Cựu CEO WeWork lại khởi nghiệp
Flow – startup mới của Adam Neumann vừa được đầu tư 350 triệu USD, định giá hơn 1 tỷ USD.
Gần ba năm sau khi rời ghế CEO WeWork, Adam Neumann được cho là đang điều hành một startup bất động sản.
Nguồn tin từ The New York Times cho biết, Andreessen Horowitz – công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng với các khoản đầu tư sớm vào Twitter và Airbnb – đã rót khoảng 350 triệu USD vào Flow, startup mới của Neumann. Thương vụ định giá Flow ở mức hơn 1 tỷ USD.
Đại diện của Flow và Andreessen Horowitz chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Trong một bài đăng trên blog hôm 15/8, Marc Andreessen, đồng sáng lập và Đối tác chung của Andreessen Horowitz công bố khoản đầu tư nhưng không tiết lộ chi tiết về tài chính. Ông cũng giải thích lý do rót vốn vào Flow bất chấp việc nhà sáng lập Neumann đầy tai tiếng thời còn làm việc ở WeWork.
Video đang HOT
Adam Neumann, cựu CEO WeWork. Ảnh: Getty Images
“Adam là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, là người đã cách mạng hóa loại tài sản lớn thứ hai trên thế giới là bất động sản thương mại, khi đưa cộng đồng và thương hiệu vào một lĩnh vực mà trước đây chưa tồn tại”, Andreessen viết. “Adam, câu chuyện của WeWork, đã được viết lại, phân tích và thậm chí là hư cấu – và đôi khi cũng có những điều chính xác. Tuy nhiên, trong những câu chuyện đó mọi người thường đánh giá thấp một người đã thay đổi những trải nghiệm về văn phòng làm việc và tạo ra một mô hình kiểu mẫu. Đó chính là Adam Neumann”.
Hiện vẫn chưa rõ Flow sẽ cách mạng hóa nhà ở như thế nào. Trang web của Flow khá đơn giản, với khẩu hiệu “Live life in flow” và cho biết sẽ ra mắt vào năm 2023.
Andreessen định vị công ty này như một giải pháp được mong đợi từ lâu cho “cuộc khủng hoảng nhà ở” tại Mỹ. Ông dùng các cụm từ như “dịch vụ hướng tới cộng đồng, lấy trải nghiệm làm trung tâm” để giải thích cách startup của Neumann sẽ “tạo ra một hệ thống nơi người đi thuê nhận được lợi ích như chủ sở hữu”.
Đồng sáng lập startup WeWork ra mắt dự án crypto mới đầy tham vọng, nhưng nó lạ lắm
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của startup đình đám WeWork, Adam Neumann đã trở lại với một dự án mới liên quan đến crypto và biến đổi khí hậu.
\Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của startup đình đám WeWork, Adam Neumann đã trở lại với một dự án mới liên quan đến crypto và biến đổi khí hậu. Adam Neumann vừa ra mắt công ty mới của mình có tên là Flowcarbon, với tham vọng lớn đó là khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu bằng blockchain.
Cụ thể, Adam Neumann muốn đưa các khoản tín dụng CO2 (Carbon Credit) vào blockchain, giúp cho việc mua bán các khoản tín dụng CO2 trở nên dễ dàng hơn và có thể thực hiện xuyên quốc gia.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của startup đình đám WeWork, Adam Neumann.
Tín dụng CO2 là giấy phép hoặc giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu nó, ví dụ như một công ty, phát thải khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Mỗi tín dụng giới hạn lượng phát thải đến một tấn CO2. Mục tiêu cuối cùng của tín dụng CO2 là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
Các công ty có thể mua bán các khoản tín dụng CO2 này với nhau. Ví dụ như một công ty sản xuất xe điện như Tesla có thể bán tín dụng CO2 của mình cho một công ty sản xuất ô tô truyền thống.
Trên trang web của mình, Flowcarbon của Adam Neumann nói rằng hệ thống mua bán tín dụng CO2 hiện tại được xây dựng trên cơ sở thị trường không rõ ràng, ít tính thanh khoản, khả năng tiếp cận và minh bạch về giá cả. Tất cả những vấn đề đó đều có thể được khắc phục bằng blockchain, một hệ thống minh bạch và dễ dàng tiếp cận ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Flowcarbon sẽ tạo ra một token mới, được gọi là Goddess Nature Token (GNT). Tạm dịch là token nữ thần tự nhiên, nghe có vẻ rất thu hút. Các công ty có thể sử dụng GNT để mua bán các khoản tín dụng CO2.
Flowcarbon đặt ra sứ mệnh lớn lao là giúp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Thế nhưng trên thực tế đây chỉ là một dự án mang thuần tính kinh tế và kiếm tiền. Bởi vì việc mua bán các khoản tín dụng CO2 không hề giúp ích gì cho việc giảm bớt lượng khí thải phát ra môi trường. Lượng khí thải CO2 không thay đổi, nó chỉ là chuyển từ công ty này sang công ty khác.
Giao sư kinh tế Robert Mendelsohn tại đại học Yale cho biết: "Tôi nghĩ họ đang cố gắng giải quyết điều gì đó không phải là vấn đề biến đổi khí hậu. Những thứ mà blockchain làm tốt, chỉ là đảm bảo tính minh bạch và không có gì mất đi. Bản thân các khoản tín dụng CO2 không thực sự giúp cho lượng khí thải được giảm bớt".
Tuy nhiên, Flowcarbon vẫn sẽ được tài trợ 70 triệu USD từ chi nhánh tiền điện tử của công ty đầu tư mạo hiểm a16z.
Em trai tỷ phú SoftBank đầu tư vào một startup blockchain Việt Nam Quỹ Mistletoe của ông Taizo Son đã đầu tư vào Hectagon, một startup mới nổi của Việt Nam trong lĩnh vực blockchain. Instagram triển khai dịch vụ mới về NFT tại hơn 100 nước Giải đấu thể thao điện tử dành riêng cho các nhà giao dịch trị giá 8 triệu USD vừa diễn ra Nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung chuyển 3...