Cựu Bộ trưởng Xavier Bertrand tuyên bố tranh cử tổng thống Pháp
Ngày 11/10, ông Xavier Bertrand – người từng giữ các chức vụ bộ trưởng trong các chính phủ nhiệm kỳ trước ở Pháp – tuyên bố sẽ tìm kiếm sự ủng hộ để trở thành đại diện của đảng Những người Cộng hoà (LR) ra tranh cử Tổng thống nước này năm 2022.
Ông Xavier Bertrand trong chương trình truyền hình TF1 tại Paris, Pháp ngày 11/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với kênh truyền hình TF1, ông Bertrand cho biết ông sẽ tham gia đại hội đảng LR vào tháng 12 tới. Đại hội này sẽ bầu chọn ứng cử viên của đảng tranh cử tổng thống. Ông nhấn mạnh đây là cách duy nhất để ông trở thành ứng cử viên tổng thống nhanh nhất có thể. Ông bày tỏ “mong muốn đoàn kết toàn thể người dân Pháp”, cũng như muốn giành được chức tổng thống bằng cách thống nhất đường lối trung hữu.
Ông Bertrand là người đầu tiên tuyên bố tranh cử tổng thống Pháp, sau màn thể hiện ấn tượng trong các cuộc bầu cử khu vực vào tháng 3 năm ngoái. Trong nhiều tháng qua, dư luận đặt câu hỏi liệu ông sẽ tìm kiếm đề cử của đảng LR mà ông đã rời bỏ năm 2017 hay tự ứng cử.
Đảng LR đang nỗ lực khôi phục uy tín sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, trong đó cựu Thủ tướng Francois Fillon đại diện cho đảng này tranh cử. Khi đó, ông Fillon bị cáo buộc tham nhũng và đã thất bại trước đối thủ hiện là đương kim Tổng thống Emmanuel Macron.
Video đang HOT
Thoả thuận tàu ngầm AUKUS khiến hàng trăm nhà thầu vũ khí Australia lao đao
Các nhà thầu vũ khí nhỏ tham gia hợp đồng khổng lồ vừa bị Australia huỷ bỏ với Pháp đang đối mặt với tương lai đầy sóng gió.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (thứ hai từ trái) và Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull (thứ ba từ trái) trên tàu ngầm HMAS Waller ở Sydney vào tháng 5/2018. Ảnh: AP
Việc Australia hủy bỏ hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá 90 tỷ AUD (65,9 tỷ USD) với Pháp và chuyển sang hợp tác với Mỹ và Anh để phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân đã "giáng đòn đau" vào chính các nhà thầu quốc phòng Australia bị bỏ rơi bởi động thái này.
Lockheed Martin Australia, công ty được cho là phụ trách hệ thống tác chiến của tàu ngầm, đang bị "vùi dập" bởi động thái bất ngờ của Canberra khi hủy bỏ hợp đồng ký năm 2016 với Naval Group của Pháp chế tạo 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel. Các công ty bản địa của Australia cũng có thể tham gia vào chương trình mới thuộc AUKUS, nhưng triển vọng vẫn còn mờ mịt.
Chỉ một ngày trước khi Thủ tướng Australia Scott Morrison tiết lộ về liên minh an ninh ba bên mới được gọi là AUKUS - với dự án đầu tiên đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Hải quân Hoàng gia Australia, Lockheed Martin Australia đã tuyên bố trao 12 hợp đồng cho các tổ chức công nghiệp và học thuật của Australia với tổng giá trị là 900.000 AUD. Các hợp đồng này nhằm phát triển những công nghệ mới để hỗ trợ hệ thống tác chiến tàu ngầm tấn công của Australia.
Nhiều nhà sản xuất Australia - hầu hết là các công ty vừa và nhỏ - đang phải đối mặt với những khoản lỗ lớn có thể khiến họ phá sản.
Sau khi liên minh mới của Australia với Mỹ và Anh nhằm xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân được công bố vào giữa tháng 9, Giám đốc điều hành Mạng lưới Công nghiệp và Quốc phòng Australia, Brent Clark đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về số phận của hàng trăm công ty đã đầu tư vào chuỗi cung ứng cho Naval Group của Pháp.
