Cuộc trò chuyện giữa thầy và trò
Thầy giáo: “Chào em. Em đang làm gì đấy?”. Học sinh: “Dạ thưa thầy, em đang đọc cuốn tiểu thuyết Thần chú Hipteen Sinja”.
Thầy giáo: – Hay lắm. Vì sao em đọc nó?
Học sinh: – Thưa thầy, em muốn trở thành nhà văn.
Thầy giáo: – Rất tốt.
Học sinh: – Và em cho rằng, muốn thành nhà văn, thì việc đầu tiên là phải đọc các nhà văn khác.
Thầy giáo: – Rồi quên đi!
Học sinh: – Sao ạ?
Thầy giáo: – Thầy nói rồi đấy. Em đọc, rồi em phải quên ngay.
Học sinh: – Nếu không?…
Thầy giáo: – Nếu không thì em sẽ trở thành một nhà văn… tương tự. Mà trong nghệ thuật, sự tương tự không khác sự… hỏng bét bao nhiêu.
Học sinh: – Ý thầy là?
Thầy giáo: – Ý tôi là văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, không có mẫu.
Học sinh: – Em tin thầy.
Thầy giáo: – Tuy tin, nhưng em vẫn hay làm theo mẫu, hay bắt chước mẫu. Đấy là một trong những thói quen nguy hại nhất của người nghệ sĩ.
Video đang HOT
Học sinh: – Em chưa phải là nghệ sĩ, thưa thầy.
Thầy giáo: – Thế nghệ sĩ là gì? Là một cá nhân có khả năng sáng tạo. Thế sáng tạo là gì? Là làm ra một cái gì đó không giống với tất cả những cái đã từng có trước đây, đúng không nào?
Học sinh: – Thưa thầy, đúng.
Thầy giáo: – Muốn làm ra một thứ độc đáo, chúng ta có hai cách: Một là, tìm hiểu tất cả những gì đã có; hai là, chả cần tìm hiểu gì hết, cứ làm theo trí tưởng tượng của mình.
Học sinh: – Thưa thầy, vậy thầy khuyên em cách nào?
Thầy giáo: – Cách thứ ba. Em cứ đọc, em cứ học, nhưng khi sáng tác em phải quên đi.
Học sinh: – Quên cả Tolstoy? quên cả Gorki?
Thầy giáo: – Đúng. Quên hết. Dù các nhà văn đó có vĩ đại đến đâu. Nếu em tên Tèo, thì tác phẩm của em là tác phẩm mang dấu ấn Tèo, không thể, dù là Sheakspeare Tèo hay Victo Hugo Tèo gì cả.
Học sinh: – Thưa thầy, em hiểu.
Thầy giáo: – Em chưa hiểu hết đâu, trong văn hoá, không có gì khó hơn việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của người khác.
Học sinh: – Tại sao ạ?
Thầy giáo: – Tại vì đầu tiên, những người khác đó quá hấp dẫn và nổi tiếng. Nổi tiếng đến mức chỉ cần giống như họ cũng sang trọng lắm rồi. Thứ hai là người ta có thói quen dạy nhau bắt chước.
Học sinh: – Khoan đã. Thưa thầy. Chính bắt chước đã hình thành phản xạ. Chính phản xạ đã hình thành bản năng. Rồi chính bản năng đã tạo nên hành động.
Thầy giáo: – Rồi chính hành động đã tạo thành kinh nghiệm. Rồi chính kinh nghiệm đã dẫn dắt ta đi vào chỗ… kẻ khác đã đi rồi.
Học sinh: – Ô!…
Thầy giáo: – Những điều tôi nói thật ra không có gì mới. Nhưng trong thực tế cuộc sống, thói quen dạy, học và làm theo sự bắt chước đã trở nên trầm trọng, và nguy hiểm hơn nữa, sự trầm trọng này càng ngày càng mang dấu ấn… tự nhiên!
Học sinh: – Nghĩa là?…
Thầy giáo: – Nghĩa là người ta coi bắt chước thành chuyện đương nhiên, chuyện cần làm, và kinh khủng nhất, thành tiêu chuẩn! Hậu quả của nó là, trong văn học, trong phim ảnh, trong sân khấu đầy rẫy những nhân vật và những tình huống giống hệt nhau.
Học sinh: – Thưa thầy, phải chăng đó là mặt trái của giáo dục?
Thầy giáo: – Giáo dục không bao giờ có mặt trái. Nhưng phương pháp giáo dục thì có. Phương pháp thuận tiện nhất, dễ làm nhất và đơn giản nhất của giáo dục là dạy học sinh phải làm giống như cái này hoặc làm giống như cái kia. Nó có lợi ích là tiện và nhanh, an toàn nhưng phương pháp đó sẽ thủ tiêu sự sáng tạo, vốn là hành vi quan trọng nhất của mọi con người.
Học sinh: – Chính vì thế mà…
Thầy giáo: – Thầy khuyên em đọc sách để biết. Nhưng biết rồi để quên. Thầy khẳng định rằng, sức mạnh của quên đôi khi còn cao hơn sức mạnh của nhớ. Bởi chỉ có dám quên, em mới dám có những trang viết của riêng mình.
Học sinh: – Thầy có thể đưa ra dẫn chứng được không?
