Cuộc tình oan nghiệt của cô gái bán dâm ( Kỳ 1)
Thành phố New York xinh đẹp, nơi mối tình của cô gái bán dâm Helen Jewett và người khách làng chơi nảy sinh.
Hiện trường vụ án
Tại nhà chứa nổi tiếng số 41 đường Thomas, New York, 9 cô gái cùng ở đây, họ như những tù nhân được nuôi để tiếp khách. Nhiều thành phần trong xã hội New York đã tới đây mua vui.
Tối ngày 10/4/1836, một vụ án mạng đã xảy ra tại đây. Nạn nhân Helen Jewett 23 tuổi, là gái bán dâm.
Đêm hôm đó, Hellen tiếp vị khách quen tại phòng mình.
Đối diện với phòng của Hellen là phòng của Marie Stevens, một cô gái bán dâm khác. Hôm đó, Marie bị đánh thức bởi những tiếng động mạnh như tiếng nện của vật cứng. Từ hướng đó, Marie nghe thấy tiếng rên của Helen. Marie định ra ngoài, có thể Helen cần sự giúp đỡ. Điều đó hoàn toàn bình thường ở đấy, nhiều vị khách khi uống quá nhiều thường có những hành động bạo lực như vậy.
Có tiếng mở cửa phòng, Marie nghe tiếng bước chân đi xuống cầu thang. Nhìn qua khe cửa, Marie thấy một người đàn ông to cao, mặc chiếc áo choàng dài màu đen, tay cầm chiếc đèn đang đi xuống cầu thang. Không có gì khác thường, Marie quay trở lại phòng ngủ.
Hai giờ sau đó, theo thói quen, bà Townsend, một người làm trong nhà đi một vòng kiểm tra. Bà nhìn thấy chiêc đèn trên bàn bên ngoài hành lang, cửa sau ngôi nhà đã mở, hình như ai đó vừa ra ngoài.
Biết chiếc đèn này ở phòng Helen, bà xách lên trả lại cho cô. Lên tới cầu thang, bà Townsend nhận thấy có điều không ổn. