Cuối tháng ‘giải xui’, học ngay cách làm 4 món vịt vừa ngon lại vừa bổ đãi cả nhà
Ngoài vịt luộc, chị em còn có thể chế biến thành nhiều món vịt khác nhau đảm bảo món nào cũng ngon và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
Sả: 3 cây
Ớt tươi: 3 quả
Gia vị: muối, bột nêm, tỏi, đường, nước mắm, hành khô, tiêu…
Giấm trắng, rượu trắng, chanh tươi
Mè (vừng) rang
Nước dừa tươi
Cách làm:
Vịt rửa sạch với nước. Sau đó rửa với dấm hoặc rượu trắng. Bóp sạch để cho thịt vịt không còn mùi. Sau đó bạn có thể lấy chanh tươi và muối sát lại để khử mùi hôi. Rửa sạch lại với nước và để ráo.
Chặt vịt ra miếng vừa ăn, hoặc bạn có thể lọc lấy thịt. Cho thịt vịt vào tô và trộn với các nguyên liệu: Nước mắm, đường, hạt tiêu, sả băm, hạt nêm, nước hàng, ớt. Ướp thịt vịt khoảng 10-15 phút.
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ
Sả rửa sạch đập dập, băm nhỏ
Ớt bỏ hạt thái nhỏ, tùy vào bạn ăn cay như thế nào để cho lượng vừa phải
Bắc một chiếc chảo lên bếp, cho thêm dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho sả và hành khô đã băm nhỏ vào đảo đều cho thơm lên.
Video đang HOT
Khi sả và hành vàng đều thì cho thịt vịt đã ướp vào xào với lửa lớn sau đó cho chén nước dừa vào, đảo đều. Vặn lửa nhỏ kho đến khi nước hơi cạn thì thử và nêm nếm lại cho vừa ăn. Thấy nước trong nồi cạn sệt thì cho tiêu vào rồi tắt lửa.
Sau khi tắt bếp thì bạn cho thêm 2 thìa mè rang vào và lắc đều lên.
Nguyên liệu:
Vịt: 1 con khoảng 1,5 kgLá móc mật: 20 láHành khô: 2 củTỏi khô: 1 củỚt: 2 tráiMật ong Cách làm:
Vịt làm sạch, rửa sạch sẽ với nước rồi khử mùi hôi. Đầu tiên, bạn dùng muối hạt chà xát khắp thân vịt một lần rồi rửa sạch với nước. Tiếp đó, đập một nhánh gừng, pha với chút rượu trắng rồi dùng tay chà xát hỗn hợp rượu gừng lên khắp thân vịt, làm thật kĩ để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Chà xát khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước, để ráo.
Lá móc mật rửa sạch, để ráo.
Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Tỏi khô làm tương tự.
Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
Bạn trộn lá móc mật cùng với hành băm, tỏi băm, ớt băm, thêm chút gia vị gồm: muối tiêu, đường và bột ngọt rồi nhồi hỗn hợp gia vị vào bụng vịt. Sau khi nhồi xong, dùng kim khâu kín phần bụng (hoặc dùng que xiên để cố định, miễn sao không để gia vị rơi ra ngoài), buộc chặt cổ vịt.
Bắc một cái nồi lớn lên bếp, cho nước sôi vào, thêm mật ong vào hòa tan, đun đến khi nước sôi lại thì nhúng vịt vào khoảng 2 phút. Bước này giúp da vịt có mùi thơm và màu đẹp mắt khi nướng.
Đợi vịt ráo nước, bạn nướng vịt trên bếp than hoa cho đến khi da vịt ngả sang màu vàng là được. Nếu không tiện để nướng than hoa, bạn có thể nướng vịt bằng lò nướng. Cho vịt vào lò nướng, nướng khoảng 35 phút ở nhiệt độ 200 độ C cho vịt chín đều là được.
Chuẩn bị một cái chảo lớn, cho dầu vào chảo đun nóng, lượng dầu vừa đủ để ngập vịt, tốt nhất là bạn nên dùng chảo lòng sâu. Sau khi nướng vịt, bạn cho vịt vào chảo chiên 5 phút với lửa nhỏ, khi da vịt ngả sang màu vàng nâu, bóng đẹp mắt thì vớt ra, đặt lên rổ có lót giấy thấm dầu để hút hết dầu thừa và làm giảm cảm giác ngán ngấy khi ăn.
Đợi cho vịt nguội, bạn chặt vịt thành những miếng dài vừa ăn, xếp ra đĩa. Phần lá móc mật nhồi trong bụng vịt thì lấy ra thái vụn, sau đó rắc lên đĩa thịt.
3. Vịt nấu chao
Nguyên liệu:
1 con vịt (khoảng 1,5kg)10 muỗng canh chao môn (10 viên chao)0,5kg khoai môn sáp0,5 lít nước dừaBúnRau ăn kèm: rau muống, mồng tơi1 củ hành tâyHành tím, hành lá, tỏi, ớt, gừngRượu trắng, một ít nước cốt chanhCác gia vị thông dụng: đường, hạt nên, muối Cách làm:
Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Rau muống nhặt bỏ lá già, gốc rau lấy phần non. Mồng tơi nhặt sạch, đem cả hai ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra, rửa sạch và để ráo.
