Cướp nhầm biệt kích
Đài phát thanh Europe 1 dẫn thông cáo của Lực lượng đặc nhiệm thuộc Hiến binh quốc gia Pháp (GIGN) cho biết vừa bắt được 2 tên cướp một cách “dễ như ăn kẹo”.
Biệt kích GIGN của Pháp có năng lực chiến đấu rất lợi hại – Ảnh: AFP
Số là hồi cuối tuần qua tại Essonne, vùng ngoại ô phía nam Paris, 2 tên này cầm súng uy hiếp, đòi một đôi bạn trẻ giao nộp tài sản. Không may cho chúng, đây chính là 2 thực tập sinh của GIGN mặc thường phục và đang tham gia một bài tập luyện trên đường phố.
Ngay lập tức, 2 biệt kích tương lai nhận ra súng của bọn cướp không nạp đạn và dễ dàng khống chế một tên. Tên còn lại không chạy được bao xa thì cũng bị cảnh sát địa phương tóm gọn.
Theo Europe 1, những thực tập sinh của GIGN phải trải qua nhiều tháng tập luyện và thi cử về chiến thuật, cận chiến và vũ khí cực kỳ nghiêm ngặt mới chính thức được gia nhập.
Theo TNO
6 chiến dịch đột nhập biệt kích nổi tiếng trên thế giới
Liên tiếp trong 2 ngày 4 và 5-10 vừa qua, lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Mỹ (SEAL) đã tiến hành liên tiếp 2 vụ đột kích vào 2 quốc gia châu Phi là Somalia và Libya để bắt giữ những phần tử nghi can khủng bố. Đây không phải là lần đầu họ tiến hành những phi vụ đột nhập kiểu này và trên thế giới cũng xuất hiện rất nhiều những chiến dịch tương tự.
Trên thế giới có rất nhiều chiến dịch đặc biệt đã được tiến hành
1. Chiến dịch Chariot (28/3/1942)
Chiến dịch Chariot được tổ chức với mục đích phá hủy một ụ tàu nổi của phát xít Đức ở St Nazaire, Pháp (thời bị Đức tạm chiếm). Các sử gia đã gọi nó là "Cuộc tập kích vĩ đại nhất". Quân Anh đã xếp chất nổ lên tàu khu trục HMS Campbletown, đồng thời phái đi 18 tàu khác (2 tàu khu trục, 16 tàu hộ tống cỡ nhỏ) để hộ tống tàu Campbletown và đưa những người trên tàu này trở về.
Video đang HOT
Tàu Campbletown được cài thuốc nổ cháy chậm để binh lính Anh sau khi lao tàu vào trong ụ tàu kịp tẩu thoát sang các tàu khác. Thời gian quá ngắn nên quân Đức không thể biết nó chất đầy thuốc nổ, cho đến khi Campbletown nổ tung tại cầu cảng. Vụ nổ làm cho ụ tàu nổi này không thể hoạt động trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, buộc các tàu chiến phát xít phải quay về Đức để sửa chữa.
Tuy nhiên, do cuộc đột kích không được yểm trợ bằng không quân nên quân Đức thoải mái bắn vào đội tàu Anh bằng toàn bộ lực lượng pháo binh vây quanh St. Nazaire. Chỉ có 3 tàu sống sót trở về Anh; tổ tấn công sống sót đã phải trốn chạy bằng đường bộ qua nước Pháp. Trong số 622 lính tham gia chiến dịch, cuối cùng chỉ có 228 người trở về nhà.
Tàu khu trục HMS Campbletown đã phá hỏng ụ tàu nổi của phát xít Đức ở St Nazaire, Pháp
2. Chiến dịch Eiche (12/9/1943)
Chiến dịch Eiche được Adolph Hitler ra lệnh tiến hành với nhiệm vụ hết sức đặc biệt là giải cứu tên độc tài Italia Benito Mussolini - một đồng minh thân cận của nước Đức phát xít, bị đại hội đồng phát xít của chính phủ Italia hạ lệnh thay thế và bắt giữ ngày 25/7/1943. Nhiệm vụ được giao cho phân đội lính dù Đức do đại úy SS khét tiếng Otto Skorzeny chỉ huy, sử dụng tàu lượn đổ bộ vào nơi giam giữ Mussolini là khách sạn Campo Imperatore trên đỉnh núi Gran Sasso.
12 tàu lượn do máy bay kéo đã được thả xuống không phận Gran Sasso, sau 4 phút quân SS đột kích khách sạn, chiến dịch thành công rực rỡ mà không cần bắn một phát đạn nào, không gặp một tổn thất nào (chỉ duy nhất một binh sĩ bị thương vì tai nạn tàu lượn). Mussolini sau đó trở lại nắm quyền tại khu vực Đức tạm chiếm ở Italia nhưng cuối cuộc chiến, ông ta lại mất quyền lực và bị treo cổ ngày 28/4/1945.
Sử gia chuyên nghiên cứu về đặc nhiệm Mỹ và đặc biệt là đặc nhiệm hải quân (SEAL) William McRaven viết rằng, cuộc giải cứu Mussolini thành công vì nó hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố là "thời gian, nghi binh và khai thác những điểm yếu trong phòng thủ".
Toán biệt kích của SS đã giải cứu thành công Mussolini
3. Cuộc tập kích ở Cabanatuan (30/1/1945)
Chiến dịch này đã hoàn thành nhiệm vụ là giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh gần thành phố Cabanatuan ở Philippines mà tổn thất lực lượng rất ít. Công tác lập kế hoạch chiến dịch được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị phương án tối ưu trước khi tấn công.
