Cựu CEO Google lý giải vì sao nhân viên nên quay lại văn phòng
Sau hơn 2 năm làm việc từ xa và nhiều lần trì hoãn quay lại văn phòng, hầu hết nhân viên Google đã bắt đầu có mặt tại trụ sở. Cựu CEO Google Eric Schmidt có lẽ là người vui mừng hơn cả.
Trả lời CNBC, tỷ phú 66 tuổi tự nhận xét ông là mẫu người truyền thống. Ông xem việc mọi người có mặt tại văn phòng là điều quan trọng và đã chứng minh được hiệu quả.
Từ đầu tuần này, Google chính thức triển khai chương trình kết hợp giữa làm việc từ xa và tại chỗ. Phần lớn nhân viên sẽ lên văn phòng ít nhất 3 ngày/tuần. Ông Schmidt từng giữ chức vụ CEO Google từ năm 2001 đến 2011, là người có công biến một startup công nghệ non trẻ thành một gã khổng lồ Silicon Valley như ngày nay.
Ông đánh giá cao môi trường làm việc văn phòng, những nỗ lực khiến mọi người gần nhau hơn như các cuộc thảo luận bên bàn café… “Bạn có nhớ tất cả những điều ấy không? Có sai chỗ nào không”?
Video đang HOT
Theo ông, đây không đơn giản là vấn đề hoài niệm. Có nhiều trường hợp cho thấy nên làm việc trực tiếp. Chẳng hạn, những vấn đề về tính chuyên nghiệp – yếu tố đặc biệt cần thiết tại các doanh nghiệp toàn nhân viên trẻ – rất khó đạt được nếu truyền đạt qua mạng. Khi ông mới về Google, công ty có vô số sinh viên, hành xử như thể văn phòng là trường học. “Tôi thường nói với họ, ‘đây không phải trường học. Đây là môi trường chuyên nghiệp, các anh không thể làm như vậy. Và/hoặc nó có thể phạm pháp. Vì vậy, hãy dừng ngay lập tức’”.
Các nhân viên trẻ tuổi, cụ thể từ 25 đến 35, cũng có thể phát triển phong cách quản lý hiệu quả hơn khi ở văn phòng. Nó bao gồm học hỏi nghi thức hội nghị, kỹ năng thuyết trình, chính trị văn phòng và cách xử lý với các đối thủ, cả trong và ngoài công ty. “Nếu bỏ lỡ điều đó chỉ vì bạn đang ngồi trên sofa tại nhà trong khi làm việc, tôi không biết bạn sẽ xây dựng cách quản trị tốt bằng cách nào”.
Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ. Ông Schmidt cho rằng một số nhân viên trong các vai trò chuyên môn không cần đến giao tiếp trực tiếp, số khác lại ghét bỏ môi trường cộng đồng tại văn phòng và nhiều người cũng e ngại quãng đường đi làm xa xôi. Dù vậy, ông tin nếu chuyển sang làm việc từ xa vĩnh viễn trên quy mô lớn, kinh nghiệm làm việc sẽ thất thoát ít nhất 30 tới 40 năm. Ông nhận định các công cụ ảo hiện nay không thể ngang bằng mạng lưới trong một công ty.
Cựu CEO Google lý giải nguyên nhân 5G Mỹ đi sau Trung Quốc
Cựu CEO Google Eric Schmidt cho rằng sự chần chừ của chính phủ Mỹ đã khiến nước này đi sau Trung Quốc khá xa trong cuộc đua 5G.
Huawei vẫn thống trị thị trường 5G bất chấp lệnh cấm của Mỹ.
Trong bài xã luận đăng trên Thời báo Phố Wall, ông Schmidt cùng đồng tác giả Graham Allison, Giáo sư Đại học Harvard, hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa 5G là "ưu tiên quốc gia", nếu không "Trung Quốc sẽ sở hữu tương lai 5G". Ông Schmidt cho rằng sự "lập cập" của chính phủ Mỹ khiến nước này đi sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, trong cuộc đua 5G xét trên hầu hết mọi phương diện.
Thế hệ mạng di động 5G hứa hẹn tốc độ tải siêu nhanh, làm nền tảng cho các ứng dụng công nghiệp, quân sự, hình thành một cách tương tác mới giữa các thiết bị. Đó là lý do vì sao 5G được xem là công nghệ trọng yếu, là một trong những nguyên nhân Trung Quốc tăng tốc triển khai 5G và ứng dụng của nó.
Theo hai tác giả, đạt tới tốc độ 5G thực sự sẽ dẫn đến những đột phá trong xe tự hành, ứng dụng thực tế ảo như vũ trụ ảo và phát minh ra các lĩnh vực khác. Chúng sẽ tạo lợi thế cho cơ quan tình báo và nâng cao năng lực quân sự.
Ông Schmidt và ông Allison chỉ ra, tốc độ tải 5G trung bình ở Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Cụ thể, theo số liệu của công ty đo tốc độ Intenet Speedtest, vào quý III/2021, tốc độ tải trung bình tại Trung Quốc là hơn 299 megabit/giây, còn Mỹ là 93,73 megabit/giây.
"Tốc độ Internet di động là tiến bộ trọng tâm của 5G, kích hoạt loạt ứng dụng đột phá mới với những tiềm năng kinh tế và an ninh quốc gia", hai tác giả viết. Cả hai cũng cho biết Huawei vẫn đang thống trị thị trường bất chấp những lệnh trừng phạt nhằm vào hãng thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc đẩy nhanh phân bổ băng tần midband cho các hãng viễn thông, còn AT&T và Verizon của Mỹ vẫn phải dùng chung băng tần cho cả mạng 4G và 5G.
Trung Quốc cũng chi mạnh tay hơn cho 5G. Hai tác giả cáo buộc màn thể hiện của Mỹ trong cuộc đua 5G là dấu hiệu cho thấy thất bại lớn hơn trong việc theo kịp Trung Quốc về những công nghệ chiến lược. Trung Quốc còn đi trước Mỹ trong sản xuất công nghệ cao, năng lượng xanh, nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Theo quỹ đạo này, đến năm 2030, Trung Quốc có khả năng cao dẫn trước Mỹ trong sản lượng chip bán dẫn và ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị bệnh như ung thư.
Ông Schmidt là cái tên quen thuộc khi thường chỉ trích cách tiếp cận của chính phủ Mỹ với những công nghệ mà ông xem là trọng tâm của tương lai. Chẳng hạn, năm 2021, báo cáo của Ủy ban An ninh quốc gia về Trí tuệ nhân tạo mà ông Schmidt làm Chủ tịch dự đoán Trung Quốc sẽ sớm thay thế Mỹ thành "cường quốc trí tuệ nhân tạo".
Nhân viên Alibaba, Tencent chuẩn bị cho tình huống xấu nhất Các ông lớn công nghệ tại Trung Quốc có thể sa thải hàng chục nghìn người trong năm nay. Nhân sự tại đây đã chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất. Theo Reuters, 10.000 nhân viên làm việc tại Alibaba và Tencent sẽ bị sa thải trong vài tháng tới. Đây là đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất từ trước đến...