Cuối năm doanh nghiệp được vay lãi suất ‘dễ thở’
Từ nay đến cuối năm còn khoảng 30.000 tỉ đồng để phục vụ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vay phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành các quyết định giảm mạnh trần lãi suất huy động và cho vay, hàng loạt NH đã đồng loạt công bố hạ lãi suất huy động lẫn cho vay.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, đánh giá động thái trên nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp mùa kinh doanh cuối năm, cắt giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô.
Không thiếu vốn cung cấp cho doanh nghiệp
. Phóng viên: Thưa ông, năm 2019 sắp kết thúc, vậy tình hình tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM có đạt chỉ tiêu 14%?
Ông Nguyễn Hoàng Minh: Tính đến hết tháng 11 vừa qua, tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,4% và dự kiến kết thúc năm nay sẽ đạt đúng mục tiêu 14% năm đề ra trước đó. Tôi xin khẳng định dư địa tín dụng còn hơn 1%, tức là trên dưới 30.000 tỉ đồng để phục vụ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vay sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là với con số này, các NH thương mại không thiếu vốn cung cấp cho doanh nghiệp.
. Ông có thể cho biết mức tăng trưởng tín dụng 12,4% trong những tháng đầu năm chủ yếu giải ngân trong lĩnh vực nào?
Mức dư nợ hiện nay đạt 2,3 triệu tỉ đồng. Trong đó, cơ cấu dư nợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm tỉ trọng 76%, 24% còn lại phục vụ cho lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng.
Chúng tôi đánh giá đây là cơ cấu tích cực phục vụ đúng định hướng của NHNN là hỗ trợ kinh doanh. Ngoài ra, trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỉ trọng 52%, số còn lại là dư nợ ngắn hạn.
Riêng cho vay với lĩnh vực ngoại tệ, dư nợ chỉ chiếm 8%. Hiện nay huy động vốn trong lĩnh vực ngoại tệ đạt trên 11%, do đó có thể nói rằng mảng ngoại tệ giữa huy động vốn và cho vay đảm bảo được cân bằng. NH hoàn toàn chủ động trong nguồn vốn cho vay ngoại tệ của mình, dĩ nhiên đối tượng cho vay phải phù hợp quy định của NHNN.
. Đến cuối năm, mọi con mắt nhìn về nợ xấu NH. Vậy ông có thể thông tin đến thời điểm này, việc xử lý nợ xấu ra sao?
Thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội, tình hình xử lý nợ xấu năm nay của các NH thương mại hết sức khả quan. Thậm chí nợ xấu mới phát sinh thấp hơn rất nhiều so với nợ xấu đã xử lý.
Theo đó, tính đến hết tháng 10-2019, nợ xấu của toàn hệ thống chỉ là 2,2%, nếu trừ đi nợ xấu của ba NH 0 đồng thì chỉ còn 1,5%. Đây là con số khá tích cực mà nhiều năm qua chưa thể đạt được. Riêng trên địa bàn TP.HCM có hơn 100 chi nhánh NH thì không có nợ xấu.
Video đang HOT
Lãi suất cho vay tại Việt Nam hiện dao động quanh mức 6%-12% tùy kỳ hạn và dự báo có thể sẽ hạ xuống trong thời gian tới. Ảnh: TL
Tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay
. Ông đánh giá thế nào khi vừa qua NHNN cắt giảm dự trữ lãi suất bắt buộc, giảm lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay…?
Việc giảm lãi suất điều hành của NHNN nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng lực tài chính cho các NH thương mại. Đây là động thái rất tích cực để hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ nhằm sản xuất phục vụ tết Nguyên đán cũng như ổn định thị trường.
Thực tế gần đây, hàng loạt NH đã điều chỉnh giảm cả lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lẫn lãi suất cho vay. Việc cắt giảm lãi suất giúp cho chi phí vốn thấp, kích thích doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào sản xuất, kinh doanh và phần nào kích thích tiêu dùng.
. NHNN có dụng ý gì khi Thông tư 18/2019 ra đời sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính?
Trong ba năm qua, hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng phát triển khá mạnh. Riêng trên địa bàn TP.HCM, tính đến tháng 10, mức dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng đã là 450.000 tỉ đồng.
Chúng tôi thống kê thì thấy trong ba năm (2016-2018), bình quân mức dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng tăng trưởng 36%-37%. Phát triển thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh, an toàn và hiệu quả là giải pháp hữu hiệu để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen.
Tuy nhiên, Thông tư 18 ra đời nhằm chấn chỉnh trật tự cho tài chính tiêu dùng vốn còn nhiều bất cập. Thông tư này có nhiều điểm nhấn quan trọng, mà trước hết NHNN đưa ra lộ trình giảm tỉ lệ giải ngân trực tiếp của các công ty tài chính cho khách hàng từ mức 70% hiện nay xuống còn 30% vào cuối năm 2023.
. Với cơ sở pháp lý mới, thị trường tài chính tiêu dùng liệu có hoạt động theo hướng tích cực, thuận lợi, an toàn và minh bạch hơn?
Với thông tư mới trên, NHNN cũng chấn chỉnh lại văn hóa thu hồi nợ của các công ty tài chính vốn gây rất nhiều phản cảm trong thời gian qua. Ví dụ, công ty tài chính thay vì chỉ được nhắc nợ với người vay thì “khủng bố” cả những người thân, người không liên quan khoản vay.
