Cựu giám đốc Samsung cam kết sẽ không để lộ bất cứ bí mật công nghệ nào khi về đầu quân cho công ty Trung Quốc
Một cựu giám đốc Samsung vừa chuyển sang đầu quân cho một công ty bán dẫn Trung Quốc khẳng định, ông sẽ không để lộ bất cứ công nghệ nào Samsung và tay các đối thủ Trung Quốc.
Những tuyên bố trên của cựu giám đốc Chang Won-ki được đưa ra sau những lo ngại về việc ông chuyển sang đầu quân cho một công ty bán dẫn Trung Quốc.
Chang trước đây là chủ tịch và người điều hành chủ yếu tại thị trường Trung Quốc của Samsung. Tuy nhiên mới đây ông đã bất ngờ chuyển sang làm việc cho Eswin với tư cách phó chủ tịch hồi tháng Hai năm nay.
Đáng chú ý hơn cả khi người lãnh đạo Eswin là Wang Dongsheng, người trước đây từng là chủ tịch hãng sản xuất màn hình có tiếng của Trung Quốc là BOE, đối thủ chính của Samsung và LG.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Hankyung, Chang tuyên bố việc ông gia nhập Eswin chỉ vì tình bạn với Wang. Ông cho biết vì tình bạn, ông thậm chí từng đề xuất BOE sản xuất tấm nền LCD cho Samsung, thời điểm khi Wang còn đang là chủ tịch của BOE.
Video đang HOT
Chang cho biết thêm, Wang lần đầu tiên đề nghị hợp tác với ông vào năm 2015 nhưng ông đã từ chối. Sau khi Wang rời BOE vào năm ngoái và đề nghị Chang một lần nữa, cuối cùng ông đã quyết định chấp nhận lời mời đó vì tình bạn sâu sắc giữa hai người.
Chang Won-ki (bên trái) và Wang Dongsheng (bên phải)
Để trấn an những lo ngại về rò rỉ công nghệ, Chang cho biết, ông từng là kỹ sư tham gia nghiên cứu, sản xuất DRAM 1MB cho Samsung cách đây 30 năm trước. Nhưng hiện tại thì ông không nắm được các công nghệ bán dẫn mới nhất của Samsung.
Hiện tại Chang đã 66 tuổi và gần như rất ít cập nhật về công nghệ màn hình.
Chang nhấn mạnh, Samsung là một thứ gì đó rất quan trọng và ông đã từng với Wang rằng, ông sẽ không làm bất cứ điều gì gây ảnh hưởng tới Samsung nếu vào Eswin. Trong khi đó, Eswin tập trung sản xuất chip IC điều khiển màn hình, một thành phần quan trọng của tấm nền.
Tại Eswin, Chang chỉ đơn giản đóng vai trò cố vấn liên quan đến định hướng cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Cựu giám đốc Chang Won-ki gia nhập Samsung vào năm 1981. Ông bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán dẫn, sau đó đứng đầu bộ phận sản xuất màn hình LCD từ 2009-2011. Lần đầu tiên ông được bổ nhiệm vai trò dẫn dắt thị trường Trung Quốc vào năm 2011 và giữ chức từ đó tới năm 2017 trước khi rời công ty.
Các công ty toàn cầu thúc giục Mỹ phát triển công nghệ 5G
Mục đích của hành động này là nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc lên cơ sở hạ tầng 5G.
Nhóm liên minh mới muốn thay đổi cách mạng truy cập vô tuyến (RAN) hoạt động
31 công ty toàn cầu hôm 5.5 cho biết họ đã thành lập một nhóm gọi là Open RAN Policy Coalition (Liên minh Chính sách RAN Mở) để thay đổi cách mạng truy cập vô tuyến (RAN) hoạt động, hỗ trợ các mạng 5G dựa trên phần mềm. Ngoài ra, họ cũng đã cùng nhau thúc giục các nhà lập pháp Mỹ tài trợ cho sự phát triển công nghệ 5G bằng cách sử dụng công nghệ truy cập vô tuyến mở. Nhóm các công ty toàn cầu này bao gồm Google, Samsung, Cisco, Vodafone, AT&T, IBM, Microsoft, Verizon, Rakuten Mobile, Telefonica...
