Cuối năm: Nghìn lẻ một chuyện họp phụ huynh
Đôi khi, thầy cô và bố mẹ quan niệm về ba chữ “ họp phụ huynh” không như chúng ta mong đợi.
1. Chuyện (nhỏ như) con thỏ cũng… họp phụ huynh
Ở trường N, cứ nhắc đến ba chữ “họp phụ huynh”, là cả trường lại nhớ đến H vì thành tích “thay phụ huynh như thay áo” của hắn: Chỉ trong một tuần mà có thêm tới 4 ông bố, 1 bà mẹ. Thứ hai, một bà bán bánh mì được tiếp kiến thầy Toán. Thứ năm một bà bán bún đã vui vẻ nhận lỗi, hứa hẹn với cô dạy Sinh…
Bạn nghĩ H. là học sinh cá biệt? Bạn nhầm đấy! Tuy H. hơi hiếu động, bày nhiều trò, nhưng không hư. Bố mẹ H. có một tiệm sắt nhỏ ở phố C., nhà không thuê người làm, công việc của họ bắt đầu từ sáng sớm đến tối mịt. Nhưng hai bác cũng không bỏ một buổi họp phụ huynh nào được thông báo, đầu năm, giữa năm, cuối năm, đều cố gắng đi đủ để nghe xem tình hình học hành của cậu con trai như thế nào.
Nhưng H. than thở: “Bố mẹ tớ không thể động tý là bỏ hết công việc để đi họp được, mà trường tớ thì: mặc không đúng đồng phục họp, đi học muộn dù chỉ một lần họp, đá bóng trong trường họp…”
V, trường Đ tâm sự: “Mỗi chuyện tớ xích mích với đứa bạn ngồi cạnh, con gái thỉnh thoảng vẫn thế, vậy mà cô nhất quyết mời mẹ tớ đến để nêu ra nào là gây mất trật tự, mất đoàn kết…”.
Học sinh cấp 3 đã có những bạn đủ tuổi đi bầu cử. Nhưng nhiều thầy cô vẫn coi chúng ta là những nhóc con và kể cả những chuyện “bé xíu” như quần áo, đầu tóc, cự cãi với bạn bè… không có bố mẹ là không xong.
2. Họp phụ huynh – diễn đàn của riêng thầy cô
Video đang HOT
Ngay ở trường M., một trường nổi tiếng vì những hoạt động năng nổ của học sinh, thì thầy NA, trong một buổi họp phụ huynh, đã tuyên bố về hoạt động kinh doanh nghiêm túc của hai bạn Q và M như một… trò đùa. Thầy có ý hỏi xem “gia đình các em có cần trợ giúp khó khăn không hay các em muốn tình nguyện tham gia tổ bán báo xa mẹ”.
Cô L. (trường K) thì cứ họp phụ huynh là báo động về chuyện “các em mải mê yêu đương, bỏ bê học hành”, dù thực ra trong lớp chỉ có một nhóm các bạn chơi thân với nhau cả con trai lẫn con gái.
Nhiều thầy cô đã biến “họp phụ huynh” thành một diễn đàn để phát biểu những ý kiến phiến diện của riêng mình mà không hề cho học sinh có một cơ hội để phản hồi, hay bày tỏ.
3. Họp phụ huynh – chuyện tiền nong
Có một thực tế là, bố mẹ chúng ta đi họp phụ huynh thường mang theo nhiều… tiền, bởi đó cũng là ngày phải “hoàn thành nghĩa vụ tài chính” với các loại quỹ trường, quỹ lớp.
Cái D than thở là mẹ nó đóng các loại quỹ cho trường thường cái phong bì chuyển cho cô giáo cứ nặng hơn, dày hơn so với bình thường. Cô có ý hỏi thì mẹ D khéo léo “muốn góp thêm quĩ để lớp có kinh phí hoạt động”. Và cứ đến sau hôm họp phụ huynh là cô giáo lại phải gọi nó ra “Mẹ em chắc không nghe rõ nên đóng dôi ra một ít, em cầm về cho mẹ.”
