng Anh thật nhiều.
Đối với người đi làm, các bạn cần cân đối thời gian để có thể vừa làm vừa học và thực hành được tiếng Anh. Nếu công việc có yêu cầu tiếng Anh hoặc môi trường làm việc được tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài hay tài liệu tiếng Anh thì nên xem đây là cơ hội để được rèn luyện khả năng ngôn ngữ. Hãy tự tin giao tiếp và không sợ nói sai, nói chưa hay, hay bị ai đó đánh giá vì khả năng tiếng Anh của mình chưa thật tốt.
Sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ, Quỳnh dự định sẽ dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình sau gần 3 năm du học. Đồng thời, cô sẽ tìm hiểu các trường đại học phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của mình để ứng tuyển vào vị trí giảng viên. Cô không đặt nặng việc ở lại nước ngoài hay về Việt Nam mà sẽ chọn nơi có môi trường phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu.
30 Tiến sĩ, Thạc sĩ nhận học bổng lên đến 1,5 tỷ đồng Mỗi suất học bổng trị giá 75 triệu đồng với Tiến sĩ và 25 triệu đồng/suất cho Thạc sĩ. Ngày 7-4, ĐH Quốc gia TP.HCM đã trao 30 suất học bổng sau đại học với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Trong đó, 15 suất học bổng dành cho tiến sĩ, mỗi suất trị giá 75 triệu đồng và 15 suất học bổng...