Cựu giám đốc CIA gọi Tổng thống Putin là “món quà lớn nhất” cho NATO
Cựu giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus cho rằng, việc Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền điều hành nước Nga đã cho NATO lý do để tồn tại với việc mở rộng hoạt động ở Đông Âu và tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu lục.
Cựu giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus (Ảnh: Reuters)
Theo hãng tin RT, phát biểu tại một hội thảo quốc tế ở New Delhi (Ấn Độ) ngày 9/1, cựu giám đốc CIA David Petraeus nói rằng, nước Nga dưới dự lãnh đạo của Tổng thống Putin đã cho khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu lý do để tồn tạo. Ông nhấn mạnh, nước Nga đã cho NATO lý do để triển khai thêm binh sĩ và máy bay chiến đấu ở Đông Âu và các quốc gia vùng Baltic cũng như thiết lập các trụ sở trong khu vực viện cớ nhằm ngăn chặn sự “khiêu khích” của Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO có chiều hướng xấu đi dưới thời Tổng thống Putin.
Vị cựu quan chức này cũng cho rằng, Tổng thống Putin đã cho Mỹ cơ hội lần đầu tiên đưa một lữ đoàn thiết giáp trở lại châu Âu sau nhiều năm. Hiện lữ đoàn này đồn trú tại Ba Lan.
“Hãy nhớ là, ông Vladimir Putin là món quà lớn nhất cho NATO kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ông ấy đã mang lại lý do mới cho NATO tồn tại. Và Mỹ tiếp tục sẽ là xương sống trong nhiều khía cạnh, không chỉ ở đó mà còn ở những nơi khác trên thế giới”, ông Petraeus nói.
Cũng tại hội thảo, ông Petraeus cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao là “mối quan ngại lớn nhất”.
Tướng 4 sao David Petraeus từng được coi là một trong những nhà hoạch định chính sách quân sự có ảnh hưởng nhất dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và Barack Obama. Trước khi được bổ nhiệm lãnh đạo CIA, ông là lãnh đạo Bộ Chỉ huy trung tâm của Mỹ.
Những bình luận của ông Petraeus đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO có chiều hướng gia tăng căng thẳng. Những năm gần đây, Mỹ và các đồng minh đã tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu với lý do ngăn chặn mối đe dọa từ Nga sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014.
Nga đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích động thái mở rộng về phía đông của NATO. Giới chính khách Nga cho rằng, việc gia tăng quân sự hóa này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của châu Âu và kéo theo bất ổn ở khu vực.
Minh Phương
Video đang HOT
Theo Dantri/ RT
Nga hiện thực hóa học thuyết quân sự Putin
Nhà thờ quân đội Nga sẽ thúc đẩy các giá trị tinh thần của lực lượng vũ trang Nga.
Tờ National Interest dẫn lời ông Andrei Kartapolov - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga kiêm Chính ủy quân đội Nga công bố kế hoạch xây dựng nhà thờ quân đội để củng cố giá trị của "lòng ái quốc, tình yêu và sự tận tụy với đất nước" trong binh sĩ.
Đền Khaki - nhà thờ quân đội mới của Nga. Ảnh: National Interest.
Theo đó, nhà thờ sẽ sớm được xây dựng tại công viên Patriot, ngoại thành Moscow, nhằm thúc đẩy các giá trị tinh thần của Lực lượng vũ trang Nga.
"Nhà thờ mới sẽ là một ví dụ nữa về sự thống nhất của mọi người về lòng yêu nước, tình yêu và sự tận tụy đối với quê hương của chúng ta", ông Kartapolov nói với các nhà báo Nga.
Đáng chú ý, nhà thờ quân đội - tên gọi khác là Đền Khaki sẽ được trang trí tỏ rõ mục đích phục vụ cho mục đích quân sự của Nga.
Bên trong nhà thờ sẽ được trang trí bằng những bức tranh mô tả các trận chiến lịch sử. Màu chủ đạo của nhà thờ là màu xanh giống như màu của hệ thống tên lửa và xe bọc thép tiêu chuẩn của Nga.
Với chiều cao 95 mét, nhà thờ được thiết kế đủ chỗ cho 6.000 quân.
Báo chí Nga cho hay: "Ông Kartapolov tin rằng quân nhân Nga hiện đại không thể được định hướng phát triển mà không có tinh thần cao cả".
"Khi nói về hệ tư tưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng, điều này sẽ dựa trên kiến thức về lịch sử của đất nước, con người và các truyền thống văn hóa" - báo chí Nga nhấn mạnh.
Tôn giáo từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống quân sự của Nga. Việc xây dựng một nhà thờ quân đội đã thể hiện một phần nào học thuyết quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Roger Reese, một nhà sử học tại Đại học Texas A & M, người đã viết sách về lực lượng vũ trang và quân đội Liên Xô nhận định rằng: "Vào cuối thời đại của nước Nga Xô Viết, mỗi trung đoàn đều tìm cách xây dựng một nhà thờ trung đoàn.
