Cựu binh Mỹ tiếp sức xây ngôi trường thứ 25 ở Việt Nam
Vào những ngày giáp Tết Quý Tỵ này, bà con các dân tộc Tày, Dao, Mường, Kinh ở xóm Ếnh (xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) có một niềm vui mới! Trên lưng chừng đồi một ngôi trường mới hai tầng khang trang kiên cố vừa đươc xây dựng.
Đây là công trình lớn nhất ở vùng núi này. Ngôi trường dành cho 160 học sinh, có 6 phòng học, một phòng máy tính… là một trong bốn điểm trường của Trường tiểu học Tân Minh A. Xã Tân Minh là xã nghèo nằm trong diện trợ cấp của chương trình 135 của Chính phủ với tỷ lệ hộ nghèo là 52,3%.
Theo thông cáo báo chí của VVF Vietnam – (Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam): Ngôi trường mới này được xây dựng thông qua một dự án đồng tài trợ của chính quyền địa phương và công ty Boeing. Dự án trường học trị giá 115.000 đô la Mỹ chính thức khánh thành ngày 28/1/2013 là ngôi trường thứ 25 được Boeing tài trợ tại Việt Nam, thể hiện cam kết sâu sắc của công ty Boeing trong việc hợp tác và hỗ trợ đối với lĩnh vực giáo dục tại VIệt Nam. Đây là một ví dụ điển hình về mô hình công – tư kết hợp giữa công ty Boeing và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ và chính quyền địa phương. Tại nơi xa xôi, khó khăn này, thầy trò vùng cao Tân Minh còn nhận được những món quà bằng hiện vật ý nghĩa như 8 máy tính từ tổ chức MHIVN của Hà Lan, 10 suất học bổng cho các em học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn từ công ty Cổ phần Xây dựng Điện Thành Nam và hàng trăm cuốn sách truyện, tranh treo tường, tất ấm, áo ấm từ các nhà tài trợ.
Trường học mới tại xóm Ếnh.
“Dự án khánh thành trường học mới tại xóm Ếnh vào dịp Tết này là một món quà hết sức ý nghĩa dành tặng các trẻ em vùng cao và các thầy cô giáo tại xã Tân Minh. Dự án một lần nữa phản ánh vai trò tích cực của cộng đồng doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.
Bà Nguyễn Thu Thảo – Trưởng đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam là đơn vị đồng quản lý dự án cho biết: VVAF là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và là người bạn thân thiết của Việt Nam kể từ chuyến trở lại Việt Nam lần đầu tiên của các cựu binh Mỹ theo lời mời của Bộ Ngoại giao vào tháng 12 năm 1981.
Lập văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm 1994, VVAF tập trung giải quyết những vấn đề hậu quả chiến tranh, thông qua chương trình bom mìn vật nổ, hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là người nghi nhiễm dioxin, chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần và chương trình giáo dục.
Đại diện công ty Boeing trong lễ khánh thành trường mới.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành ngôi trường ở xóm Ếnh, đại diện công ty Boeing ông Michael Carson nêu rõ: “Boeing tự hào là đối tác với Ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam VVAF để hỗ trợ việc xây dựng ngôi trường mới này. Những phòng học mới này tạo ra môi trường học tập phong phú hơn, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh Trường tiểu học xã Tân Minh. Với cơ hội học tập tốt hơn, các em học sinh Trường tiểu học xã Tân Minh có thể tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới, lớn lên góp phần cải thiện cuộc sống cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã Tân Minh.”
Video đang HOT
“Trong dự án này, địa phương đóng góp một nửa ngân sách (43%) để xây trường, điều đó cho thấy chính quyền và gia đình các em học sinh nơi đây cam kết mạnh mẽ tạo ra cơ hội học tập tốt hơn cho thế hệ tương lai”, ông Carson trao đổi. “Sự hợp tác của công ty Boeing và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ cùng với chính quyền địa phương trong việc xây dựng 6 phòng học cùng với việc trang bị phòng máy tính sẽ giảm bớt khó khăn cho nhà trường cũng như tạo điều kiện học tập, giảng dạy tốt hơn cho các học sinh và giáo viên. Đây là động lực khích lệ, cổ vũ thầy và trò nhà trường dạy tốt hơn, học tốt hơn.”