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, 1 nửa băm nhỏ, 1 nửa đập dập.
Vịt làm sạch, rửa lại với chút rượu trắng, muối và gừng đập dập để khử mùi hôi, để ráo và chặt thành từng khúc vừa ăn.
Hành làm sạch và cắt nhỏ.
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nho vừa ăn.
Cho vịt vào một âu lớn và ướp với hành tím, tỏi, ớt, gừng đã băm nhuyễn, mỗi thứ một nửa. Cho vào 1 muỗng canh đường, 8 muỗng canh chao môn, trộn đều và ướp khoảng 1 tiếng cho thịt vịt thấm gia vị.
Cho ít dầu vào nồi lớn và đặt lên bếp, phi phần hành tím, tỏi, gừng, ớt còn lại cho thơm vàng. Chú ý chừa lại một ít tỏi ớt dùng làm nước chấm chao.
Cho hỗn hợp thịt vịt đã ướp vào, đảo đều cho đến khi thấy thịt vịt săn lại thì cho ngay 1 lít nước lạnh và 0,5 lít nước dừa vào nồi, đun với lửa lớn đến khi sôi bùng lên thì văn nhỏ lửa, rôi nâu tiếp khoảng 30 phút, chú ý hớt bọt.
Cho dầu vào chảo chống dính và đặt lên bếp, chiên khoai môn đã sơ chế đến hơi chín vàng thì gắp ra và để ráo dầu. Việc chiên khoai môn giúp khoai mau chín và món vịt nấu chao được thơm hơn.
Cho khoai môn đã chiên sơ chín vào nấu cùng với vịt. Nêm thêm đường, hạt nêm, nước mắm cho vừa khẩu vị. Nấu đến khi khoai mềm thì nêm nếm lại, sau đó tắt bếp va thêm hành lá đã thái nhỏ vào.
Lấy 2 muỗng chao cho vào chén, thêm 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, tán nhuyễn chao sau đó cho vào ít tỏi, ớt bằm nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.
4. Vịt sốt vang
Nguyên liệu: 1 con vịt nặng khoảng 1kg3 quả cà chua chín.2 củ khoai tây.Hành khô, tỏi, gừng tươi, ớt sừng, hành lá, rau mùi.Bột mì.Rượu trắng, muối hạt.Gia vị gồm ngũ vị hương, gia vị sốt vang sẵn, nước mắm, mì chính, nước tương
Cách làm: Vịt sau khi thịt, làm lông sạch sẽ.Chà xát thịt vịt cùng với muối hạt thật kỹ cả ngoài thân và bên trong ổ bụng, sau đó rửa sạch.Vịt sau khi khử tanh, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt vịt cùng với rượu trắng trong khoảng 15 phút, sau đó thêm nước mắm, gia vị sốt vang, mì chính, hành, tỏi, gừng, ớt băm nhuyễn, nước tương vào ướp thêm khoảng 10 phút.Cà chua rửa sạch, thái thành múi cau.Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát, ngâm vào nước muối pha loãng để không bị thâm.Hành tím, tỏi bóc vỏ, gừng gọt vỏ, thái sợi. Băm nhuyễn hỗn hợp gồm hành, tỏi, gừng, ớt.Hành lá, rau mùi nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.
Đun nóng dầu ăn, chiên vàng khoai tây, sau đó vớt ra và để ráo dầu hoặc dùng giấy thấm bớt dầu ăn.
Cho hành, tỏi, gừng và ớt đã băm nhuyễn trước đó vào phi thơm, áp chảo miếng thịt vịt cho cháy xém cạnh, vàng đều 2 mặt rồi vớt ra.
Tiếp tục cho cà chua xào đến khi chín nhuyễn, cho thịt vịt vào đảo cùng.Hòa 2 thìa bột mì với nước được hỗn hợp loãng, cho vào nồi thịt đun sôi. Nêm nếm gia vị tùy sở thích.Thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút cho thịt vịt chín mềm rồi cho khoai tây chiên vào đun thêm 5 phút.Sau khi hoàn thành món ăn, thêm hành lá và rau mùi lên trên để ăn cùng.
Vịt xiêm say mồi bén!
Khi bạn thấu hiểu giống vịt lạch bạch này, thêm chút ngẫu hứng với nhóm gia vị "ủ men say" sẽ ru nhanh thực khách hoặc bạn bầu trôi ngay vào miền khoái.
Có một loài gia cầm ưa xổ một tràng "vịt ngữ", dẫu luận bàn cả ngày vẫn chưa gom hết bao miếng ngon đã đời!
Mua heo lựa nái, mua vịt chọn... chủ
Danh sách những món cũ nhưng dễ khiến người ta... động lòng có thể kể: vịt xiêm nấu cà ri, đổ bánh xèo, nấu chao...
