Cựu CEO Vạn Thịnh Phát lý giải vai trò trong phát hành các mã trái phiếu ‘khống’
Tự bào chữa, cựu Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khẳng định, bản thân không có quyền quyết định việc phát hành trái phiếu mà làm theo nhiệm vụ và phân công của cấp trên.
Hôm nay (8/10), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục phần bào chữa của luật sư đối với các bị cáo.
Bào chữa cho bị cáo Hồ Bửu Phương (cựu Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), luật sư cho rằng mức án 10-11 năm tù mà VKS đề nghị cho bị cáo là quá nặng; ngoài ra việc VKS đánh giá bị cáo “giúp sức tích cực” là chưa thoả đảng.
Theo luật sư, chủ trương phát hành trái phiếu không phải từ bị cáo Phương mà là từ bà Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) đề xuất cho bị cáo Trương Mỹ Lan để quyết định phát hành.
Cũng theo luật sư, bị cáo Phương có chuyên môn, kiến thức về tài chính, chứng khoán nên sau khi nhận chủ trương từ cấp trên đã làm hồ sơ phát hành các mã trái phiếu (thông qua các công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra), đủ điều kiện báo cáo với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước theo quy định. Vì vậy, bị cáo Phương không tham gia vào giai đoạn chủ trương ban đầu và cũng không tham gia giai đoạn bán thứ cấp, phát hành cho hơn 35.000 trái chủ..
Video đang HOT
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Hồ Bửu Phương trình bày, với chuyên môn về tài chính và trước khi về làm cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo đã làm cho nhiều công ty kiểm toán lớn nên trong công việc luôn giữ bản thân làm đúng quy định của pháp luật.
Về chủ trương phát hành trái phiếu, bị cáo cho rằng bản thân không được quyền xen vào, không có quyền quyết định mà chỉ sử dụng chuyên môn của mình làm công việc theo nhiệm vụ và phân công của cấp trên.
Bào chữa cho bị cáo Kwok Hakman Oliver (cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông) luật sư cũng đề nghị HĐXX lại mức hình phạt vì dù bị cáo Tổng giám đốc nhưng cũng chỉ là người làm công ăn lương. Ngoài ra, bị cáo là người nước ngoài nên hạn chế về khả năng nhận thức pháp luật Việt Nam.
Bào chữa cho bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), vị luật sư cho rằng, VKS đã quá nghiêm khắc và chưa thể hiện rõ việc cá thể hóa hành vi, phân hóa vai trò của bị cáo.
Theo luật sư, trong suốt quá trình điều tra, truy tố bị cáo Văn đã tích cực hợp tác, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng sớm làm sáng tỏ nhiều tình tiết của vụ án. Vì vậy, luật sư đề nghị VKS nhìn nhận, đánh giá lại để có mức đề nghị lượng hình phù hợp với bị cáo.
Luật sư cho rằng, bị cáo Văn không phải là người đề xuất chủ trương phát hành trái phiếu mà chỉ thực hiện vai trò Tổng giám đốc điều hành SCB đó là triển khai việc giới thiệu, tư vấn, bán trái phiếu như là một sản phẩm dịch vụ, nhằm mục đích tăng thu cho SCB trong giai đoạn khó khăn. Hoạt động này không phải chỉ SCB thực hiện mà thời điểm đó có rất nhiều ngân hàng cùng thực hiện.
Theo cáo buộc, ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo đã đề ra chủ trương, thực hiện phát hành 25 mã trái phiếu “khống” thông qua 4 pháp nhân là Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để chiếm đoạt hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 nhà đầu tư. |
Báo Hàn: Ông chủ Hàn Quốc muốn bán Landmark 72 Hà Nội
Công ty AON, chủ sở hữu Landmark 72, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won. Công ty chứng khoán Mirae Asset vẫn nắm giữ trái phiếu và cân nhắc việc đổi chứng khoán thành cổ phiếu phổ thông.
Theo thông tin từ The Korea Ecocnomic Daily, Công ty Chứng khoán Mirae Asset của Hàn Quốc đang muốn chuyển trái phiếu thành cổ phần tại tổ hợp 3 tòa nhà Landmark 72 bao gồm tòa nhà chọc trời cao thứ hai tại Việt Nam là Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc, chủ sở hữu của bất động sản này, muốn bán 100% cổ phần với giá hơn 1.000 tỷ won (khoảng 18.500 tỷ đồng).
Theo Ked Global cho biết, một số công ty quản lý quỹ bất động sản và cơ sở hạ tầng lớn đang cân nhắc mua lại tòa nhà chọc trời này.
Theo nguồn tin từ các ngân hàng đầu tư tại Seoul, Mirae Asset đang đàm phán với những nhà đầu tư tiềm năng để bán toàn bộ cổ phần của tòa nhà này.
Khu phức hợp ba tòa nhà Landmark 72 Hà Nội (Ảnh: KPMG).
Năm 2015, vượt qua Goldman Sachs và Công ty đầu tư quốc gia Qatar Investment Authority (QIA), AON đã thành công trong việc mua bất động sản này với giá 454 tỷ won (gần 8.400 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) từ công ty xây dựng SM Keangnam Enterprises Ltd.
Vào thời điểm đó, các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu đã tham gia thương vụ này. Mirae Asset đã rót 300 tỷ won cho khoản vay được bảo đảm và 100 tỷ won vào trái phiếu chuyển đổi trong bất động sản này và bán các khoản nợ thế chấp đầu tiên.
Các nguồn tin của The Korea Ecocnomic Daily cho biết Mirae Asset vẫn nắm giữ trái phiếu và đang cân nhắc việc đổi chứng khoán thành cổ phiếu phổ thông.
Landmark 72 là một tòa nhà văn phòng phức hợp được hoàn thành vào năm 2012 bởi Keangnam Enterprises bao gồm 1 tòa tháp tổng hợp 72 tầng với chiều cao 350m và 2 tòa tháp đôi 48 tầng có chiều cao 212m.
Bất động sản này từng là tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam cho đến khi Tập đoàn Vingroup xây dựng tòa nhà Landmark 81 cao 81 tầng với chiều cao 461m vào năm 2018.
Lời hối lỗi muộn màng của thanh niên dùng dao đâm hàng xóm vì nợ nần Nhiều lần vào tù ra tội, nhưng lần đứng trước vành móng ngựa này, Nghĩa phải đối mặt với tội danh giết người vì đã đâm hàng xóm trọng thương 47%. Đâm trọng thương hàng xóm Ngày 25/7, TAND thành phố Đà Nẵng mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Đặng Hữu Nghĩa (SN 1992), ngụ quận Thanh Khê về tội...