Trụ sở Naval Group ở Cherbourg-en-Contentin, Pháp. Ảnh: Reuters
Ông Clark phát biểu với trang Sky News Australia: "Thực tế ở đây là, chính phủ đã đưa ra một quyết định chiến lược và chúng tôi sẽ luôn tôn trọng quyền của chính phủ về điều đó. Nhưng hàng trăm công ty Australia đã và đang đầu tư, nâng cấp, nâng cao kỹ năng và chi tiền một cách có hệ thống để sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng cho Naval Group. Chúng ta cần đặt câu hỏi: Những công ty này sẽ ra sao sau đó?"
Ông Clark chỉ ra rằng nhiều nhà sản xuất quốc phòng của Australia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với dưới 300 nhân viên. Ông cảnh báo sự thay đổi chính sách có thể khiến các công ty này phá sản với khoản lỗ nặng nề do đã đặt cược vào hợp đồng tàu ngầm với Pháp.
Thales, một nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn của Pháp, là một nạn nhân khác. Thales là một cổ đông lớn của Naval và đã có hợp đồng cung cấp trị giá tới 34 triệu USD với Lockheed Martin, mới ký ngày 30/6/2021.
Năm 2016, chính phủ Australia đã chọn DCNS, tiền thân của Naval Group, làm đối tác phát triển các tàu ngầm thế hệ tiếp theo. DCNS được lựa chọn khi vượt qua các ứng viên nhà thầu khác gồm Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries của Nhật Bản, và nhà thầu quốc phòng Đức ThyssenKrupp Marine Systems.
Tổng thống Pháp khi đó là Francois Hollande (thứ hai, trái sang) xem một mô hình tàu ngầm do Giám đốc điều hành DCNS (tiền thân của Naval Group) Herve Guillou giới thiệu vào năm 2016. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Australia khi đó là Malcolm Turnbull, mong muốn tạo thêm việc làm tại quê nhà, đã quyết định hợp tác với DCNS (sau đổi tên là Naval Group) bởi công ty cam kết sẽ đóng số lượng lớn tàu ngầm ở bang Nam Úc. Chi phí đóng 12 tàu ngầm thông thường, ban đầu ước tính khoảng 50 tỷ AUD, đã được coi là hợp đồng mua sắm thiết bị quốc phòng lớn nhất của Australia.
Đương nhiên, Naval Group không hài lòng với sự thay đổi của Canberra. "Trong 5 năm, các nhóm của Naval Group, cả ở Pháp và Australia, cũng như các đối tác của chúng tôi, đã nỗ lực hết mình và Naval Group đã thực hiện tất cả các cam kết của mình", công ty cho biết trong một tuyên bố phản ánh sự thất vọng cũng như ý định bắt đầu đàm phán đòi Australia bồi thường.
Trước khi Hải quân bắt đầu đóng tàu ngầm, Australia đã chi khoảng 2,4 tỷ AUD để thiết kế một tàu ngầm tấn công. Việc mất chương trình này chắc chắn là một đòn nặng nề đối với Naval Group. Bộ trưởng Tài chính Australia Simon Birmingham từng ám chỉ rằng chi phí của hạm đội dự kiến gồm "ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ vượt 90 tỷ AUD.
Giờ đây, với dự án tàu ngầm năng lượng hạt nhân thuộc AUKUS, các chuyên gia cho rằng các công ty Mỹ và Anh sẽ đóng vai trò hàng đầu trong chương trình, và tương lai với các công ty của Australia còn chưa rõ ràng. Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho rằng General Dynamics - nhà sản xuất tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ - và bộ phận Electric Boat của họ là hai ứng cử viên tiềm năng. Công ty quốc phòng BAE Systems của Anh, chuyên sản xuất tàu ngầm hạt nhân cho chính phủ nước này, cũng là một ứng viên nổi bật khác.
Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy an ninh châu Âu Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Pháp thúc đẩy hợp tác an ninh giữa các nước châu Âu khi gặp Tổng thống Macron, sau căng thẳng vì thỏa thuận tàu ngầm. Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cuộc thảo luận tại Paris hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói với Tổng thống Pháp...