Cứu bệnh nhân bị xe tải chở gỗ đổ vào người
Sau tai nạn, bệnh nhân bị đa chấn thương phức tạp vùng ổ bụng và xương chậu.
Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.C. (34 tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) trong tình trạng hôn mê, sốc do đa chấn thương, mạch nhanh (150 lần/phút), huyết áp không đo được. Trước đó, bệnh nhân bị xe tải chở gỗ đổ sập vào người.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị chấn thương đụng dập toàn bộ nửa người bên phải từ thắt lưng đến chậu hông, vỡ khung xương chậu, xương cùng, gãy gai ngang đốt sống thắt lưng, tụ máu sau phúc mạc, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, kíp trực cấp cứu của Bệnh viện Bãi Cháy đã hồi sức tích cực cho bệnh nhân, đồng thời kích hoạt báo động đỏ, nhanh chóng huy động bác sĩ thuộc các chuyên khoa Hồi sức, Phẫu thuật, Gây mê và Huyết học.
Sau khi lấy lại huyết áp, các bác sĩ chuyển bệnh nhân tới phòng phẫu thuật nhằm cấp cứu, xử trí các tổn thương.
Video đang HOT
Bệnh nhân được bác sĩ Nguyễn Thế Hưng thăm khám sau ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng khoa Ngoại, nhận định: “Đây là trường hợp chấn thương ổ bụng, khung chậu rất phức tạp. Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức do sốc mất máu. Vì vậy, việc hồi sức, phẫu thuật cấp cứu phải diễn ra khẩn trương để tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh”.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền gần 20 đơn vị máu và huyết tương. Sau đó, người bệnh được chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thế Hưng, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực, chăm sóc hậu phẫu là giai đoạn quan trọng do người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sự sống như rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy thận cấp, suy đa tạng, sốc mất máu…, đòi hỏi các bác sĩ phải có năng lực chuyên môn.
Nhờ thực hiện tổng thể các biện pháp hồi sức sau phẫu thuật như truyền máu, kháng sinh, vận mạch, lọc máu liên tục…, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân có thể tự thở, ăn uống. Ngoài ra, quá trình lưu thông tiêu hóa, nhận thức, giao tiếp, các cơ quan nội tạng phục hồi đều tốt.
Quảng Ninh: Gia tăng bệnh nhân đột quỵ do giá rét
Từ đầu tháng 1 đến nay, lượng bệnh nhân vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) liên quan đến đột quỵ tăng 10% so với thời điểm cùng kỳ.
Thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ (Ảnh: BVCC).
Những ngày này, thời tiết miền Bắc đang trải qua đợt rét sâu, rét đậm dài ngày từ đầu mùa đông đến nay, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt là người già, trẻ em và những người mắc các bệnh mãn tính. Trong đó, đột quỵ não, đột quỵ tim là căn bệnh đáng ngại nhất.
Thời tiết lạnh đột ngột, có những ngày xuống dưới 10 độ C, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ máu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao. Những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc lá và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cao nhất.
Đột quỵ nguy hiểm không chỉ bởi nó là căn bệnh cấp tính, không thể lường trước mà di chứng để lại rất nặng nề. Bệnh nhân đột quỵ ở thể nặng có thể tử vong trong giờ đầu, ngày đầu. Qua thời gian, có thể để lại di chứng nặng như liệt nửa người, phải có người hỗ trợ sinh hoạt, tổn hại về sức khỏe và tinh thần...
Theo BSCKI. Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, đối với các bệnh nhân đột quỵ não, cần phải vào viện cấp cứu sớm từ 3 giờ đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu bệnh - Đây là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Căn cứ vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám, đưa ra đánh giá và chỉ định điều trị phù hợp.
Tại Bệnh viện Bãi Cháy, với các trường hợp nhồi máu não trong "thời gian vàng", bệnh nhân được dùng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase đường tĩnh mạch để làm tan huyết khối, tái lưu thông mạch máu não. Một số trường hợp xuất huyết não có thể chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất và bơm thuốc tiêu sợi huyết vào não thất dưới hướng dẫn của hệ thống định vị Navigation để dẫn lưu khối máu tụ ra ngoài...
Vì vậy, để chủ động phòng ngừa bệnh đột quỵ thì việc nâng cao kiến thức phòng ngừa đột quỵ cho bản thân, gia đình và việc giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá là thực sự cần thiết. Cụ thể:
- Giữ ấm cơ thể, giữ ấm nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng...
- Bệnh tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Do vậy, trong mùa lạnh, người bệnh nên kiểm soát huyết áp thường xuyên và duy trì thuốc tăng huyết áp đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh bỏ thuốc.
- Người dân cần phải bỏ thói quen hút thuốc lá - một trong những căn nguyên gây ung thư phổi và đột quỵ, không uống rượu bia nhiều.
- Thường xuyên vận động, luyện tập nâng cao sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Khi thấy các dấu hiệu nghi đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê nửa người, mặt thiếu cân xứng, miệng méo, tê mỏi chân tay, khó khăn khi thực hiện các thao tác sinh hoạt, mỏi lưỡi tê cứng, nói chậm, rối loạn trí nhớ... cần chuyển đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đột quỵ do lạnh Đi làm về lúc nửa đêm, thiếu niên 17 tuổi mệt, lên giường nằm rồi thiếp đi, 3h sáng hôm sau gia đình phát hiện bất tỉnh. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuyền, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, ngày 11/1, cho biết bệnh nhân hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Hình...