Cựu du học sinh chia sẻ “bí kíp” kiếm tiền, tiêu tiền ở châu Âu
Trong “Ngày hội Giáo dục châu Âu” diễn ra tại Hà Nội mới đây, sinh viên Việt Nam đã có cơ hội lắng nghe những câu chuyện làm thêm nhiều việc, từ dọn vệ sinh, rửa bát cho tới bán hàng, gia sư, hướng dẫn viên, phiên dịch viên, thực tập tại các công ty quốc tế,… để kiếm tiền trang trải cho sinh hoạt phí đắt đỏ của các cựu sinh viên xuất sắc.
“Bí kíp” kiếm tiền
Học bổng là một cách để du học châu Âu nhưng làm thêm cũng là một nguồn tốt nếu sinh viên muốn thêm thu nhập cá nhân.
Tại sự kiện, các cựu sinh chia sẻ những công việc họ đã trải qua trong quãng thời gian du học như: hướng dẫn viên du lịch cho đoàn Việt Nam, phiên dịch viên, bán hàng, thực tập tại các công ty quốc tế, làm bồi bàn… Hơn nữa, kiếm tiền ở châu Âu không vất vả khi du học sinh sáng tạo và chịu khó.
Sự kiện thu hút các học sinh, sinh viên và phụ huynh Việt Nam tham dự.
Bên cạnh những công việc nói trên mà đa số du học sinh thường chọn lựa, một số người khác cũng tìm những việc làm theo chuyên môn, khả năng và sở thích của mình.
Anh Nguyễn Thăng Long (cựu sinh Italia, hiện đang giảng dạy tại Đại học Kiến trúc Hà Nội) nói: “Năm nay, châu Âu đã chính thức cho sinh viên đi làm thêm 15 giờ/ tuần.
Theo tôi, công việc hướng dẫn viên du lịch là một công việc phù hợp. Nó vừa giúp trang trải cuộc sống vừa cho chúng ta trải nghiệm những địa danh tuyệt vời”.
Anh Trịnh Xuân Tuân từng du học ngành Trí tuệ nhân tạo tại Thụy Điển cho biết, những công việc “chân tay” tại đây không nhiều nhưng làm freelance (công việc tự do) nhất là trong ngành công nghệ thông tin khá nhiều.
Du học sinh nên thực tập tại các công ty của Thụy Điển vì nếu họ thấy bạn làm tốt thì họ có thể nhận làm và cho định cư ngay.
“Bí kíp” dùng tiền
Với môi trường hoàn toàn mới và cách xa gia đình, thậm chí hàng ngàn cây số thì việc du học sinh tự lo được cho bản thân là điều cần thiết nhất. Nếu không chú ý, các bạn có thể sẽ trải qua cảm giác “rỗng túi” cả tháng liền.
Video đang HOT
“ Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, người Việt Nam tại nước ngoài cũng là một công việc đang trở nên phổ biến ở Ireland. Họ rất thân thiện và họ rất thích tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Toàn bộ số tiền tôi kiếm được khi đó đã đem đi ủng hộ cho quỹ “Cơm có thịt” tại Việt Nam. Điều đó cho thấy ai ai cũng có thể đóng góp cho đất nước dù đang sinh sống ở Việt Nam hay không”, chị Nguyễn Thái Thanh (cựu sinh Ireland) chia sẻ.
Chị Nguyễn Minh Châu (cựu sinh viên Bồ Đào Nha) nói: “Bạn nên lên danh sách những khoản chi cần thiết và phân bổ thu nhập cho từng khoản mỗi tuần. Với du học sinh, các khoản chính phải kể đến thường là:
- Khoản bắt buộc phải chi: tiền thuê nhà, điện nước, học phí, ăn uống, đi lại, bảo hiểm..
- Khoản lựa chọn chi: mua sắm, giải trí, tiệc tùng, thể thao…
- Quỹ dự phòng: đề phòng cho những khoản phải chi bất ngờ, ốm đau, trợ cấp của bố mẹ đến muộn…
Hãy chia số tiền bạn có cho từng khoản để biết giới hạn bạn có thể chi là bao nhiêu. Bạn nên cộng thêm 10% giá trị số tiền để làm phí phát sinh.
Ngoài ra, du học sinh nên tận dụng những chính sách giảm giá dành cho sinh viên quốc tế và chờ những đợt giảm giá để mua sắm hoặc mua hàng online”.
Chị Nguyễn Minh Châu (cựu du học sinh Bồ Đào Nha) đang chia sẻ về cách quản lý tài chính.
Các cựu sinh xuất sắc khẳng định, làm thêm để san sẻ bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình và có thể thoải mái hơn trong chi tiêu, để thích nghi nhanh hơn với môi trường mới là một điều tốt.
Nhưng các bạn sinh viên cũng không nên chỉ lao vào làm việc mà bỏ qua những trải nghiệm đáng quý khi du học tại châu Âu.
Hồng Vân
Theo Dân trí
Một phần năm giáo viên Mỹ phải làm nghề tay trái để kiếm sống
Mức lương nghề giáo thấp buộc nhiều người xin làm thêm ở cửa hàng quần áo, đồ ăn nhanh ngoài giờ giảng.
Education Week thông tin, khoảng một phần năm (18%) giáo viên công lập ở Mỹ làm nghề tay trái, theo phân tích mới từ dữ liệu liên bang. Một nửa số này có công việc thứ hai ngoài lĩnh vực giáo dục, chỉ 5% chọn dạy thêm hoặc gia sư bên ngoài khu học chánh, 4% có nghề tay trái không phải là giảng dạy nhưng vẫn liên quan lĩnh vực giáo dục.
Trên toàn quốc, giáo viên làm nghề tay trái kiếm trung bình 5.100 USD mỗi tháng để bổ sung vào thu nhập. Trong đó, những người làm thêm ở lĩnh vực phi giáo dục kiếm nhiều hơn khoảng 1.000 USD so với đồng nghiệp làm thêm ở lĩnh vực giáo dục, tức lần lượt trung bình tháng 5.500 USD và 4.500 USD.
Những con số này được lấy từ Khảo sát Giáo viên và Lãnh đạo trường học Toàn quốc (NTPS) năm 2015-2016, thực hiện bởi Bộ Giáo dục Mỹ. Từ bộ dữ liệu NTPS, Trung tâm Quốc gia về Thống kê Giáo dục (NCES) đã công bố định kỳ những phân tích mới có ý nghĩa quan trọng. Phân tích trước đây chỉ ra giáo viên dành trung bình 479 USD để mua đồ dùng trong lớp học và 55% cho biết không hài lòng với mức lương. Phân tích mới nhất về nghề tay trái như một bước làm sáng tỏ về cảm giác bất mãn của đội ngũ giảng dạy trên toàn quốc.
Giáo viên bang Oklahoma trong cuộc biểu tình tháng 4 cầm tấm biển đề dòng chữ "Nghề tay trái của tôi trả tiền cho tấm biển này". Ảnh: Getty Images
Mùa xuân năm nay, hàng loạt nhà giáo dục ở sáu tiểu bang đã tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn, đình công và diễu hành trên khắp tuyến phố, tụ tập trước các tòa thị chính để phản đối mức lương thấp và việc cắt giảm ngân sách giáo dục.
"Làm một lúc hai việc và cố gắng duy trì sự cân bằng trong việc giảng dạy là rất khó, đặc biệt là khi bạn có gia đình", Joe Reid, cựu giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở ở Hebron, bang Indiana cho biết.
Trong suốt 12 năm làm giáo viên, Reid dành phần lớn thời gian rảnh để làm thêm, từ trực tổng đài Best Buy, nấu ăn tại nhà hàng thức ăn nhanh Popeyes Louisiana Kitchen đến dạy kèm ở công ty tư nhân. Nhờ đó, anh kiếm thêm được đồng ra đồng vào để nuôi con, như trả phí tại trung tâm trông trẻ.