Sau trận đánh Bataan năm 1942, quân đội Nhật đã tiến hành cuộc cưỡng bức di chuyển tù binh chết chóc kéo dài 3 tháng ở Philippines đối với 76.000 tù binh Mỹ và Philippines làm chết hàng ngàn người, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù ở gần thành phố Cabanatuan. Lo ngại các tù binh sẽ bị hành quyết hết giống như ở các trại tù binh khác của Nhật, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành chiến dịch giải cứu.
Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo bằng cách lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trên trại tù binh, tắt rồi lại khởi động động cơ liên tục tạo ra những tiếng nổ lớn khiến người ta tưởng là chiếc máy bay đang bay thấp của anh bị hỏng và sắp rơi đến nơi.
Lực lượng tham gia chiến dịch giải cứu tù binh Cabanatuan
Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để đội biệt kích bao gồm 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 người Philippines tấn công trại tù binh. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.
4. Chiến dịch Kingpin (21/11/1970)
Đây là chiến dịch mạo hiểm nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch Kingpin (Bờ biển Ngà) được tiến hành nhằm giải cứu 61 tù binh là phi công Mỹ bị giam ở tỉnh Sơn Tây ở miền Bắc Việt Nam. Chiến dịch được cho là đã thành công về chiến thuật khi Mỹ đã đổ bộ và rút lui thành công bằng đường không, song nó đã thất bại về mục đích khi không thể giải cứu được tù binh nào.
Tổng thống Mỹ Nixon đã phê chuẩn chiến dịch và lựa chọn một lực lượng gồm 103 lính đặc nhiệm. Lực lượng tham gia chiến dịch Kingpin đã diễn tập xâm nhập đường không và đột kích mặt đất trong nhiều tháng tại một mô hình trại giam Sơn Tây được xây dựng tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Nhờ được huấn luyện kỹ càng, đội giải cứu tiến vào và rút ra khỏi trại giam mà chỉ có 1 người bị thương nhưng không đạt mục tiêu đề ra của chiến dịch.
Mô hình trại giam phi công ở Sơn Tây
5. Chiến dịch Entebbe (4/7/1976)
Dưới sự chỉ huy của Trung tá Yonatan Netanyahu (anh trai của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu), một chiến dịch giải cứu hơn 100 con tin còn lại là hành khách chuyến bay Air France Flight 139, bị giam giữ tại nhà ga sân bay Entebbe. Kết quả là 103 con tin được giải cứu an toàn, chỉ có 3 con tin và chỉ huy đặc nhiệm Israel giải cứu bị thiệt mạng trong vụ giải cứu con tin này.
Ngày 27/6/1976, một chuyến bay của hãng Air France bị không tặc trên đường bay từ Tel Aviv đến Paris. Bọn khủng bố bắt các phi công hạ cánh xuống sân bay Entebbe - Uganda và thả toàn bộ các hành khách không phải là người Do Thái sau khi hạ cánh. Điều đáng lo ngại là Tổng thống Uganda Amin lại ưu ái và hậu thuẫn đối với lực lượng du kích thuộc tổ chức PFLP - thủ phạm gây ra vụ khủng bố này.
Không nhân nhượng, Israel đã quyết định sử dụng lực lượng đặc nhiệm bí mật di chuyển bằng 4 chiếc máy bay vận tải C-130 từ Israel đến Uganda dưới sự giúp đỡ của Kenya để giải cứu con tin, kể cả có phải đánh lại quân đội chính phủ Uganda. Kết quả, biệt kích Israel đã tiêu diệt được toàn bộ 4 tên khủng bố, nhưng chỉ huy lực lượng giải cứu Netanyahu và 3 con tin đã bị bắn chết trong khi đấu súng với binh lính Uganda.
Chiếc xe Mercedes đã từng chở đặc nhiệm Israel tham gia chiến dịch Entebbe
6. Vụ giải cứu con tin tàu Maersk Alabama (12/4/2009)
Ngày 8/4/2009, 4 tên cướp biển Somalia xông lên tàu chở container Maersk Alabama của Mỹ. Cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 4 ngày bắt đầu giữa bọn hải tặc và tàu khu trục USS Bainbridge của Hải quân Mỹ được cử đến để giải cứu 20 thành viên thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama.
Luống cuống và lo sợ vì bị truy đuổi cộng với vấp sự phản kháng của thủy thủ đoàn tàu Alabama vốn được huấn luyện và chuẩn bị tốt cho tình huống bị hải tặc tấn công, bọn cướp biển tìm cách chuồn về Somalia trên chiếc xuồng cứu sinh cùng với con tin là thuyền trưởng tàu Alabama Richard Phillips.
Đặc nhiệm hải quân (SEAL) của Mỹ truy kích chiếc xuồng bỏ trốn với mệnh lệnh nổ súng nếu tính mạng của Phillips bị đe dọa. Đội biệt kích đã nổ súng bắn chết 3 tên cướp biển, tên thứ tư bị bắt và đưa về Mỹ để xét xử. Toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn được giải thoát, chiến dịch kết thúc một cách hoàn hảo.
Vụ giải cứu con tin tàu Maersk Alabama đã thành công mỹ mãn
Nguyễn Ngọc
Tổng hợp
Theo ANTD
Biệt kích Nga trang bị súng trường tấn công dưới nước mới Ngay 22-10, Cuc Thiêt kê KBP cho biêt, Luc quân Nga co kê hoach se trang bi một loai súng trường tấn công mới, co thê sư dung hiệu quả cả ơ dươi nươc va trên bô. Súng trường tấn công mang tên ADS, hiện đang được Cuc Thiết kế KBP co tru sơ ơ Tula trưng bày tại Triên lam vu khi...