Cuối năm không thể không dọn dẹp, tổng kết tài chính và đây là 7 bước bạn nên làm theo gợi ý của chuyên gia
Dọn dẹp, kiểm kê, đánh giá lại tình hình tài chính của bạn vào dịp cuối năm là điều cần thiết.
Sau đây là những bước chính mà chúng ta cần thực hiện dịp cuối năm để đảm bảo tài chính của mình đang đi đúng hướng, theo gợi ý từ các chuyên gia.
1. Xem lại chi tiêu hàng tháng
Hãy xem trong năm qua các tháng bạn đã chi bao nhiêu cho các nhu cầu của mình, từ ăn uống, giải trí tới các đăng ký ứng dụng…
Việc rà soát lại chi tiêu mỗi tháng sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện, từ đó tìm ra những khoản chi không hợp lý để trong năm tới có thể cắt giảm.
2. Đánh giá khoản nợ
Bạn có đang mắc các khoản nợ như nợ thẻ tín dụng, nợ vay mua nhà, mua ô tô hoặc nợ cá nhân? Hãy đánh giá lại nó và lên kế hoạch trả ngay trong năm tới càng sớm càng tốt nếu đó là một khoản nợ lãi suất cao.
Ngoài ra bạn cũng cần xem xét để tiết kiệm thêm bằng cách tái cấp vốn cho khoản nợ mua nhà, mua ô tô của mình.
3. Bổ sung vào quỹ khẩn cấp nếu thiếu
Dịch bệnh đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp. Bởi vậy nếu hiện tại quỹ khẩn cấp của bạn đang thiếu, không đủ chi phí sinh hoạt cho khoảng 6 tháng thì hãy nhanh chóng có kế hoạch bổ sung thêm để đảm bảo an toàn tài chính trong năm tới.
Video đang HOT
4. Kiểm tra điểm tín dụng
Hãy kiểm tra điểm tín dụng của bạn ở ngân hàng hoặc đơn vị phát hành thẻ tín dụng. Nếu điểm tín dụng không đẹp, bạn nên tìm cách cải thiện trong năm tới thông qua việc thanh toán hóa đơn đúng hạn và giữ số dư thẻ tín dụng thấp.
Điểm tín dụng tốt giúp bạn đủ điều kiện nhận các khoản vay thế chấp cao, mang lại nhiều lợi ích về tài chính trong tương lai.
5. Đặt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn và trung hạn
Sang năm, bạn đang muốn tiết kiệm khoản trả trước mua nhà, mua xe hay một kỳ nghỉ? Nếu có kế hoạch từ trước sẽ dễ dàng và quy củ hơn nhiều để bạn bắt đầu tiết kiệm tiền mỗi tháng.
Vậy thì cuối năm này là dịp thích hợp để bạn xác định số tiền mình muốn tiết kiệm cùng với khung thời gian, sau đó tính ra số tiền cần để dành mỗi tháng. Sang năm mới chúng ta chỉ việc tuân thủ kế hoạch đó mà thôi.
6. Đánh giá lại khoản tiết kiệm hưu trí
Nếu bạn đã và đang tiết kiệm nghỉ hưu thì hãy đánh giá lại quỹ hưu trí của mình về tổng số tiền cũng như chặng đường còn bao xa để đi đến đích.
Trường hợp bạn đang đầu tư số tiền đó thì cũng hãy xem xét lại lợi nhuận khoản đầu tư của mình và nhớ là tìm đến các nội dung đầu tư có tính an toàn cao.
7. Tìm đến sự giúp đỡ
Cuối cùng, nếu năm qua là một năm quản lý tài chính thất bại của bạn thì việc nhờ cậy đến sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn là điều nên làm.
Các cố vấn tài chính sẽ đưa ra cho bạn loạt lời khuyên đúng đắn nhất, giúp bạn bảo vệ và phát triển số tiền mình vất vả kiếm được.
Vì sao thường xuyên kiểm tra SỐ DƯ tài khoản là cách giúp bạn sống ít chật vật về tiền hơn?
Nếu bạn nghĩ việc kiểm tra số dư tài khoản chẳng có ý nghĩa gì thì bạn đã nhầm to rồi.
Dường chúng ta ai cũng thuộc lòng những lý thuyết về quản lý tài chính cá nhân như: phải biết tổng kết thu nhập, phân chia hũ tiền, ghi chép từng khoản thu - chi mỗi ngày/ mỗi tháng... Trong số đó, xem xét các biến động trong tài khoản - nơi giữ tiền chính của bạn chính là gạch đầu dòng cực kì quan trọng, nhưng đồng thời cũng thường bị xem nhẹ nhất.
Việc này gọi theo thuật ngữ chuyên môn là... sao kê mà hiểu nôm na thì đơn giản là kiểm tra coi dòng tiền của bạn lưu chuyển thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Nói theo cách khác, nó cũng chính là một hình thức ghi chép chi tiêu, giúp bạn biết được mình đã nhận tiền từ đâu và tiêu tiền vào đâu. Và đương nhiên, lợi ích của nó là không hề nhỏ!