Tất nhiên chế độ Xô Viết không xây dựng nhà thờ cho quân đội, nhưng đã xây dựng "Nhà của Hồng quân", có hình dạng giống như một ngôi sao, ở Moscow dành riêng cho Hồng quân và binh sĩ sử dụng. Ở một số khía cạnh, nó tương tự như một tổ chức Liên hiệp dịch vụ hỗ trợ lính Mỹ (USO)".
Việc xây dựng nhà thờ được giới thiệu sẽ thúc đẩy các giá trị tinh thần của lực lượng vũ trang Nga là bước đi cụ thể hóa tiếp theo của học thuyết quân sự của Tổng thống Vladimir Putin.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrei Kartapolov mới được bổ nhiệm hồi cuối tháng 7.
Nhiệm vụ của Ban Chính ủy - ghi trong sắc lệnh - là cổ vũ tinh thần yêu nước và lòng trung thành với Tổ quốc của hơn một triệu quân nhân Nga.
Thượng tướng Kartapolov cũng được giao quản lý hoạt động của Yunarmiya, một tổ chức thanh niên quân đội yêu nước có sự tài trợ của Bộ Quốc phòng Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrei Kartapolov
Giới quan sát chú ý, việc thành lập Ban Chính ủy trong quân đội đã được thành lập từ năm 1918, dưới thời Xô Viết, với nhiệm vụ bảo đảm Hồng quân trung thành với Đảng Cộng sản Liên Xô.
Việc bổ nhiệm một Thượng tướng chịu trách nhiệm về nhiệm vụ này đã khiến nhiều quan điểm cho rằng Tổng thống Putin muốn xây dựng một mô hình như thời Xô Viết.
Ông Alexander Kanshin, chuyên gia thuộc tổ chức dân sự chuyên phân tích về chính sách quân sự của Nga thì cho rằng việc khôi phục cấp ủy trong quân đội là nhằm đáp ứng với tình hình mới của đất nước Nga.
"Trong điều kiện thông tin toàn cầu hóa, cùng đối đầu tâm lý với phương Tây, vai trò của chính trị và tinh thần đoàn kết trong quân đội Nga và xã hội ngày càng phát triển mạnh" - ông Kanshin thể hiện quan điểm.
Có thể nhận định rằng, việc thành lập cấp chính uỷ trong quân đội Liên Xô là chính trị hoá quân đội. Nhiệm vụ của cấp này là quán triệt tư tưởng, động viên tinh thần, ổn định tâm lý cho cán bộ chỉ huy và binh sĩ trước, trong và sau khi làm nhiệm vụ, dù là trong thời chiến hay thời bình.
Tuy nhiên, dường như đây không là ý đồ duy nhất của Tổng thống Putin.
Theo giới phân tích, việc khôi phục cấp chính uỷ trong quân đội là nhằm phục vụ cho việc triển khai Học thuyết quân sự mới của Nga, được xây dựng từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, sau khi quân đội Nga phải nhận "sự kiện buồn" tại Kosovo, khi Nga bị thất thế trước NATO, quân đội chịu thiệt hại nặng nề.
Khi đọc Thông điệp Liên bang năm 2018, Tổng thống Putin đã chính thức công bố Học thuyết quân sự mới của Nga, từ chiến thuật đến chiến lược và đặc biệt là kỹ thuật quân sự hiện đại của quân đội Nga.
Việc khôi phục ban chính ủy là nhằm hiện thực hoá điều ấy. Đây là một ý tưởng hay của Tổng thống Putin, vì có thể lồng ghép việc triển khai Học thuyết quân sự mới cùng với việc cổ vũ tinh thần yêu nước và lòng trung thành với Tổ quốc cho quân đội.
Hiện nay chủ nghĩa khủng bố đang trỗi dậy mà sức mạnh của chúng nằm ở tinh thần - chứ không phải vũ khí, nên thiếu bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng là một lý do khiến Mỹ- phương Tây chống khủng bố kém hiệu quả.
Còn với nước Nga, khi Học thuyết quân sự mới được xây dựng và hoàn thiện sẽ tạo ra sức ép rất lớn với quân đội, nhất là các binh sĩ trẻ tuổi. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu không có bộ phận chuyên trách triển khai học thuyết một cách hợp lý.
Khôi phục cấp chính uỷ là cần thiết và phù hợp với tình hình của quân đội Nga hiện nay. Đó hoàn toàn không phải là việc khôi phục "một quân đội Liên Xô mới" trong thời đại Putin.
Theo Đông Phong (Báo Đất Việt)
Mỹ không từ bỏ "món hời" Nga Mỹ tiếp tục nói về "mối đe dọa Nga" và như thường lệ động cơ phía sau vẫn là những món hời lớn cùng những khoản chi tiêu khổng lồ. Thêm kịch bản đe dọa Tờ National Review bảo thủ của Mỹ vừa có bài phân tích về chính sách của Nga, đồng thời đề xuất phương sách để Mỹ và NATO có...