Trường xóm Ếnh trước đây mấy tháng.
Ông Carson hỏi: “Các em học sinh, ai đã thấy máy bay.?” Tất cả 160 cánh tay giơ lên, nhưng khi ông hỏi ai đã được đi máy bay, thì chỉ có 1 cánh tay rụt rè giơ lên, Dẫu vậy, thì với những gì đang diễn ra hôm nay ở xóm Ếnh, ông hy vọng sau này sẽ có em ngồi đây trở thành thành viên trong đội ngũ hàng trăm ngàn kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên Boeing.
Các tình nguyện viên Mỹ đến với trẻ em xóm Ếnh.
Trong lời cám ơn, hiệu trưởng Lê Anh Hùng cam kết thầy trò điểm trường xóm Ếnh cũng như toàn Trường tiểu học Tân Minh A sẽ sử dụng tốt cơ sở vật chất để dạy tốt, học tốt, đó là cách thể hiện lòng biết ơn nhà tài trợ.
Trong hai năm 2012 và 2013, thông qua VVAF, Boeing tham gia tài trợ xây dựng ba trường tiểu học ở Hòa Bình, Thái Nguyên và Cao Bằng. Năm 2010, Boeing và VVAF được nhận Giải thưởng Nhân đạo vì những đóng góp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam liên tục từ năm 2004.
Bà Nguyễn Thu Thảo tiết lộ một chi tiết khá thú vị, ở Cao Bằng, vị trí được lựa chọn xây trường chính là ở xã Tam Kim trên cao nguyên Nguyên Bình , nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân gần 70 năm trước gắn liền với tên tuổi Đai tướng Võ Nguyên Giáp.
Phan Lương
Theo dân trí
Trường tình thương bên trại phong Ea Na
Vẻn vẹn toàn trường có hơn 230 học sinh (HS) thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc phải căn bệnh quái ác - bệnh phong cùi.
Ngôi trường ấy là Trường tiểu học Tình thương - nằm gần trại phong Ea Na (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Lớp học tạiTrường Tiểu học Tình thương (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Cơn mưa chiều nặng hạt của đại ngàn Tây Nguyên không hề làm gián đoạn câu chuyện xúc động hơn 18 năm về trước của thầy hiệu trưởng Phạm Văn Liên khi kể về Trường tiểu học Tình Thương.
Thầy Liên kể, trước kia Trường Tiểu học Tình thương vốn là một phân hiệu thuộc Trường PTCS Lê Quý Đôn (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Vì nhiều lý do, năm 1994, thầy Liên đã lập văn bản đề nghị các ban ngành chức năng tách riêng điểm trường và là người khởi xướng đặt tên trường là "Trường Tiểu học Tình thương".
Điều đặc biệt, tên gọi này khi đó đã khiến không ít GV công tác tại điểm trường băn khoăn. Sở dĩ ngôi trường mang tên tình thương, theo thầy Liên, HS theo học tại đây phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Ê-đê tại chỗ, trong số đó lại có nhiều HS vốn là con em các bệnh nhân phong cùi quái ác một thời khiến thầy bao đêm trằn trọc về những học trò tội nghiệp của mình.
Ý niệm mà thầy hiệu trưởng muốn gửi gắm qua tên gọi này là phản ánh hiện thực khó khăn con em bệnh nhân phong cùi, con em người đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời qua tên gọi này ngầm mong muốn các tổ chức xã hội, từ thiện chung tay, góp sức vun đắp trọn vẹn ước mơ cho các thế hệ HS vốn thua thiệt theo học tại đây.
"Xuất phát từ thực tế HS theo học ở đây vô cùng đáng thương, năm 1994, khi điểm tường được tách ra tôi đã khởi xướng đặt tên là trường tình thương. "Tình thương" nôm na có nghĩa là thương yêu, bao bọc lấy những hoàn cảnh HS khốn khó. Tên gọi ấy cũng toát lên thông điệp gửi gắm đến các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm hãy chung tay giúp đỡ các thế hệ HS theo học ở đây vượt qua khó khăn", thầy Liên nói về ý nghĩa của Trường tiểu học Tình thương.
HSTrường Tiểu học Tình thương chăm chú học bài.
