Cuối năm, bất động sản khu vực nào tại TP.HCM hút nhà đầu tư?
So với quý 3/2018, bước sang quý 4 thị trường nhà đất, căn hộ tại Tp.HCM phân hóa rõ ràng về sức cầu ở từng khu vực.
Chưa có đột biến, thị trường được dự báo khởi sắc hơn những tháng cuối năm
Hiện thị trường BĐS Tp.HCM được nhiều chuyên gia dự báo tiếp tục phát triển ổn định, không bứt phá ở những tháng cuối năm, sức cầu không có nhiều đột biến. Tuy nhiên, thị trường đang phân hóa rõ rệt theo khu vực, phân khúc bất động sản và được dự báo sẽ khởi sắc hơn trong quý 4.
Ghi nhận thực tế thị trường cho thấy, nguồn cung mới BĐS bung ra thị trường đang ngày càng ít đi, nguồn cung mới vẫn chủ yếu là sản phẩm thuộc dự án cũ. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng này đã giảm rõ nét.
Theo dự báo của DKRA Việt Nam, so với quý 3, sức cầu của thị trường có thể tăng nhẹ do tâm lý người dân và xu hướng dòng tiền trong thời gian cuối năm.
Trong khi đó, nguồn cung các phân khúc được dự báo tiếp tục không có nhiều đột biến, nhà phố khoảng 200-300 căn, BĐS nghỉ dưỡng không có nhiều thay đổi về cung và cầu.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam cho rằng, thị trường cuối năm sẽ ổn định cả về cung và cầu. Ở một số khu vực có 1 vài dự án “mới tinh” bung thị trường cuối năm dự báo sức mua sẽ tốt vì sự khan hiếm cung rõ nét từ thị trường nói chung.
Bà Lê Thị Bích Ngọc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land cho rằng, ở phân khúc căn hộ nguồn cầu của thị trường sẽ vẫn ổn định ở các dự án có mức giá trên dưới 2 tỉ đồng/căn. Khó có thể nói là dòng tiền của NĐT sẽ đổ vào một phân khúc nào vì mỗi phân khúc có một ưu, nhược điểm khác nhau.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, nguồn cung BĐS đến cuối năm giảm rõ nét so với thời điểm trước nhưng ở một số phân khúc sức cầu vẫn ghi nhận ổn định. Những dự án có pháp lý hoàn chỉnh, chủ đầu tư đầu tư bài bản, vị trí đẹp vẫn thu hút nhà đầu tư “bỏ tiền” vào.
Theo bà Hương, với những dự án hạng sang, cao cấp hướng đến những đối tượng khách hàng trung lưu thì nguồn tài chính sẵn có của họ khá tốt nên ít phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, nên sức cầu nhìn chung ổn định ở phân khúc này.
Khu vực nào sẽ là tâm điểm đầu tư cuối năm?
Theo DKRA, khu vực phía Đông tiếp tục duy trì tỷ trọng lớn trong nguồn cung. Tuy vậy, ở phân khúc căn hộ thì hạng A và B tiếp tục dẫn dắt thị trường, còn hạng C không có nhiều dự án mới.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhà phố, biệt thự liền kề ở khu Đông so với các khu vực khác vẫn chiếm tỉ lệ lớn về nguồn cung và sức cầu.
Một số dự án “mới tinh” chuẩn bị bung ra thị trường trong quý 4 hầu hết tập trung tại khu Đông Sài Gòn. Chẳng hạn dự án Rome Diamond Lotus của Phúc Khang, Gem Riverside của Đất Xanh Group (Q.2), Vinciy của Vingroup (Q.9). Đặc biệt, một số dự án căn hộ “thăm dò” thị trường từ quý trước và bắt đầu nhận giữ chỗ của khách mua ở quý 4/2018 có phản ứng khá tốt từ khách hàng.
Theo các doanh nghiệp, chính bối cảnh nguồn cung khan hiếm là cơ hội để cho các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất trước đó tấn công thị trường ở thời điểm này. Tuy vậy, so với thời gian trước, sức mua và nguồn cung chỉ gặp nhau ở những dự án thực sự tốt. Theo bà Hương, hiện nay đã hết thời CĐT dự án chạy theo lợi nhuận và không quan tâm đến chất lượng dự án về sau cho khách hàng.