Thầy giáo: – Được chứ. Các nhà văn nổi tiếng mà em biết chả có ai học ở trong trường viết văn. Họ tự học trong cuộc sống là chính. Mà cuộc sống, chắc em cũng biết, rất ít kiểm tra ta bằng cách thuộc lòng.
Học sinh: – Vâng!
Thầy giáo: – Không cứ gì văn học, rất nhiều môn nghệ thuật cũng phát triển theo cách đó, theo cách mỗi cá nhân khác nhau phải có một con đường khác nhau. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất nhưng cũng dễ quên nhất. Và suy cho cùng, quên còn chưa nguy hại bằng… vờ quên. Em thân yêu của thầy ạ.
Học sinh: – Em xin cảm ơn thầy
Theo ANTG
Mỹ Uyên: 'Tôi cũng có người để thương, để nhớ'
Nhiều người vẫn không tin Mỹ Uyên đang rất hài lòng với cuộc sống: Đóng phim ban ngày, diễn kịch ban đêm, lại phải lo toan cho hoạt động của sân khấu kịch, Mỹ Uyên khiến cho người ta nghĩ chị chỉ biết công việc.
PV đã "chộp" được Mỹ Uyên khi chị cảm thấy thư giãn nhất: đưa cháu đi ăn kem. Cuộc trò chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng gián đoạn vì Uyên phải trông chừng cậu bé mà chị âu yếm gọi là con xưng mẹ.
- Năm qua dường như là năm khá thành công của Mỹ Uyên, làm bầu mát tay, đi thi thì có giải thưởng, phim truyền hình chị tham gia phát sóng trong giờ vàng...
- Có lẽ vậy (cười). Năm 2009, tôi chỉ dựng có hai vở nhưng doanh thu cũng khả quan. Hội diễn sân khấu toàn quốc vừa rồi, tôi giành được một huy chương vàng cá nhân. Phim Hiệp sĩ đường phố phát sóng trên truyền hình cũng có nhiều khán giả gọi điện khen.
Tôi thích vai diễn trong phim này lắm vì ít khi có dịp mặc đồ đẹp, trang điểm. Không hiểu sao, từ trước tới giờ toàn được các đạo diễn giao cho những vai nghèo khổ. Điểm thay đổi rõ rệt nhất là tôi sống tích cực hơn hẳn. Tôi làm việc nhiều nhưng không hẳn vì mưu sinh như trước đây mà vì yêu thích. Khi hoàn thành việc gì đó, tôi thấy hạnh phúc lắm.
Mọi người cứ bảo Mỹ Uyên làm nhiều, nhưng với tôi chẳng thấm tháp gì đâu. Tôi còn dư thời gian để làm đẹp, tập yoga đấy chứ...
- Có thời gian để chăm lo cho vẻ bề ngoài, như vậy Mỹ Uyên đâu phải là người phụ nữ khô khan, chỉ biết có công việc...
- Lúc trước, tôi còn rất siêng đi spa nữa đấy. Gần đây, phim đang quay chạy nước rút nên tôi mới ít đi. Có người bạn thấy thế nên mua tặng tôi máy massage rồi bảo: "Bà là diễn viên, trang điểm suốt ngày, dùng cái này để làm sạch và giữ gìn làn da".
Nó cũng nhỏ gọn và dễ sử dụng nên tôi hay mang theo bên mình. đến phim trường, tranh thủ lúc chờ quay, tôi vừa massage vừa nhẩm kịch bản.dạo này, nhiều người khen Mỹ Uyên trông rạng rỡ hẳn ra. Phụ nữ được khen là thích rồi. Mỗi lần nghe khen, theo phản ứng tự nhiên, tôi lấy gương ra soi xem mình đẹp thật không (cười).
- Có bao giờ người ta nhìn số tuổi và tình trạng hôn nhân để đánh giá chị... không bình thường?
- Rất thường xuyên, năm này sang năm kia. Cứ mỗi sáng, thấy tôi ngồi ở trước cửa sân khấu 5B, người ta lại hỏi: "Sao chưa lấy chồng?", "Định chừng nào lập gia đình sinh con?"... Mới đây, tôi đi dự đám cưới Ngọc Trinh, gặp lại mấy cô bạn cùng học trường nghệ thuật ngày xưa, giờ đã bỏ nghề, ai cũng con bồng con bế. Họ hỏi: "Bà tính sao?", tôi bèn trả lời: "Sao là như thế nào?". Chuyện tôi chưa có chồng trong mắt mọi người là bất bình thường ghê gớm lắm.
- Có vẻ như người ta nghĩ Mỹ Uyên là một phụ nữ có tất cả, nếu có thêm chồng là hoàn hảo?
- Đúng thế, nhưng đó là cách suy nghĩ của mọi người. Cuộc sống của tôi bây giờ nhẹ nhàng lắm, tại mọi người nhìn vào rồi nghĩ lung tung đấy chứ.
Cậu bé này là con của em gái, tôi chăm như con mình. Tôi cũng có người để thương, để nhớ. Thế thì tại sao tôi phải e sợ người ta nói này nói nọ, nôn nóng kết hôn mà không biết mình liệu có hạnh phúc thật sự hay không.
Theo Thế Giới Văn Hóa