Trước ngày chính thức thành lập trường (1994), Trường Tình thương khi đó chỉ là một dãy nhà cấp 4 gồm có 5 phòng học bán kiên cố của một tổ chức từ thiện xã hội tại TPHCM hỗ trợ xây dựng. Cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, cuộc sống GV vất vả, biết bao thế hệ GV khi đến đây giảng dạy đều luân chuyển công tác. "Số lượng HS yếu kém, ngôn ngữ bất đồng, thiếu thốn cơ sở vật chất đã khiến không ít GV sau một thời gian công tác đã luân chuyển. Thú thực, trước kia nhà trường thường đứng vị trí xếp loại thứ nhất trong toàn huyện... nhưng "từ dưới lên", thầy Liên chân thành nói về những khó khăn ban đầu.
Cô giáo H'Rúp Êban (33 tuổi) - phụ trách lớp 1A (29HS), là người có 15 năm tham gia giảng dạy tại Trường Tình Thương. Cô kể, khi mới về công tác, điểm trường là một trong những nơi khó khăn nhất toàn huyện. HS theo học ở trường phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, con em bệnh nhân điều trị bệnh phong nên điều kiện học tập thiếu thốn trầm trọng.
Để vượt qua khó khăn đòi hỏi GV phải có tình yêu thương như chính tên ngôi trường. "Dạy học ở Trường Tình thương cũng có nghĩa không tách rời tình yêu thương HS. Khả năng tiếp thu của các em HS hạn chế nên GV chúng tôi luôn lấy việc kiên trì trong giảng dạy là ưu tiên hàng đầu...", cô H'Rúp Êban chia sẻ.
Trường Tiểu học Tình thương có hơn 230 HS thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc bệnh phong cùi.
Cô Nguyễn Thanh Thúy (phụ trách lớp 4A1, có 24 HS) cho biết thêm, ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp thu của HS. Để giúp các em tiếp thu kiến thức trên lớp, GV thường kéo thời gian từ 40 đến 60 phút/tiết giảng dạy thật kỹ nhiều lần, đi từng phương pháp cụ thể... khi đó HS mới có thể hiểu bài. Ngoài ra, GV cũng thường tăng cường thời lượng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt cho HS.
"Gia đình nghèo nên ngày mùa, ngày Tết thì các em nghỉ học phụ giúp gia đình rất nhiều. Mỗi khi các em nghỉ học, sáng sớm không thấy đến trường thì buổi trưa hôm đó GV chúng tôi lập tức đến nhà vận động, thậm chí ra đến rẫy nơi các em đang hái, mót nông sản vận động các em quay lại trường", cô Thúy tâm sự.
"Cái mà GV chúng tôi gắn bó ở đây có lẽ là các em HS em nào cũng thật thà, lễ phép lại quý mến thầy cô giáo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn cho nên mỗi bước tiến của các em trong quá trình học tập cũng là niềm vui của GV chúng tôi", cô Thúy trải lòng.
Cô Thúy cho biết thêm, khi mới về công tác, vì trường nằm gần trại phong đã khiến không ít GV e dè. Tuy nhiên, khi qua tìm hiểu thực tế cùng tình yêu thương học trò, tấm lý ấy sớm bị loại bỏ, các GV đều yên tâm công tác.
Chia tay chúng tôi, thầy hiệu trường Trường Tiểu học Tình thương vui mừng cho biết, năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên nhà trường đưa môn Anh văn vào giảng dạy tăng cường chương trình giảng dạy Tiếng Việt, vận dụng các phương pháp dạy học mới mở rộng các lớp giảng dạy tiếng Ê-đê là 6/11 lớp nhằm nâng cao từng bước chất lượng dạy học. Năm học 2011-2012, nhà trường có 29 HS giỏi 51 HS khá 24 HS được khen các mặt tỷ lệ lên lớp hơn 91%.
Viết Hảo
Theo dân trí
Tủi phận trường nghèo Năm học 2012-2013, TPHCM có thêm 17 trường với 2.499 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Niềm vui của trường này cũng là nỗi chạnh lòng của không ít trường khác khi đón ngày khai giảng trong những ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Niềm vui được học trong ngôi trường khang trang, thơm mùi sơn mới có lẽ là...