Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ tư
Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa ngày 31/10 cho biết, đã có kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố bị can Nguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại dự án khách sạn – căn hộ cao cấp Oceanus tại TP Nha Trang.
Cùng bị đề nghị truy tố về tội danh này còn có 8 bị can khác là cựu Phó Chủ tịch Đào Công Thiên; cựu Giám đốc Sở KH-ĐT, Sở TN&MT Võ Tấn Thái; cựu Phó giám đốc Sở TN&MT Vũ Xuân Thiềng, Trần Quang Bửu; cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Ngọc Tâm; cựu Phó giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Văn Nhựt; cựu Phó Cục trưởng Cục thuế Trần Sỹ Quân và cựu Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang Lê Huy Toàn.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng (ảnh trên) và cựu Phó Chủ tịch Đào Công Thiên trong một vụ án đã xét xử năm 2022
Theo kết luận điều tra, tháng 9/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Thiên Triều thực hiện dự án “Khu phức hợp Thiên Triều” trên diện tích 22.146m2 tại khu Bãi Dương, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang. Đến cuối tháng 9/2014, dự án được chuyển sang cho Công ty CP Đầu tư Viễn Triều Nha Trang với tên gọi “Khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus”.
Video đang HOT
Dự án phức hợp khách sạn, căn hộ cao cấp Oceanus – nơi xảy ra vụ án
Quá trình triển khai dự án, UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Luật đầu tư 2003, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013; không tổ chức đấu thầu dự án, mà lại chỉ định thầu trái pháp luật.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa còn có sai phạm khi phê duyệt chiều cao xây dựng “Khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus” 47 tầng không đúng quy hoạch chung của TP Nha Trang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012. Thậm chí, UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất cho nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Điều 58 Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa còn sai phạm trong xác định giá đất giao cho nhà đầu tư gây thất thoát tài sản tại thời điểm tháng 10/2015 với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng. Mặt khác, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất khi nhà đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất hơn 11,2 tỷ đồng.
Kết luận điều tra xác định, bị can Nguyễn Chiến Thắng với tư cách Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo thực hiện việc chỉ định nhà đầu tư mà không tổ chức đấu thầu, giao đất cho nhà đầu tư trái pháp luật. Bị can Đào Công Thiên đã ban hành quyết định phê duyệt giá đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật. Bị can Võ Tấn Thái ký các văn bản tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư trái pháp luật. 6 bị can còn lại chịu trách nhiệm trong việc xác định giá đất không đúng quy định pháp luật.
Tất cả 9 bị can đã vi phạm vào tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Khoản 3, Điều 219 BLHS.
Trong số 9 bị can nêu trên, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng; cựu Phó Chủ tịch Đào Công Thiên; cựu Giám đốc Sở KH-ĐT, Sở TN&MT Võ Tấn Thái đã hai lần bị xét xử với hai bản án đã có hiệu lực pháp luật. Ba bị can này cũng vừa bị đề nghị truy tố về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Nha Trang Golden Gate do Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang làm chủ đầu tư, đến nay tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ tư.
Trước khi có kết luận điều tra vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra lệnh kê biên 453,7m2 đất gắn liền hai căn nhà ở phường Tân Lập, TP Nha Trang của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng cùng vợ là Phan Thị Thu Hà; phong tỏa 22 tài khoản tại các chi nhánh ngân hàng Viettinbank, Vietcombank, MSB Khánh Hòa của bà Phan Thị Thu Hà có hơn 33,7 tỷ đồng cùng 315.545 USD và 6.899 Euro; phong tỏa 2 tài khoản tại Vietcombank Khánh Hòa có hơn 826,5 triệu đồng của ông Nguyễn Chiến Thắng. Kê biên 2 căn hộ có tổng diện tích 249,5m2 tại một chung cư ở phường Phước Hải, TP Nha Trang của cựu Giám đốc Sở KH-ĐT, Sở TN&MT Võ Tấn Thái cùng vợ là Lê Thị Như Mai
Bộ Công an thu giữ hàng trăm tỉ đồng của cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu giữ hơn 187 tỉ đồng của bị can Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, đồng thời kê biên 3 thửa đất và tài sản gắn liền với đất ở Hà Nội
Như Báo Người Lao Động vừa thông tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa đề nghị truy tố bị can Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC); Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga (cùng em gái ông Quyết) và Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC, về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, có 16 bị can khác bị đề nghị truy tố tội Thao túng thị trường chứng khoán theo khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bị can Trịnh Văn Quyết thời điểm chưa bị khởi tố
Trong quá trình điều tra, Bộ Công an đã thu giữ hơn 187 tỉ đồng là số tiền mà bị can Trịnh Văn Quyết có được từ việc chuyển nhượng 40,59% cổ phần BAV; kê biên của bị can Quyết 3 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 799,6 m2, hai thửa còn lại đều có diện tích 199,9 m2.
Đối với bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết, cựu kế toán tổng hợp của Công ty CP Tập đoàn FLC), Cơ quan điều tra đã kê biên 4 thửa đất và tài sản gắn liền với đất gồm: 158,3 m2 nhà đất tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội; 3 thửa đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội (trong đó 2 thửa có diện tích 200 m2, 1 thửa có diện tích 125,3 m2).
Bị can Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Quyết, cựu phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS) bị kê biên: 2 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 193,1 m2; 1 thửa có diện tích 165 m2.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có công văn gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, ngăn chặn giao dịch (khóa chiều ghi nợ) đối với tài khoản đứng tên các cá nhân, gồm: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS) và 45 cá nhân cho bà Huế mượn tài khoản chứng khoán/tài khoản ngân hàng.
Cơ quan điều tra cũng có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng biến động (giao dịch chuyển nhượng mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp...) đối với tài sản (bất động sản, cổ phần/ vốn góp, cổ phiếu...) đứng tên bị can Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga.
Theo kết luận, bị can Trịnh Văn Quyết chỉ đạo người thân, nhân viên và các công ty con, sử dụng khoản chứng khoán để "thổi giá" các mã AMD, HAI, GAB, FLC, ART; qua đó hưởng lợi bất chính 723 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Quyết còn "phù phép", nâng khống vốn của Công ty CP Xây dựng Faros từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng. Sau đó, cựu chủ tịch FLC đề nghị đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng Faros trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM để bán, chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng của các nhà đầu tư. Số tiền thu lợi bất chính, bị can Trịnh Văn Quyết dùng để mua cổ phần tại hãng hàng không Bamboo Airways; trả nợ; gửi vào tài khoản chứng khoán và chi tiêu cá nhân...
Thay đổi tội danh truy tố nguyên Tổng giám đốc Saigon Co.op Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung lần 4, chuyển Viện KSND cùng cấp tiếp tục đề nghị truy tố bị can Diệp Dũng (nguyên Chủ tịch Saigon Co.op), Nguyễn Thành Nhân (nguyên Tổng giám đốc Saigon Co.op), Hồ Mỹ Hòa (nguyên Giám đốc Phòng Tài chính...