"Kho" món mới càng bao la hơn. Song biến tấu kiểu gì, cũng phải dựa vào thế mạnh nơi sớ thịt vịt mới mong đứng vững được. Công bằng mà nói, thịt vịt xiêm không ngọt đậm bằng vịt cỏ nhưng nạc nhiều hơn gấp hai - ba lần. Sớ thịt cũng to gấp đôi. Với lại, cũng tùy vào chế độ nuôi. Nếu nhà nông nuôi vịt thả lang quanh vườn nhà và cho chúng ăn độn rau chuối với rau lang hay lục bình băm nhỏ cùng cám, lúa hoặc bắp thì thịt chúng chắc ngọt khỏi chê. Dạng này mà nấu lẩu tương chao thì còn gì bằng!
Tuyệt ngon với tương chao
Trước nay, nồi lẩu vịt nấu chao đã vang danh khắp miệt vườn Tây Nam bộ. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là mau ngán khi nhâm nhi đường dài do dư béo. Để khắc phục khiếm khuyết này, nhóm "mê món lạ" chúng tôi đã chú tâm nâng cấp cho nó thanh tân hơn.
Nhờ có nhúm tương hột tham gia, muỗng nước lẩu càng thơm tho và tăng độ béo thanh dịu lên gấp đôi. Dường như con men trong tương là khắc tinh của nước cốt dừa. Nhờ vậy, chúng hợp lực cùng men chao, cầm chân mấy muỗng canh nước cốt dừa lại, giúp người ăn dư dả thời gian thong thả chuyện trò.
Tương vừa khắc chế độ béo vừa thanh tẩy vịt thêm hấp dẫn
Họ hào hứng "dắt dây" từ chuyện nước bước sang chuyện nhà mà cái đùi vịt vẫn còn mềm dẻo ngọt bùi như lúc mới nhập tiệc. Nhìn những nét mặt rạng ngời của mấy người bạn thân trong bàn tiệc, người phối chế dù chỉ húp vài muỗng nước lẩu thôi, cũng cảm thấy vui triền miên suốt mấy ngày trời.
Thế nhưng, những hôm tiết trời trở chứng - nắng mưa thất thường, người thêm lạt miệng, chán ăn. Nhờ vậy, thôi thúc người viết nghĩ đến món nước thanh nhiệt khác, vẫn cần con mái xiêm tơ hùn hạp vốn tự có.
Hân khoái cùng hèm...
Gầy cuộc vui từ hai nhóm men gia vị quen thuộc: hèm rượu nếp cùng cơm mẻ, phối thêm ít khế hườm chua. Trong đó, tỉ lệ hèm rượu chiếm 2/3.
Ôi, chu choa! Muỗng nước lẩu thơm thanh thoát và chua ngọt dịu dàng đến mê say lạ! Dĩa rau ăn kèm gồm ít cải bẹ xanh dày dày, vài nắm cần nước, nhúm cải cúc, húng quế... Nói chung là nhóm rau mang vị nhân nhẩn đắng và thơm mùi tinh dầu giúp sảng khoái tinh thần.
Còn thú vị ở chỗ, miếng ức vịt vừa mềm dẻo vừa thoảng mùi thanh thoát của cơm rượu, lại còn chứa hậu vị chua - thơm dịu thật kích thích khẩu vị.
Mặt khác, các món ức vịt xiêm nướng đất sét hoặc nướng sa tế; ướp cùng nắm lá mắc mật vò nát với ít gia vị thông dụng như muối, đường, bột ngọt... cũng thơm ngon khó cưỡng.
Mặc dù vậy, những người có gốc "phong" thường nhăn mặt than oán: "Độc như thịt vịt xiêm lai". Lỡ ăn vào, nó hành ngứa trân mình - gãi đến rướm máu. Đừng ngại! Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn, ở quận Gò Vấp, TP.HCM đã chia sẻ mẹo hay khắc chế tật xấu này của vịt xiêm (kể cả thịt ngỗng): lúc chế biến nhớ kèm ít hạt ké đầu ngựa tươi hoặc khô (thương nhĩ tử) với nhúm lá non của chúng. Cái đùi vịt dẻo mềm sẽ "hiền" ngay!
Vậy đó, khi bạn thấu hiểu giống vịt lạch bạch này, thêm chút ngẫu hứng với nhóm gia vị "ủ men say" sẽ ru nhanh thực khách hoặc bạn bầu trôi ngay vào miền khoái!
Ăn gì khi ghé thăm vùng đất Lạng Sơn? Đến Lạng Sơn đừng quên thưởng thức 9 món ngon Lạng Sơn nước tiếng dưới đây nhé. Sẽ tiếc hùi hụi nếu bạn bỏ lỡ một trong số những món này đấy. Món ngon Lạng Sơn - Phở chua Ăn gì khi ghé thăm vùng đất Lạng Sơn? Đặc sản xứ lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị...