Cựu giám đốc Google choáng ngợp ở đất nước “cái gì cũng to”
Nhiều thứ giống Mỹ, nhưng ‘hoành tráng’ hơn nhiều.
Hugo Barra là một trong những nhà điều hành nổi bật nhất Google trong nhiều năm nay, phụ trách mảng Android. Google I/O – hội nghị thường niên lớn nhất của công ty – luôn là dịp để Barra “show” những tính năng mới nhất của Android cho toàn thế giới.
Và mới vài tháng trước đây thôi, Barra đã từ giã Google để đến với anh bạn Xiaomi của Trung Quốc. Tháng 12 năm 2013, trong buổi nói chuyện tại Paris, anh đã tỏ ra vô cùng choáng ngợp trước những thứ tận mắt thấy ở đất nước “cái gì cũng to” này.
Barra từng là quản lý cấp cao cho đội Android ở Google.
Nhưng rồi anh đã “đầu quân” cho “Steve Jobs Trung Quốc” Lôi Quân – CEO của Xiaomi vào tháng 8 năm ngoái.
Sau hai tháng đến với Trung Quốc, Barra tham gia hội nghị công nghệ tại Paris qua Le Web. Anh thật sự “choáng” trước những thứ được mục kích tại đất nước này.
Video đang HOT
Trung Quốc có 8 triệu sinh viên tốt nghiệp Đại học mỗi năm, so sánh về mặt này thì Mỹ “chưa ăn thua”.
Thu nhập của người Trung Quốc tăng nhanh như tên lửa, cụ thể là tăng gấp ba trong vòng tám năm gần đây.
Trung Quốc có ít nhất 122 tỷ phú, xét về độ “rủng rỉnh tiền bạc” thì chỉ sau Mỹ một bậc mà thôi.
Trung Quốc có 600 triệu người dùng Internet, tăng 50% trong vòng ba năm qua.
Barra còn trầm trồ trước những đợt IPO siêu lớn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây.
Lượng khách hàng của các công ty trực tuyến của Trung Quốc “đông như quân nguyên”, tính bằng trăm triệu là chuyện bình thường. WeChat có khoảng 271 triệu người dùng. Alibaba (công ty mẹ của Taobao) thì khỏi nói, quy mô gấp đôi eBay và Amazon cộng lại.
Vào “Ngày độc thân” ở Trung Quốc, doanh số Taobao thu được còn gấp đôi tất cả các công ty thương mại điện tử của Mỹ trong “Thứ Hai điện tử”.
Barra còn phải chậc lưỡi trước trang mua sắm JD vận chuyển trong vòng 3 giờ và có ứng dụng kiểm tra xem người vận chuyển đang đi đến đâu.
Weibo cũng giống Twitter ở quê nhà, mỗi tội lớn hơn! Trên trang Twitter, Barra chỉ có 6.000 người theo dõi nhưng chỉ trong vòng hai tháng tới Trung Quốc, lượn người theo dõi trên Weibo của anh đã lên tới 200.000.
Cuộc sống xã hội hàng ngày của Barra diễn ra qua WeChat. Anh dùng nó thay cho điện thoại, email, tin nhắn… WeChat có cả tính năng tương tự như Instagram nữa!
Ở Trung Quốc, Google Play bị cấm. Thay vào đó là một lô những kho ứng dụng khác như Baidu, Xiaomi, 360, AppChina,…
Và trên hết, món khoái khẩu của Barra là sủi cảo, cựu CEO Google tâm sự anh rất thích Trung Quốc và đang cố gắng học tiếng Trung.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhật tố phần mềm Trung Quốc thu thập dữ liệu trái phép
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo khoảng 140 tổ chức như các Bộ hay trường đại học, cơ sở nghiên cứu không sử dụng phần mềm nhập liệu tiếng Nhật do Baidu, hãng tìm kiếm Internet lớn nhất Trung Quốc phát triển.
Cảnh báo được đưa ra sau khi Nhật Bản phát hiện mọi dữ liệu văn bản được nhập vào máy tính đều được gửi tới máy chủ của Baidu. Theo điều tra của tờ The Yomiuri Shimbun, Baidu IME - tên phần mềm - được cài đặt trên một số máy tính tại Bộ Ngoại giao và ít nhất 12 trường đại học, trong đó có cả Đại học Tokyo. Trung tâm An ninh Thông tin quốc gia Nhật (NISC) cho biết có khả năng thông tin quan trọng tại các tổ chức đã bị rò rỉ ra ngoài.
Baidu IME là phần mềm miễn phí ra mắt năm 2009, cho phép dùng bàn phím tiếng Anh để viết kí tự tiếng Nhật. Hồi tháng 1 năm ngoái, Baidu Nhật Bản công bố có khoảng 2 triệu người đang dùng chương trình này. Hồi giữa tháng 12, cuộc điều tra của một công ty công nghệ thông tin phát hiện ở chế độ cài đặt mặc định, mọi từ và văn bản nhập trong cửa sổ tìm kiếm, email, phần mềm xử lí văn bản và các ứng dụng khác của IME đều tự động chuyển sang máy chủ Baidu. Chức năng này nhằm nâng cao độ chính xác khi chuyển đổi qua lại giữa loại chữ Kanji và Hiragana bằng cách thu thập dữ liệu từ máy tính đến máy chủ song trong điều kiện sử dụng lại không nhắc tới.
Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết vì vấn đề có tính chất nội bộ, chi tiết vụ việc không thể được đề cập. Dù vậy, những máy tính thuộc diện nghi vấn không xử lí thông tin mật. Cũng theo Bộ, Baidu IME được cài đặt khi nhân viên cài các phần mềm khác nhau trên máy tính. Đại diện Đại học Tokyo khẳng định dữ liệu được gửi từ máy tính sang hệ thống Baidu nhưng chưa xác minh được máy nào do không thể biết tất cả phần mềm được sử dụng. Theo hãng tin Bloomberg, Bộ Ngoại giao đã gỡ bỏ chương trình ra khỏi 5 máy tại trụ sở Tokyo, thay thế bằng sản phẩm của Microsoft và Justsystem (Nhật).
Trả lời The Next Web, phát ngôn viên Baidu nhận thức rõ chương trình IME thu thập dữ liệu để cập nhật từ điển song chỉ ra thông tin được mã hóa và ẩn danh trong quá trình xử lí. Ngoài ra, máy chủ chương trình đặt tại Nhật Bản chứ không phải ở nước ngoài như Nhật phát biểu. Baidu đang thảo luận cùng cơ quan hữu quan để giải quyết vấn đề này.
Theo ICTnews
Nhật Bản cấm cơ quan chính phủ dùng IME của Baidu Kyodo đưa tin, chính phủ Nhật Bản ngày 26/12 đã cảnh báo tất cả cơ quan trực thuộc chính phủ không chuẩn bị tài liệu mật bằng ứng dụng chỉnh sửa phương thức nhập (IME) tiếng Nhật của công ty mạng Baidu của Trung Quốc. Ứng dụng IME của Baidu. (Nguồn: giren.net) Trung tâm An ninh Thông tin Quốc gia Nhật Bản đã...