Vì trong những năm qua, rất nhiều NĐT bị thiệt hại khi đầu tư vào những dự án của CĐT không uy tín, chính điều đó khiến họ ngày càng thận trọng hơn khi tìm hiểu dự án và quyết định đầu tư. “Nguồn cung đang hạn chế trên thị trường cũng nói lên câu chuyện, thị trường đang thanh lọc các chủ đầu tư và dự án tốt để mang đến cho khách hàng giá trị đầu tư lâu dài và hiệu quả”, bà Hương nhấn mạnh.
Nhìn nhận thực tế cho thấy, khu Đông Tp.HCM (Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức) vẫn là khu vực được các NĐT kỳ vọng nhất ở thời điểm cuối năm. Bên cạnh sự chỉn chu về hạ tầng giao thông thì đây cũng là khu vực có sự đột phá về nguồn nhân lực khi dân lao động tỉnh lẻ, đối tượng chuyên gia nước ngoài ở các khu công nghệ có xu hướng tăng lên.
Chưa kể, sự “thay da đổi thịt” về dân số thể hiện bằng sự lấp kín ở các khu dân cư, tiện ích ngày càng đồng bộ được xem là “điểm cộng” của thị trường BĐS nơi đây.
Trong khi, khu Nam Sài Gòn cũng là khu vực được nhiều CĐT “nhòm ngó” vào cuối năm nhưng thực tế để có những ưu thế về giao thông, hạ tầng thì sự bứt phá được nhìn nhận ở thì tương lai xa hơn là hiện tại.
Theo nhìn nhận chung từ các đơn vị nghiên cứu thị trường và các DN, đất nền, nhà phố vẫn là phân khúc dẫn dắt thị trường đến thời điểm cuối năm. Trong đó, phân khúc đất nền sẽ được nhiều NĐT quan tâm hơn vì tâm lý sinh lợi ổn định, thậm chí sẽ có sự đột phá về lợi nhuận vì sức cầu luôn tập trung phần lớn ở loại hình này.
Hạ Vy
Theo Thời đại
Quý III, công ty chứng khoán lãi tốt nhờ tự doanh
Một số công ty chứng khoán (CTCK) công bố kết quả quý III/2018 khả quan, với lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng tự doanh.
Thị trường chứng khoán khởi sắc trong quý III giúp hoạt động tự doanh của nhiều CTCK tích cực.
Tự doanh quý III khởi sắc
Báo cáo tài chính riêng quý III/2018 của CTCK Sài Gòn (SSI) cho biết, doanh thu trong kỳ đạt gần 959 tỷ đồng, tăng mạnh 53% và lợi nhuận trước thuế 541,6 tỷ đồng, tăng hơn hai lần cùng kỳ.
Riêng hoạt động tự doanh, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ của danh mục đầu tư (FVTPL) đạt hơn 169 tỷ đồng, tăng 23%; lãi từ khoản đầu tư chờ đến ngày đáo hạn gần 192 tỷ đồng, tăng 63%.
Tuy nhiên, SSI cũng ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng để bán giảm 65%, đạt 16,57 tỷ đồng. Danh mục tự doanh tính đến cuối quý III/2018 có tỷ trọng lớn là GEX, HPG, DBC... và trong kỳ, công ty này đã bán hết khoản đầu tư tại SSC, VAF. Với kết quả này, SSI ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 1.159 tỷ đồng, hoàn thành 87,5% kế hoạch cả năm.
Tại nhiều CTCK khác, lợi nhuận 9 tháng khả quan chủ yếu do được hưởng lợi từ sự tích cực của quý I/2018. Sang quý II, thị trường khó khăn hơn, nhưng diễn biến quý III lại có phần khởi sắc, giúp nhiều công ty lấy lại khoảng hao hụt trong quý II.
CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank Securities (CTS) cho biết, hoạt động tự doanh có đóng góp chính, giúp Công ty ghi nhận 85,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III, tăng gần 14 lần cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong danh mục tự doanh của Vietinbank Securities có khoản đầu tư vào các mã như HNG, HAG, HSG, CEO, CMG, HPG..., trong đó, riêng HNG có giá trị đầu tư 48,73 tỷ đồng.
