Cựu diễn viên xiếc, người tình của của Dũng “ben” lĩnh 2 bản án tù
Vừa bị TAND tỉnh Bình Dương xử phạt 3 năm về tội “Che giấu tội phạm”, Thúy Dung, cựu diễn viên xiếc, từng là người tình của trùm giang hồ Dũng “Ben” lại bị TAND TPHCM tuyên 9 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 13/6, Tòa án nhân dân (TAND) TPHCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Võ Thị Thúy Dung (SN 1962, ngụ tại Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) 9 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, Dung từng là một diễn viên xiếc. Sau khi chồng mất, Dung giao du với một số đại gia nên bỏ môn năng khiếu nghệ thuật này. Dung trở thành đối tượng chuyên cho vay nặng lãi.
Nhờ có nhan sắc, bản lĩnh và khiếu ăn nói “đánh trúng tim đen” người đối diện nên Dung tạo được sự tín nhiệm. Dung thường khoe khoang mình có quen biết với ông này, bà nọ và luôn mở lời sẽ giúp đỡ nếu ai đó gặp khó khăn.
Video đang HOT
Bị cáo Dung tại tòa sơ thẩm
Dung quen biết với một người tên Nguyễn Bảo Ngọc. Ngọc giới thiệu Dung với vợ chồng em gái là Nguyễn Thị Thanh Thùy và Ngô Minh Liêm. Sau đó, Thùy và Liêm bị bắt về tội: “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Thấy Ngọc loay hoay tìm cách giúp vợ chồng em gái thoát tội, Dung tỏ vẻ đàn chị và hứa sẽ đứng ra thu xếp vụ án này. Dung cho Ngọc biết mình quen rất nhiều công an, cán bộ cấp cao nên việc chạy án cho Thùy, Liêm chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”.
Tin lời, Ngọc đưa cho Dung tổng cộng 852 triệu đồng để Dung lo chạy án. Tuy nhiên, khi nhận tiền xong, không lo được việc, Dung bỏ trốn ra Hà Nội để sống với người tình là Dương Hoàng Dũng (tức Dũng ‘Ben’, 47 tuổi, quê ở Tiền Giang), đối tượng đang có lệnh truy nã đặc biệt về tội giết người.
Quyết định truy nã Dung của CATPHCM
Biết mình bị lừa, Ngọc đã làm đơn tố cáo Dung đến công an TPHCM. Và người đàn bà này đã bị công an ra lệnh truy nã. Dù bị truy nã, nhưng Dung giấu nhẹm, không nói với Dũng lúc sống chung ở Hà Nội.
Ngay sau khi Dũng bị bắt, Dung cũng sa lưới pháp luật. Trong phiên tòa xét xử Dũng “ben” vào tuần qua, Dũng “ben” bị tuyên án chung thân, Dung cũng bị xử phạt 3 năm tù về tội: “Che giấu tội phạm”.
Theo Dantri
Đốt đồ mã rằm tháng giêng: Tiền thật hóa thành... tro
Rải rác suốt cả năm, người Việt Nam có vô số dịp để đốt vàng mã, từ Mùng 1, hôm rằm thông thường, ngày giỗ chạp... Và đặc biệt dịp Tết, từ ngày 23 tháng chạp Âm lịch đến hết tháng Giêng là thời điểm vàng mã được hóa về trời nhiều nhất, với đủ lý do: Tiễn ông Táo về trời, đi tảo mộ tổ tiên, tất niên, hóa vàng, đi chùa đầu xuân, giải hạn và đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng...
Câu chuyện về vàng mã không mới và các nhà quản lý cũng nhận thấy nhiều bất cập từ vấn đề này, thậm chí đã ra những văn bản cấm nhưng xem ra những biện pháp hành chính vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Tốn kém, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Hỏi chuyện một người quen sống ở làng nghề vốn nổi tiếng với dòng tranh Đông Hồ hàng trăm năm trước, làng Song Hồ, xã Thuận Thành, huyện Bắc Ninh anh cho biết đến nay ở làng có đến 90% số hộ gia đình chuyển sang làm vàng mã. Mới đầu chỉ là tiền, vàng, quần áo, mũ, giày dép, ngựa, sau thôi thì đủ thứ như nồi cơm điện, đầu kỹ thuật số, lò vi sóng, tủ lạnh, máy giặt, ôtô... Nhiều hộ nhận được đơn hàng khủng còn chế tác cả những nhà lầu, xe khủng, máy bay và vô vàn những thứ "độc" khác do khách tự nghĩ ra. Thông thường khách sẽ đặt hàng một cách cụ thể với những người bán hàng tại các phố Hàng Mã (chủ yếu ở Hà Nội), ví dụ như ôtô, xe máy, máy bay nhãn hiệu gì, to bằng nào... sau đó các chủ cửa hàng sẽ đặt các làng nghề làm với giá từ vài trăm lên đến... vài triệu. Anh bạn người quen cho biết, năm nay do kinh tế suy thoái nên những đơn hàng khủng và độc không nhiều như nhưng năm trước, nhưng lượng tiêu thụ vẫn không giảm là bao.