RAN là một phần của hệ thống viễn thông kết nối các thiết bị với các bộ phận khác của mạng thông qua kết nối vô tuyến không dây. RAN mở có nghĩa là cơ sở hạ tầng 5G có khả năng sẽ không bị phụ thuộc vào nhu cầu về phần cứng độc quyền đắt tiền.
RAN mở sẽ "thay đổi mô hình kinh doanh cho tất cả nhà cung cấp viễn thông, chuyển dịch vụ viễn thông sang phần mềm và điện toán đám mây thay vì dùng phần cứng độc quyền. Đây chỉ là một phần của công nghệ mạng mới. Dù hiện tại mọi thứ vẫn chưa sẵn sàng nhưng nó sẽ định hình lại cách thức và nơi các nhà cung cấp dịch vụ mua thiết bị", ông James Lewis, Giám đốc Chương trình Chính sách Công và Công nghệ tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington (Mỹ), nói.
Theo nhóm các công ty toàn cầu, sự thay đổi mới sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà cung cấp hoạt động trên hệ thống có thể thay thế cho nhau và tránh loại cơ sở hạ tầng mà ở đó một nhà sản xuất phải cung cấp hầu như mọi thứ. Nhóm liên minh đang thúc giục chính phủ liên bang Mỹ nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm RAN mở và đưa ra chương trình khuyến khích để đa dạng hóa chuỗi cung ứng công nghệ, một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách ngày càng quan tâm khi công nghệ 5G đang chịu sự ảnh hưởng đáng kể từ phía Trung Quốc.
Đây không phải là nhóm liên minh đầu tiên được thành lập để thúc đẩy các tiêu chuẩn RAN mở. Tháng 2.2018, một số công ty công nghệ toàn cầu đã thành lập Liên minh O-RAN có trụ sở tại Đức, trong đó một hãng viễn thông lớn của Trung Quốc là China Mobile là thành viên sáng lập, theo South China Morning Post. China Mobile đã bị từ chối cấp giấy phép bán sản phẩm và dịch vụ tại Mỹ vào năm ngoái.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày càng tích cực loại trừ các nhà cung cấp của Trung Quốc ra khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G trong nước vì lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Tháng 5.2019, Mỹ đã đưa Huawei Technologies vào danh sách đen, cấm các hoạt động mua bán giữa hãng viễn thông Trung Quốc đang đi đầu trong công nghệ 5G với các nhà cung cấp Mỹ. Tháng trước, một số bộ của Mỹ đã thúc giục Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) thu hồi giấy phép kinh doanh tại Mỹ của ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Trung Quốc bao gồm China Telecom Americas.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuần trước cho biết tất cả dữ liệu di động truy cập vào các đại sứ quán Mỹ thông qua mạng 5G sử dụng thiết bị của Huawei đều sẽ bị chặn theo quy tắc mới về "đường dẫn sạch". "Như cách chính quyền ông Trump đã đưa ra hành động chưa từng có để bảo vệ biên giới vật lý, chúng tôi cũng sẽ bảo vệ Mỹ trên các biên giới không gian mạng. Các nhà cung cấp công nghệ thông tin không đáng tin cậy sẽ không được quyền truy cập vào hệ thống của Bộ Ngoại giao Mỹ. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giữ dữ liệu trong mạng lưới của chúng tôi khỏi Trung Quốc", ông Pompeo nói.
Samsung bị kiện vì công nghệ chấm lượng tử trên TV QLED Nanoco, công ty Anh chuyên nghiên cứu về vật liệu chấm lượng tử, đã gửi đơn kiện vi phạm bằng sáng chế nhắm vào Samsung tới tòa án quận của bang Texas. Chủ yếu xoay quanh công nghệ chấm lượng tử đang tồn tại trên TV QLED. Các công ty, tổ chức nằm trong tập đoàn Samsung bị Nanoco chỉ tên đã tham...