Bác X, một phụ huynh trường P. than phiền, là trưởng ban phụ huynh lớp của con bác cứ cuối buổi họp là đứng lên hô hào đóng hết quỹ này đến quỹ kia, không tính đến chuyện là không phải phụ huynh nào cũng có một hầu bao dư dả để đóng các loại tiền quà Tết, 20/11, 8/3, 20/10, tổng kết học kỳ, tổng kết cuối năm, thậm chí sinh nhật thầy cô…
4. Những buổi họp phụ huynh chúng ta đều mong ước.
Thầy P, trường VĐ, trước buổi họp phụ huynh thường hỏi xem học sinh của mình có cần thầy “nói hộ” điều gì với bố mẹ không. Mọi ý kiến kiểu như: “Thầy ơi, ngày mai thầy nhắc bố mẹ con bật nhỏ cái ti vi cho con học thầy nhé”, “Thầy nói hộ với bố mẹ là con học được khối D thầy nhé, bố mẹ con cứ thích con thi khối A”, đều được thầy tế nhị nhắc lại.
Còn ở trường H, thầy T thường mời học sinh đi… họp phụ huynh. Bố mẹ ngồi trên, chúng nó ngồi ríu rít bên dưới, hồi hộp nghe thầy nhận xét về mình. Thầy nói: “Thầy muốn các em cũng có tiếng nói khi thầy trao đổi với bố mẹ, bởi không có nhiều dịp chúng ta nói chuyện thẳng thắn với nhau”.
Theo kênh 14
Điện thoại một công cụ "quay bài" xấu xí mới
Đã qua rồi cái quãng thời gian teen cứ phải "chai mặt" bước vào các tiệm photo để "photo nhỏ". Cũng đã qua rồi cái quãng thời gian teen cứ phải hì hục viết tài liệu nhăn nhít lên bàn học hay bất cứ chỗ nào đó kín đáo. Thời đại mới, teen "liều" hơn, có những phương thức quay bài, xem tài liệu khi thi cử, kiểm tra "lộ liễu" hơn và hiện đại hơn.
Như ngày nay, chuyện mỗi teen đều được phép xài điện thoại di động không còn là quá ngạc nhiên hay thể hiện mức độ giàu có, phô trương nữa vì giá những em "dế" không còn ngất ngưỡng tận trên trời như trước. Thêm vào đó, teen được mang điện thoại đến trường với lí do rằng "liên lạc với phụ huynh khi cần thiết", chỉ cần đảm bảo là sẽ tự bảo quản và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Chính nhờ lợi thế này, chiếc điện thoại di động - nằm trong tay teen - ngày càng khẳng định vị trí quan trọng. Chúng không những là một dụng cụ "tám" đắc lực mà bây giờ đã trở thành dụng cụ "quay bài" chuyên nghiệp của các teen lười biếng, ngại học bài.
"Phi vụ" được thực hiện:
Mở đầu, điện thoại di động chỉ đơn giản là gọi và nhắn tin. Trong giờ kiểm tra toán, thầy giáo dễ, Đ cầm điện thoại gọi thẳng cho đứa bạn giỏi toán. Đ đọc đề và hẹn 5 phút sau gọi lại để chép đáp án. Hay L, kiểm tra công nghệ, cô nàng nhắn tin sang lớp bên cạnh, nhờ đứa bạn nhắn lại phần nội dung bài học.
Tiếp theo, điện thoại cảm ứng lên ngôi. Đối với những chiếc máy cảm ứng, màn hình rộng, độ phân giải cao: bài công nghệ, bài sinh, bài hóa,... đều "a lê hấp" được chụp vào máy. Các bạn cứ tự nhiên mà mở ra xem khi làm bài.