Ở bang Oklahoma, nơi các trường học buộc phải đóng cửa 9 ngày do biểu tình trong tháng 4 vừa qua, khá đông giáo viên có chung trải nghiệm làm nhiều việc cùng lúc. Kara Stoltenberg, giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Norman là nhân viên bán quần áo ở một cửa hàng ngoài giờ dạy. Theo cô, công việc thứ hai mà giáo viên đang phải làm chính là lý do họ cần được tăng lương. Bang Oklahoma nằm ở top cuối cả nước về mức lương giáo viên.
"Tôi nghĩ hầu hết chúng ta có thể sống ngày qua ngày, tháng qua tháng. Nhưng xét về khả năng tiết kiệm, hay khi chiếc xe của bạn gặp trục trặc, những chi phí phát sinh bắt đầu khiến bạn cảm thấy khổ sở", Stoltenberg trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 3.
Chật vật hơn nhiều ngành nghề khác
Phân tích dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, Dick Start, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Santa Barbara phát hiện rằng giáo viên có khả năng làm thêm nghề tay trái cao hơn 30% so với người lao động ở ngành nghề khác.
"Có lẽ vấn đề lớn ở đây là tiền. Những gì chúng ta biết là giáo viên phải làm thêm nhiều hơn so với những người lao động cùng trình độ đại học, cùng bận rộn với công việc chính toàn thời gian", ông nói.
Startz cũng nhận thấy giáo viên trung học có nhiều khả năng làm nghề tay trái hơn giáo viên tiểu học, và số giáo viên nam bươn chải bên ngoài trường học nhiều hơn giáo viên nữ.
Khác biệt còn được chỉ ra theo từng khu vực. Chẳng hạn, nhiều giáo viên ở vùng Đông Bắc và Trung Tây phải làm thêm nhiều hơn ở miền Nam và miền Tây. 11% giáo viên ở miền Trung Tây làm thêm trong lĩnh vực phi giáo dục, trong khi con số này ở miền Tây là 8%.
Ảnh hưởng tiêu cực từ nghề tay trái
Trong hơn ba thập niên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sam Houston (Texas) đã tiến hành cuộc khảo sát hai năm một lần trên các thành viên Hiệp hội Giáo viên bang Texas về công việc ngoài ngành.
Cuộc khảo sát này dựa trên cơ sở tự nguyện và không phải lúc nào cũng có kích thước mẫu lớn nên kết quả không đại diện cho toàn bộ giáo viên của bang. Tuy nhiên, Startz cho biết vẫn có những bài học rút ra được từ đó. Hai phát hiện chính của khảo sát là đa số giáo viên làm nghề tay trái đang cân nhắc bỏ nghề giáo, và giáo viên cảm nhận được việc làm thêm ảnh hưởng tiêu cực đến việc giảng dạy. "Tôi nghĩ đây là một mối lo ngại thực sự", Startz nói.
Làm việc ngoài giờ dạy khiến bạn bị cắt giảm thời gian soạn giáo án, chấm điểm hay xao nhãng nhiều trách nhiệm khác, Joe Reid, cựu giáo viên ở bang Indiana nói.
Reid nghỉ việc ở trường vào cuối năm học vừa rồi. Hiện tại, dù không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục làm một công việc giảng dạy ở nơi khác, anh đang tập trung tìm kiếm những vị trí trả lương cao hơn. Anh muốn bỏ hẳn việc làm nghề tay trái để dành thời gian cho ba con.
"Tôi nhớ khi xin nghỉ ở cửa hàng gà rán Popeyes, tôi đã nghĩ, mình sẽ không bao giờ làm hai công việc cùng lúc nữa. Nhưng tôi đã sai", anh kể lại trải nghiệm trong những năm làm nghề giáo.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
"Đa phần sinh viên Việt đang học ngành ít có cơ hội cạnh tranh xin việc tại Mỹ" TS. Đinh Công Bằng (Tốt nghiệp tiến sĩ ngành Khoa học thông tin, Đại học bang Florida) lưu ý, số sinh viên sau đai hoc it oi, va sô sinh viên ngoai STEM đông đươc coi la nguyên nhân dân đên kho khăn xin viêc thưc tâp cua sinh viên Việt Nam tại Mỹ. Khá nhiều bạn trẻ coi nước Mỹ là thánh...