Cuốn “Những điều cần biết…” đã được đưa lên mạng
Bộ GD-ĐT vừa đưa cuốn “ Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013″ phiên bản điện tử lên mạng Internet tại địa chỉ http://moet.edu.vn/. Việc đưa phiên bản điện tử nhằm mục đích giúp cho thí sinh tiết kiệm hơn khi làm hồ sơ ĐKDT.
Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2013 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy năm 2013. Các thông tin này do các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ cung cấp và chịu trách nhiệm.
Cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013″ cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh ĐH, CĐ trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi vãng lai; Danh sách các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường. Cuốn sách này giúp thí sinh lựa chọn trường, khối thi và ngành dự thi phù hợp với nguyện vọng và năng lực học tập của mình.
Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học…, thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.
Ngoài việc tham khảo cuốn sách phiên bản điện tử này thì Bộ GD-ĐT cũng đưa những thông tin tuyển sinh mới nhất lên website http://ts.moet.edu.vn/. Hiện tại ở website này đã cập nhật đầy đủ thông tin của các trường cũng như đưa ra nhiều công cụ hỗ trợ thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi để tránh sai sót.
Theo Dantri
Nhiều cuốn cẩm nang tuyển sinh thiếu chính xác
Đây là nhận định của ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT. Ông Tuấn cũng cho biết cuốn Những điều cần biết sẽ được phát hành vào tuần tới.
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết, một số cuốn cẩm nangtuyển sinh đang phát hành ngoài thị trường hiện nay thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác.
Ông Tuấn cho hay, trong thời qua, trên thị trường có một số cuốn sách thông tin tuyển sinh 2013, cẩm nang tuyển sinh, tìm hiểu về ngành nghề đào tạo các cơ sở đào tạo... Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy có một số cuốn sách thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác về ngành nghề đào tạo, không đúng với một số thông tin mà các cơ sở đào tạo đăng ký tuyển sinh.
HS tìm mua các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh.
Để giúp cho các thí sinh lựa chọn, đăng ký ngành đào tạo, trường đại học, cao đẳng phù hợp, Bộ GD-ĐT đã giao cho Nhà xuất bản Giáo dục tổng hợp, biên soạn và phát hành "cuốn những điều cần biết tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013.
Thông tin trong cuốn sách này do các đại học, học viện, trường đại học cung cấp và chịu trách nhiệm. Cuốn Những điều cần biết dự kiến phát hành trên phạm vi toàn quốc vào ngày 9/3.
Nội dung chính của cuốn những điều cần biết gồm: (i) Một số điều ghi nhớ của thí sinh dự thi (hướng dẫn đăng kí dự thi, nhận giấy báo....); (ii) Lịch thi các đợt 2013; (iii) Danh sách các trường không tổ chức thi 2013; (iv) Thông tin tuyển sinh chung của tất cả các đại học, học viện, trường ĐH, CĐ trong toàn quốc năm 2013; (v) Bảng phân chia khu vực tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013; (vi) Mã tỉnh thành phố, quận, huyện, thị xã năm 2013; (vii) Mã đơn vị đăng kí dự thi vãng lai các tỉnh năm 2013.
"Chúng tôi muốn cảnh bảo các thí sinh sử dụng "Cuốn những điều cần biết tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013" do Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn, xuất bản, phát hành để đảm bảo tính thống nhất và chính xác", ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Giáo dục và Thời đại
Tràn lan sách tham khảo văn mẫu Để học tốt các môn, tài liệu tham khảo thật sự rất cần thiết. Khi cả một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, chỉ lo học để ứng thí, nhà xuất bản thi nhau in văn mẫu kiếm lời, bất chấp tác hại cho học trò, thì việc học sinh cứ làm văn theo kiểu máy móc là điều không thể...