Cuối cùng, hiện đại nhất, GPRS. Với giá ưu đãi, 15k/1 lần cài đặt. GPRS giúp bạn có thể truy cập mạng qua chiếc dế của mình mà không cần phải mở máy tính rườm rà. Với công cụ này, bạn có thể truy cập bất cứ website nào bạn thích và thậm chí là nghe nhạc trực tuyến nữa cơ. Chính vì thế, trước khi kiểm tra, thi, các bạn lớp C cứ nháo nhào kiểm tra xem máy mình có còn GPRS hay không. Thi văn, bạn H cứ ung dung mà lên Google search đề văn rồi viết vào.
Di động - công cụ quay bài cực xấu xí của một số teen. (Ảnh minh họa)
Sau "phi vụ" là...
Có lẽ, H đã có cho mình một kinh nghiệm nhớ đời. Bài văn vừa được tìm ra trên trang Google thì giám thị cũng đã đứng trước H. H bị lập biên bản, bị hạnh kiểm yếu cả kì và nặng nhất là bị ghi vào học bạ. H khóc lóc, van nài giám thị đừng lập biên bản nhưng mọi thứ đều đã quá muộn. Sau này, H sẽ như thế nào nếu cầm một bản học bạ có "thành tích" quay tài liệu khi thi đi xin việc làm? Hay cả trường hợp L và Đ ở trên đều đã nhận được những hậu quả nặng. Cả 2 đều dễ dàng bị giám thị phát hiện, bị điểm 0, bị trừ điểm hạnh kiểm (do chỉ là kiểm tra trong lớp).
Cũng có những "phi vụ" thành công, nhưng cũng như bao cách quay bài khác, điểm số nhận được sau đó là điểm ảo, sẽ có những con mắt săm soi, dè biểu. Khác hơn là trường hợp của bạn T, T là một học sinh trung bình, sau một lần quay bài "trót lọt", T được điểm khá cao. Trước sự tiến bộ đó, giáo viên đã gọi T lên bảng làm một bài tập tương tự để sửa cho mọi người. Kết quả là T chẳng làm được gì cả và nhận ngay điểm chia đôi cho bài kiểm tra đấy.
Teen sẽ làm sao nếu giám thị là người "khó tính" hay tài liệu đó không tìm được trên Google? Và rằng, dù teen đã "close" chương trình khi giám thị bước đến nhưng chắc chắn rằng những file ảnh đấy, những history ấy vẫn còn lưu lại trong bộ nhớ của máy. Khi đang kiểm tra, đa số teen đều cảm thấy hồi hộp và run. Vì vậy, teen sẽ chẳng đủ bình tĩnh để kịp xóa đâu. Và khi teen cứ loay hoay với chiếc máy điện thoại trong khi các bạn khác đang làm bài thì giám thị rồi sẽ phát hiện thôi.
Thay vì phí tiền đăng kí GPRS, hồi hộp "search" tài liệu, teen nên dành khoảng thời gian đó để tập trung vào bài kiểm tra, bài thi. Như thế vừa tiết kiệm được thời gian của bản thân, vừa không phải run lẩy bẩy vì sợ phát hiện và hơn hết là đánh giá được trình độ của bản thân, không phải có cảm giác xấu hổ với mọi người. Sau tất cả những trò ấy thì teen vẫn là người chịu hết hậu quả. Teen hãy thật trung thực, chăm chỉ học hành vì chính những kiến thức đó mới là tài sản quý giá nhất, mới là thứ có thể nâng bước cho teen sau này đấy!
Theo kênh 14
Nữ sinh bị cấm vào lớp vì mặc váy quá ngắn Hơn chục nữ sinh Trường nữ học Hillview (ở thị trấn Tonbridge, hạt Kent, đông nam nước Anh) vừa bị cấm vào lớp vì mặc chiếc váy mà cô giáo cho là quá ngắn, mặc dù chiếc váy này được mua từ nhà cung cấp chính thức của nhà trường. Jody Parkin, 12 tuổi, là một trong số 12 nữ sinh Trường nữ...