Cựu đặc nhiệm Mỹ luôn thức dậy lúc 4h30
Jocko Willink dậy sớm rèn luyện được tính kỷ luật, có thời gian rảnh rỗi dành cho bản thân và làm được nhiều công việc khác.
Cựu chỉ huy đội đặc nhiệm SEAL, Jocko Willink giải ngũ vào năm 2010 nhưng thói quen dậy lúc 4h30 được rèn luyện trong quân đội vẫn không thay đổi, theo BI.
“Tôi tìm ra khung giờ để hoàn thành nhiều công việc cá nhân bằng cách dậy sớm hơn những người khác. Vào 4h30, mọi người vẫn còn ngủ say nên tôi có thể làm nhiều công việc mình muốn”, ông nói.
Cựu lính Mỹ tiết lộ việc tập thể dục của ông không tốn quá nhiều thời gian. Mỗi sáng, Jocko tập các bài đốt cháy toàn bộ cơ thể nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như đi bộ và chạy nước rút hoặc đi bộ và làm bất kỳ động tác tăng cường từ 2 đến 6 phút.
Jocko cho rằng thức dậy sớm có lẽ rất khó, nhưng chuyện nào cũng có cái giá của nó. “Đến khoảng 7h tôi đã tập thể dục xong, hoàn thành một số công việc và còn có thời gian chào tạm biệt bọn trẻ trước khi chúng đến trường. Điều đó chắc chắn tốt hơn so với ngủ một mạch đến 6h45″.
Jocko Willink (trái) khi còn là lính đặc nhiệm SEAL. Ảnh: BI
Video đang HOT
Nhiều người chọn làm việc vào buổi tối thường sẽ không có hiệu suất cao. Một số khác chọn thư giãn bằng việc lướt web, xem video giải trí, đọc các câu chuyện mang tính tiêu cực. “Đừng làm thế, thay vào đó, hãy đi ngủ để thức dậy sớm”, Jocko nói.
Sau khi hình thành thói quen dậy sớm, mọi người sẽ phát hiện ra một ngày của mình có rất nhiều thời gian. Bạn có thể đọc sách, tập thể dục, thư giãn hoặc chuẩn bị tốt công việc trong ngày. Hãy chọn khung giờ nhất định và thức dậy đều đặn mỗi ngày. Không nhất thiết phải là 4h30, có thể là 5h30 hay 6h, tùy vào thời gian biểu cá nhân, Jocko chia sẻ.
Bên cạnh đó, thói quen dậy sớm giúp rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân. Thoát khỏi chiếc chăn ấm khi buồn ngủ có thể xem như một phương pháp huấn luyện ý chí.
Các chuyên gia sức khỏe đều khuyến khích mọi người dậy sớm để tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm và làm việc hiệu quả hơn.
Cẩm Anh
Theo VNE
Phát hiện mới về những người ngủ sớm và dậy sớm
Những người ngủ sớm và dậy sớm trước 6 giờ sáng có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn đến 25% so với những người thức khuya. Ngoài ra, họ cũng dễ thành công hơn trong tình yêu, cuộc sống cũng hạnh phúc hơn.
Khu giờ ngủ phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên sẽ giúp cơ thể tràn trề năng lượng vào sáng hôm sau - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Psychiatric Researchmới đây phát hiện những người ngủ sớm và dậy trước 6 giờ sáng hoặc sớm hơn có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn đến 25% so với những người thức khuya, theo Daily Mail.
Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng đi ngủ sớm và thức dậy trước 6 giờ sáng là khoảng thời gian ngủ nguyên thủy của con người.
Tổ tiên chúng ta đã ngủ như vậy suốt nhiều thế hệ, vào thời điểm trước khi có bóng đèn và khung giờ ngủ đó chính là nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.
"Vào thời đại trước khi có ánh sáng nhân tạo, con người bắt đầu ngủ khi trời tối, sau một ngày săn bắt và hái lượm", Daily Mail dẫn lời nhà tâm lý học người Úc - tiến sĩ Bailey Bosch.
Việc có một mô hình giấc ngủ đúng và phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên sẽ giúp cơ thể ít mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau, bà Bosch nói thêm.
Một trong những điều mấu chốt giúp tận dụng tối đa lợi ích của việc dậy sớm là thay vì ngồi viết một danh sách dài những điều phải làm trong ngày, mọi người hãy thư giãn và ngồi với một tách trà, cà phê để đọc tin tức.
Họ cũng có thể làm bất cứ điều gì để mình cảm thấy thoải mải, miễn là không liên quan đến việc đặt mục tiêu và tạo áp lực cho mình để hoàn thành những thứ gì đó, tiến sĩ Bosch khuyến cáo.
Những lợi ích của việc dậy sớm không chỉ dừng lại ở đó. Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ dậy trễ có tỷ lệ kết hôn thấp, phải sống một mình cao hơn, họ hút thuốc cũng nhiều hơn, theo Daily Mail.
Thức khuya, dậy trễ vào sáng hôm sau là khoảng thời gian ngủ lệch đi với nhịp sinh học tự nhiên. Do đó, cơ thể sẽ dễ căng thẳng hơn vào ngày hôm sau.
Những người còn thói quen dậy trễ nên ngủ sớm hơn và dậy sớm hơn khoảng 30 phút so với bình thường. Cách này có thể giúp họ kiểm soát tốt hơn những công việc, nhiệm vụ vào sáng hôm sau, Daily Mail dẫn ý kiến của tiến sĩ tâm lý học người Úc Marny Lishman.
Theo thanhnien
Đang đói bụng cồn cào ruột gan thì nên tránh làm 5 việc này kẻo gây tổn hại lớn cho sức khỏe Lúc dạ dày đang trống rỗng là thời điểm rất nhạy cảm, vì nó có thể gây ra những tổn thương không nhỏ cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bạn. Theo chia sẻ từ David Wolfe (doanh nhân, tác giả, phát ngôn viên và chuyên gia y tế người Anh), có một số việc mà bạn cần tránh làm khi...