Cựu CEO Twitter muốn “mã nguồn mở” hệ thống khai thác Bitcoin, để ai cũng có thể đào coin nếu muốn
Cho rằng, các thiết bị khai thác Bitcoin hiện quá đắt đỏ và khó mua được, ông Jack Dorsey muốn “mã nguồn mở” chúng để ai cũng có thể khai thác được đồng tiền số này.
Theo một thông báo mới đây, CEO của Block, Jack Dorsey cho biết, công ty đang nghiên cứu phát triển một hệ thống khai thác Bitcoin có thể “mã nguồn mở” cho các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Một phần của dự án sẽ bao gồm việc công ty thanh toán kỹ thuật số này giúp bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mua được một bộ máy khai thác Bitcoin.
Trong tháng 10 vừa qua, Dorsey cho biết Block đang cân nhắc phát triển một hệ thống khai thác dựa trên phần cứng tùy chỉnh, sử dụng cách tiếp cận “mã nguồn mở” để phát triển và chia sẻ nó với cộng đồng.
” Chúng tôi chính thức xây dựng một hệ thống khai thác Bitcoin mở“. Jack Dorsey cho biết trên Twitter. Cùng với đó là hàng loạt dòng tweet đến từ những người khác bao gồm Thomas Templeton – giám đốc phần cứng của Block – nhằm chia sẻ kế hoạch chi tiết về dự án này.
Ông Templeton cho biết, mục tiêu của dự án là biến việc khai thác Bitcoin, đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, trở nên hiệu quả hơn và phân tán hơn theo nhiều cách có thể – bao gồm cả việc mua bán, thiết lập và bảo trì thiết bị.
Video đang HOT
” Chúng tôi quan tâm tới điều này bởi vì hoạt động khai thác còn vượt xa ra ngoài việc tạo ra Bitcoin mới. Chúng tôi xem nó như một nhu cầu lâu dài cho một tương lai hoàn toàn phi tập trung và không cần sự cho phép“.
Dorsey cho biết, công việc cốt lõi của nhà khai thác là thực hiện giao dịch một cách an toàn mà không cần đến bên thứ ba. Ông tin rằng hoạt động khai thác này càng phi tập trung – tức là càng cần đến ít bên trung gian – thì mạng lưới Bitcoin càng trở nên linh hoạt hơn, bền vững hơn.
Templeton đã liệt kê một số ” điểm khó khăn của khách hàng” và các thách thức kỹ thuật trong các giàn máy khai thác hiện tại mà Block đang hướng tới việc giải quyết, ví dụ như chi phí cao, mức tiêu thụ năng lượng và mức độ sẵn có.
” Đối với hầu hết mọi người, rất khó tìm được các giàn khai thác Bitcoin. Khi bạn tìm được ra chúng, chúng cũng rất đắt đỏ và việc giao hàng gần như không thể đoán trước được.” Templeton cho biết. ” Làm thế nào chúng tôi có thể làm cho bất kỳ ai, ở bát kỳ đâu, đều có thể dễ dàng mua được một giàn máy khai thác.”
Cần có các thiết bị tính toán đặc biệt để xác thực các giao dịch trong quá trình tạo ra các Bitcoin mới, vốn rất đắt đỏ và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Bước đi này cho thấy tham vọng của Block muốn vươn ra ngoài lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số để tiến vào tiền mã hóa, vốn càng rõ rệt hơn từ khi ông Jack Dorsey từ chức CEO Twitter để tập trung vào điều hành công ty này. Trước đó, Block – hay là hãng Square trước đây – đã xây dựng một bộ phận kinh doanh dịch vụ liên quan đến Bitcoin có tên gọi TBD.
Theo báo cáo của Fortune, Block là một trong những hãng đầu tư lớn vào Bitcoin với việc nắm giữ khoảng 8.027 đồng tiền mã hóa này. Bản thân nhà đồng sáng lập Twitter cũng là một người ủng hộ lớn cho tiền mã hóa khi từng nói rằng không còn điều gì trên đời xứng đáng để ông làm việc hơn nó.
CEO Twitter Jack Dorsey bị cấm dùng Web3
Quan điểm của cựu CEO Twitter Jack Dorsey về Web3 khiến nhiều người tranh cãi, thậm chí chặn ông trên mạng.
Jack Dorsey, đồng sáng lập và cựu CEO của Twitter, gần đây đã bày tỏ những nghi ngờ về tính phi tập trung của Web3. Quan điểm này nhận nhiều sự phản đối của lãnh đạo các công ty công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Trong số đó, Marc Andreessen, đồng sáng lập quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z) là người mạnh miệng phản đối Jack Dorsey nhất. Sau khi tranh cãi qua lại trên Twitter, tỷ phú với số tài sản 1,5 tỷ USD quyết định chặn Jack Dorsey trên nền tảng này.
"Tôi đã chính thức bị cấm dùng web3", cựu CEO Twitter dẫn lại bức hình bị chặn cùng lời mỉa mai đối phương.
Jack Dorsey tuyên bố rời ghế CEO của Twitter vào ngày 2/12.
Web3 được nhiều người kỳ vọng là thế hệ tiếp theo, thay đổi cơ bản cách người dùng sử dụng Internet. Một trong những yếu tố hứa hẹn nhất của Web3 là cho phép người dùng thực sự sở hữu nội dung thay vì cho các gã khổng lồ Internet khai thác, kiếm tiền từ thông tin cá nhân của họ như thế hệ trước.
Tuy nhiên Jack Dorsey, người sáng lập một trong những nền tảng mạng xã hội thành công nhất, lại cho rằng Web3 không thể đạt được những gì nó hứa hẹn.
"Bạn không hề sở hữu 'Web3'. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi", người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.
Trong khi đó, Marc Andreessen lại là người lên tiếng ủng hộ Web3. Người đồng sáng lập quỹ a16z và trình duyệt Netscape hiện là nhà đầu tư lớn của các công ty khởi nghiệp Web3. Andreessen đầu tư cho các dự án tài chính phi tập trung, giày thể thao và tiền điện tử metaverse.
Tài liệu "Danh sách bài viết đáng đọc về Web3" của a16z thừa nhận công ty là "nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này".
Khi chỉ trích Web3, Dorsey từng thẳng thừng phản đối Chris Dixon, một trong những lãnh đạo của a16z. Ông cũng nhận định Web3 hiện "nằm đâu đó giữa a và z" để phản hồi câu hỏi "Có ai thấy Web3 không" của Elon Musk - người cũng có quan điểm hoài nghi về dự án này.
Vào giữa năm nay, việc Twitter giới thiệu tính năng Spaces đã làm lu mờ ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse do a16z đầu tư. Có thể mâu thuẫn từ 2 tỷ phú công nghệ đã xuất hiện từ lúc đó, tiếp tục lớn dần và khiến họ "từ mặt" nhau sau tranh cãi về Web3.
Lý do khiến Jack Dorsey rời Twitter Sau thành công cùng Twitter, nhà đồng sáng lập Jack Dorsey tuyên bố rời khỏi chức vụ quản lý cao nhất trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Nguyên nhân đằng sau việc này là gì? Sáng 2/12, mạng xã hội Twitter phát đi thông cáo chính thức, công bố CEO Jack Dorsey đã từ chức và CTO Parag Agrawal sẽ ngồi vào...