Nhân tiện, đang có trend Sao Kê Sao Đâu, các bạn xem qua cách thức tham gia nhé:
1. Duy trì kiểm tra tài khoản thường xuyên giúp ổn định chi tiêu hàng tháng
Dựa theo biến động số dư trong tài khoản, bạn có thể xây dựng kế hoạch chi tiêu hàng tháng một cách cụ thể. Nếu không kiểm tra các khoản thu - chi thường xuyên, sẽ rất khó để bạn nhận ra khi nào bạn nên cần dừng một số chi phí không cần thiết, chẳng hạn như mua quần áo và trả tiền ăn những bữa sang chảnh, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến căng thẳng tài chính cá nhân.
Cuối mỗi tháng, bạn tiến hành kiểm tra chênh lệch giữa chi tiêu thực tế và chi tiêu trên kế hoạch. Nếu các "dấu trừ" quá nhiều và quá lớn, bạn có thể xem những loại chi tiêu nào trong số đó bội chi và kiểm soát lại trong tháng tới. Còn nếu các "dấu trừ" trong khả năng chấp nhận được hoặc thấp hơn tưởng tượng, bạn có thể xem liệu mình có nên tiết kiệm thêm tiền không.
2. Duy trì kiểm tra tài khoản giúp tìm ra vấn đề trong chi tiêu cá nhân
Mọi người thường rơi vào tình trạng chung là luôn thấy mình chẳng tiêu gì nhiều, mình sống rất tiết kiệm nhưng tiền thì lúc nào cũng hết. Lúc này, việc kiểm tra các biến động trong tài khoản kết hợp chi ghép thu - chi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Nếu bạn thậm chí không biết tiền của mình đã đi đâu về đâu, làm sao bạn có thể xác định được những chi tiêu đó có thực sự hợp lý hay không. Một khi xác định được vấn đề, hướng giải quyết sẽ xuất hiện.
Ví dụ, từ sao kê hàng tháng, bạn có thể nhận ra mình đang trả tiền cho những dịch vụ mà bạn có khi chẳng dùng đến: phí duy trì đăng ký ứng dụng nào đó, phí duy trì thẻ thành viên phòng gym/ hồ bơi... - những thứ đã được bạn cài đặt tự động chi trả để có thể động lực tập tành nhưng quên béng mất... Trong trường hợp này, bạn có thể hủy dịch vụ hoặc tìm một dịch vụ thay thế rẻ hơn.
Ngoài ra, việc so sánh sao kê tổng qua từng năm còn giúp khám phá các khía cạnh khác của quản lý tài chính. Ví dụ, khi xem lại các khoản chi tiêu của vài tháng hoặc vài năm trước, bạn có thể xem tiền thuê nhà có cao quá không, và liệu mua nhà có phải phương án hợp lý hơn không.
3. Duy trì kiểm tra tài khoản góp phần đạt được mục tiêu tài chính dài hạn
Nghe thì vĩ mô ha, nhưng thực tế việc làm tuy nhỏ này thực sự mang lại lợi ích to đùng như thế. Không ít người mong muốn chạm ngưỡng tự do tài chính ở tuổi 35, nghỉ hưu ở tuổi 40 và đi du lịch vòng quanh thế giới ở tuổi 45. Nhưng rõ ràng, nếu bạn thậm chí không thể minh bạch với chính tiền bạc của bạn và bó tay với việc kiểm soát chi tiêu cá nhân thì mọi thứ mãi chỉ là kế hoạch nằm trong đầu.
Những biến động trong tài khoản sẽ phản ánh chính cuộc sống của bạn. Một khi nhìn số dư ngày càng tăng cao và các "dấu cộng"/ "dấu trừ" duy trì ở mức ổn định, được phân bố đều cho khoản bạn đã hoạch địch trước, điều đó chứng tỏ bạn đang dần làm chủ được dòng tiền của chính mình. Từ đó, mục tiêu tài chính dài hạn bạn đặt ra cũng không còn xa vời ngoài tầm với nữa.
Kết
Nói tóm lại, việc tổng kết chi tiêu - check soát xem mình đã kiếm được bao nhiêu tiền và đã vung bao nhiêu tiền, cho những cái gì thực sự là một việc cần làm và nên làm, nhất là trong thời điểm cuối năm như thế này.
Và nếu bạn không chỉ muốn tổng kết cho riêng mình mà còn muốn chia sẻ chúng cho người khác cùng thấy, như một cách để động viên nhau cùng cố gắng, hay đơn giản là để than thở, vậy đừng bỏ Sao Kê Sao Đâu. Tham gia Sao Kê Sao Đâu, bạn sẽ tha hồ thể hiện sự minh bạch tài chính cá nhân, đồng thời nghía sang thiên hạ xem họ kiếm tiền - tiêu tiền thế nào để từ đó rút ra bài học cho mình. Nghe cũng hay ho đấy chứ!
Ảnh minh họa: Tổng hợp
5 bước làm ngay để cải thiện tiền bạc, giàu có là điều trong tầm tay Bạn sẽ không giải quyết được vấn đề tiền bạc của mình trong một sớm một chiều nhưng nếu bạn bắt đầu ngày hôm nay với kế hoạch tốt, bạn sẽ nhanh chóng đi đúng hướng. Meghan Murphy, phó chủ tịch của Fidelity Investments ở Boston, cho biết: "Sức khỏe tài chính liên quan nhiều đến cảm xúc của bạn. Bạn có đang...