Với diễn biến giá cả khởi sắc của một số cổ phiếu trong quý vừa qua, Công ty "chốt lãi" 65,3 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III. Tính chung, lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018, Công ty đạt149 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Các CTCK có hoạt động tự doanh lớn như CTCK TP. HCM (HSC), CTCK Bản Việt (VCSC), CTCK VNDirect (VND), CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS)... từng bị ảnh hưởng trong quý II/2018 do thị trường diễn biến bất lợi, thì sang quý III/2018 đã cho thấy sự lạc quan hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, tại SHS, các mảng kinh doanh của Công ty đều tăng trưởng khá tốt trong 3 quý đầu năm 2018.
Trong đó, riêng hoạt động tự doanh của SHS vẫn nắm tỷ trong lớn trong tổng cơ cấu doanh thu khi đóng góp 366,3 tỷ đồng, thu về từ khoản lãi đầu tư cổ phiếu và nhận cổ tức. 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu hoạt động SHS đạt 932,7 tỷ đồng, tăng 27% và lợi nhận sau thuế đạt 270,6 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Tự doanh sôi động, CTCK bán ròng và tăng giữ tiền mặt
Theo cách hạch toán của khối CTCK, khoản đầu tư của CTCK sẽ được chia làm 2 loại là tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) và tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Với cách hạch toán mới, nhiều CTCK đã ghi nhận lợi nhuận đột biến ở giai đoạn thị trường tăng mạnh.
Tuy nhiên, nếu có khoản chênh lệch giảm trên 20% thì buộc các CTCK phải hạch toán trích lập dự phòng, nên đây cũng là khoản đáng lưu ý. Tại nhiều thời điểm, FVTPL thậm chí được xem là "tội đồ" khiến lợi nhuận một số CTCK bị suy giảm.
Báo cáo tài chính quý III/2018 của HSC cho thấy, tổng doanh thu đạt 418,5 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãi ròng đạt hơn 164,9 tỷ đồng, giảm 2%.
Trong đó, mảng tự doanh của HSC suy giảm đáng kể trong quý III năm nay khi chỉ đạt gần 37,9 tỷ đồng, tức giảm 66,7% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, quý III/2018, HSC ghi nhận lỗ ròng 6,4 tỷ đồng đối với các tài sản tài chính FVTPL đã bán, trong khi ghi nhận lãi 82,8 tỷ đồng từ nghiệp vụ này trong quý III/2017.
Tính chung lại, lợi nhuận quý III năm nay của HSC đạt gần 131,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,4% so với quý III năm ngoái, nhưng lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 vẫn đạt 603,4 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng hơn 64,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động tự doanh CTCK đã diễn ra khá mạnh trong 3 quý đầu năm 2018. Theo Stockplus, trong 9 tháng đầu năm 2018, tự doanh CTCK đã mua vào tổng cộng 726,7 triệu cổ phiếu, trị giá 28.831 tỷ đồng, trong khi bán ra 778,3 triệu cổ phiếu, trị giá 29.622 tỷ đồng.
Giá trị bán ròng 791,4 tỷ đồng, bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF và trái phiếu, giảm 20,5% so có cộng kỳ và giảm 47,4% so có giá trị phân phối ròng của 9 tháng đầu năm 2017.
Các cổ phiếu được tự doanh CTCK mua ròng mạnh ở tháng 9 là MSN, VIC, VPB, HNG.
Hoạt động tự doanh tại một số CTCK cũng đang cho thấy sự chuyển dịch theo hướng cẩn trọng khi lượng tiền mặt tại thời điểm cuối tháng 9/2018 tăng hơn nhiều so với thời điểm đầu năm.
Đơn cử, tại HSC, số dư tiền mặt tại tời điểm cuối tháng 9/2018 ghi nhận 471 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với con số đầu năm. Ngoài ra, tổng các tài sản tài chính ghi FVTPL là 375,6 tỷ đồng và Công ty không ghi nhận giá trị tại khoản mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán.
Hoàng Anh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giá vàng hôm nay 15/10/2018: Đầu tuần, vàng khởi sắc ngay khi mở cửa Giá vàng hôm nay 15/10/2018: Vàng tăng ngay khi mở cửa trong bối cảnh giá vàng tuần này được dự báo tăng mạnh. Giá vàng hôm nay 15/10/2018: Vàng tăng ngay khi mở cửa trong bối cảnh giá vàng tuần này được dự báo tăng mạnh. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (15/10), giá vàng tại trường châu Á đã tăng nhẹ...