Số lượng hàng hóa tiêu thụ tại các làng nghề vàng mã khổng lồ cũng cho thấy số tiền khủng khiếp mà người dân đã đốt hàng năm. Tuy chưa có cơ sở thống kê một cách chính xác nhưng ước tính chỉ riêng Hà Nội đã lên tới nhiều trăm tỷ đồng mỗi năm. Phú quý sinh lễ nghĩa, càng gia đình giàu có thì càng đổ nhiều tiền vào đốt tiền vàng.
Việc đốt vàng mã ngoài việc tốn kém, lãng phí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường, cháy nổ. Mỗi dịp lễ hay Tết, đặc biệt như Tết Vu Lan, ngày Tết ông Công, ông Táo, ngày lễ Hóa vàng, giải hạn... dễ dàng bắt gặp cảnh phố phường mù mịt khói. Ngay trong dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ vừa rồi, Hà Nội cũng đã xảy ra vài vụ cháy nhà mà nguyên nhân được những người dân cho biết là do đốt vàng mã.
Càng cấm càng đốt
Cách đây hơn 2 năm, Nghị định 75/2010/NĐ - CP ngày 12-7-2010 đã đưa hành vi đốt đồ mã nơi công cộng vào lệnh cấm với quy định phạt 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác. Nghị định này mới chỉ điều chỉnh hành vi đốt đồ mã, tức là những vật dụng như nhà, xe, ngựa, mũ áo, hình nhân... và cũng chỉ cấm ở những nơi công cộng, còn việc đốt tiền vàng và tại hộ gia đình thì không bị cấm. Dù vậy, sau hơn 2 năm Nghị định 75 có hiệu lực, việc đốt mã ở các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng vẫn diễn ra và rất hiếm người bị xử phạt. Hầu hết người dân khi được hỏi đều không rõ việc đốt đồ mã như thế nào sẽ bị phạt.
Mới đây, trong dự thảo Nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa đang được trình Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kiến nghị tăng chế tài xử phạt đối với hành vi này lên 1-3 triệu đồng. Nhưng dù cho quy định đó có hiệu lực thì việc đốt vàng mã e rằng vẫn không dừng lại và không phạt được tận gốc hành vi đốt vàng mã. Thực tế việc đốt vàng mã hiện nay được thực hiện nhiều nhất ở các điện thờ tư nhân của những người lợi dụng mê tín dị đoan để buôn thần bán thánh. Và trên khắp cả nước thì có vô vàn các điện thờ như vậy. Các điện thờ này thường "tổ chức" mở phủ trình đồng, cúng sao, giải hạn. Và mỗi cuộc như thế thì đồ mã được đốt vô tội vạ. Người ta bỏ ra tới vài chục, hàng trăm triệu đồng để mở phủ trình đồng, thì với một vài triệu tiền phạt có đáng gì. Hơn nữa ở các điện thờ tư nhân như vậy, thì có được coi là nơi công cộng?
Thực tế, theo nhà nghiên cứu văn hóa, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cũng chia sẻ từ khi Nghị định có hiệu lực qua quan sát trực tiếp, bản thân ông chưa thấy có chuyển biến gì về thói quen đốt vàng mã, đồ mã của người dân. "Cá nhân tôi đã từng tiếp xúc với một số người thường xuyên có nhu cầu đốt vàng mã tại các đền, chùa, khi được hỏi có sợ lệnh cấm không thì họ nói: Lần nào đốt cũng đưa trước cho chủ đền số tiền phạt để nếu có cơ quan đến phạt thì chủ đền nộp luôn giúp cho. Nhưng đa phần cũng chẳng có ai phạt và số tiền đó chủ đền được hưởng. Tôi cũng đi hỏi nhiều đền, chùa, phủ xem có ai kiểm tra, xử phạt không thì họ đều trả lời là không". Như vậy có thể thấy lệnh cấm rõ ràng không hiệu quả, không khả thi, thậm chí "nhờn luật" và xuất hiện những nhóm người ăn theo, nhất là việc thực hiện hời hợt như hiện nay. Một cán bộ văn hóa quận khi trao đổi với chúng tôi cũng cho biết phòng văn hóa chẳng lấy đâu ra người để đi kiểm tra, xử phạt hành vi đốt đồ mã cả. Mà có nhìn thấy họ để đồ ở đó, nhưng thấy đoàn kiểm tra, họ chưa đốt thì cũng không thể xử phạt được.
Hãy đốt... có văn hóa
Người đốt vàng mã thì có một niềm tin rằng đốt càng nhiều tiền vàng, đồ mã thì tổ tiên, thần linh càng phù hộ lớn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa lại cho rằng tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc, đốt vàng mã tượng trưng để bày tỏ tình cảm với người đã khuất nhưng khi xã hội phát triển, ý nghĩa của tục đốt vàng mã đã bị hiểu sai lệch đi. GS Ngô Đức Thịnh cho biết, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã có nhiều chuyến làm việc tại các di tích văn hóa, đền, chùa, phủ và tuyên truyền về việc hạn chế đốt đồ vàng mã tại các địa điểm này và rút ra một điều là ngoài việc cần thực hiện sát sao các quy định hành chính thì việc tuyên truyền, dựa vào cộng đồng có vai trò quan trọng nhất trong việc hạn chế đốt vàng mã. "Những người đứng đầu các đền, chùa, phủ đều cho rằng nếu chính quyền, các cơ quan văn hóa tin tưởng giao cho họ một trách nhiệm nào đó thì chắc chắn họ sẽ hạn chế được. Và thực tế là một vài năm trở lại đây, đã có nhiều vị sư trụ trì tại các chùa, chủ các đền, phủ cũng không khuyến khích các phật tử đốt vàng mã, nhiều đền, chùa phủ đã có những quy định về việc không đốt đồ mã và họ đã thực hiện rất kiên quyết vấn đề này".
Ngoài ra, theo TS Nguyễn Mạnh Cường (Viện nghiên cứu Tôn giáo), ngoài việc tuyên truyền cho người dân hiểu về việc đốt vàng mã thì cũng cần có những quy định pháp luật cụ thể "đánh" vào những người cố tình tuyên truyền mê tín dự đoan, tự cho mình là trung gian giữa cõi âm và cõi dương như thầy cúng, thầy bói để kiếm tiền trục lợi cho bản thân... Đây chính là những người "vẽ" ra thế giới âm và lôi kéo người dân vào việc đốt nhiều vàng mã. Cụ thể như các điện thờ tư nhân mà chúng tôi đã nói ở trên. Cần phải có những biện pháp quản lý chặt đối với các điện thờ tư nhân.
Một vấn đề nữa mà các cơ quan quản lý chưa giải quyết được, đó là nghịch lý luật cấm đốt đồ mã, nhưng đồ mã vẫn là một trong những mặt hàng thuộc danh mục của Bộ KH-ĐT cho phép sản xuất và có thu thuế! Những người làm luật thì cho rằng lệnh cấm trước tiên nhằm hạn chế "cầu", và khi cầu giảm thì ắt "cung" sẽ giảm, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung hành vi sản xuất, vận chuyển đồ mã vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về văn hóa. Trả lời trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời gần đây, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Anh Tuấn cũng cho đốt vàng mã (tiền âm phủ) là tập quán lâu đời, là một hiện tượng xã hội có yếu tố tâm linh tín ngưỡng, quan điểm của cơ quan quản lý là vận động người dân không nên đốt vàng mã để tiết kiệm, bảo đảm vệ sinh môi trường. Còn hành vi bán đồ mã, đốt đồ mã đã bị pháp luật cấm tại những nơi công cộng, và sẽ tăng mức xử phạt lên. Ông cũng cho biết Bộ đang nghiên cứu bổ sung hành vi sản xuất, vận chuyển đồ mã vào quy định, tuy nhiên hiện nay nghề làm hàng mã đang giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, nên việc cấm sản xuất cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà làm luật, các nhà quản lý cần tính đến việc cấm đốt đồ mã, hoặc cần có quy định cụ thể mức cho phép được đốt là như thế nào chứ không nên quy định chung chung với mức phạt như "phủi bụi" thì không bao giờ phạt hết tình trạng đốt vàng mã. Và như vậy hàng năm tiền tỷ, tiền thật vẫn bị hóa ra tro.
Nhìn lại quy định cấm đốt pháo. Hiện nay những làng nghề sản xuất và buôn bán pháo đã chuyển sang làm những nghề khác vẫn kiếm bộn tiền, vẫn nuôi sống cả làng. Nếu cấm đốt vàng mã, biết đâu đấy dòng tranh Đông Hồ truyền thống của một làng nghề truyền thống lại được khôi phục và phát triển thì sao?
Theo ANTD
Nhộn nhịp phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội Những ngày cận Tết, phiên chợ bán đồ cổ, đồ đồng, đồ giả cổ... ở ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội) lại nhộn nhịp tấp nập người mua. Năm nay chợ có 20 gian hàng, chủ yếu bày bán món đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục năm... rất hiếm đồ cổ có niên...