. Xin cám ơn ông.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm dự báo sẽ giảm
Thời gian gần đây, hàng loạt NH đã giảm lãi suất huy động và cho vay. Theo đó, Vietcombank giảm đồng loạt 0,5% một năm lãi suất cho vay cho tất cả doanh nghiệp trong hai tháng cuối năm nay. Tương tự, một loạt NH khác như VietinBank, BIDV, Agribank… cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 0,2%-0,5%/năm. Không chỉ vậy, nhiều NH tung ra các gói tín dụng ưu đãi với lãi suất cho vay thấp so với thông thường.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, sang năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau tết Nguyên đán, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1%, từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.
“Các kỳ hạn dài trên 12 tháng sẽ giảm chậm hơn do các quy định về tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và vẫn có sự phân hóa lãi suất giữa các nhóm NH thương mại lớn và nhỏ” – Công ty Chứng khoán SSI dự báo.
5,3 tỉ USD kiều hối về Việt Nam
Ông Nguyễn Hoàng Minh cho hay tình hình kiều hối về Việt Nam đều đặn và ổn định. Theo thống kê của NHNN Chi nhánh TP.HCM, tính đến cuối tháng 11 vừa qua, lượng kiều hối đạt 4,3 tỉ USD, dự kiến đến cuối tháng 12 có thêm 1 tỉ USD.
Như vậy đến hết năm nay, lượng kiều hối sẽ đạt trên 5,3 tỉ USD. Con số này tăng trên 9% so với năm ngoái. Điều này đã giúp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện kinh tế phát triển. Đặc biệt, với lượng kiều hối ước lượng trên 5,3 tỉ USD được xem là nguồn cung ngoại tệ quan trọng, giúp hỗ trợ nhiều cho ổn định tỉ giá.
PHƯƠNG MINH
Theo PLO.vn
Chứng khoán châu Á giảm mạnh do nhà đầu tư thất vọng với ECB
Các cổ phiếu châu Á đi xuống trong phiên 26/7 sau khi Ngân hàng trung ương châu Âu giữ nguyên lãi suất sau khi kết thúc cuộc họp chính sách.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch kém khởi sắc trong phiên này do nhà đầu tư thất vọng sau phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vì trước đó họ đã chờ một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên 26/7.
Tại cuộc họp ngày 25/7, Hội đồng Điều hành ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở các mức thấp lịch sử, song để ngỏ cánh cửa cho việc cắt giảm lãi suất trong tương lai.
Kết quả này của cuộc họp không nằm ngoài dự báo, nhưng điều đáng nói Chủ tịch ECB Mario Draghi tỏ ra lạc quan hơn so với kỳ vọng của thị trường khi đánh giá về sức khỏe nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đánh giá của Chủ tịch Draghi buộc giới giao dịch phải cắt giảm khả năng ECB có một đợt hạ lãi suất vào tháng 9.
Chỉ số chứng khoán MCSI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản giảm 0,15%. Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng sụt 0,3%.
Các cổ phiếu của Trung Quốc đại lục cũng giảm trong phiên này với chỉ số Thượng Hải hạ 0,23%, chỉ số Thâm Quyến sụt 0,21% các chỉ số tổng hợp Thâm Quyến trượt dốc 0,146%. Tại sàn Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng mất 0,64%.
Trong khi đó, chỉ số chứng khoán tương lai của Mỹ tại thị trường châu Á đi ngang trong phiên 26/7.
"Một số DN tại thị trường chứng khoán Mỹ đã báo cáo kết quả kinh doanh quý II, trong đó đa số đều có số liệu tốt, tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng trong phiên này là do họ đặt kỳ vọng vào một lập trường chính sách nới lỏng mạnh hơn" - nhà chiến lược Hitoshi Asaoka tại Asset Management One nhận xét.
Tại Mỹ, các chỉ số chính trên sàn Phố Wall nhuốm sắc đỏ trong ngày 25/7, khi nhà đầu tư lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không "bồ câu" như kỳ vọng trong thông báo chính sách tiền tệ vào tuần tới sau dữ liệu kinh tế mạnh mẽ và những nhận định từ Chủ tịch ECB.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones sụt 128,99 điểm (tương đương 0,5%) xuống 27.140,98 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,5% xuống 3.003,67 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1% còn 8.238,54 điểm. Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều tăng chạm mức kỷ lục mới trong phiên trước đó.
"Tôi nghĩ họ lo ngại rằng có lẽ FED có thể bước lùi", Art Cashin, Giám đốc hoạt động sàn tại UBS, nhận định. "Số hàng hóa lâu bền tốt hơn dự báo, điều đó khiến một số người nói về khả năng điều chỉnh dự báo GDP".
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ cho biết số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tăng 2% trong tháng 4/2019. Báo cáo về GDP quý II tại Mỹ dự kiến công bố vào ngày 26/7.
FED được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất vào tuần tới để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ, cho dù tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang ở mức thấp nhất 50 năm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng lên 97,776 điểm sau khi giảm xuống còn 97,6 điểm trong phiên trước đó.
Theo kinhtedothi.vn
Tham gia các FTA, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh? Đại diện Tổng cục Hải quan cho hay, khi Việt Nam gia các FTA, số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam có giảm nhưng tổng thu lại không giảm. Chiều 12/12, Bộ Tài chính họp báo chuyên đề: "Cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định Thương mại tự do". Theo Bộ Tài chính, tổng số Hiệp định thương mại tự do...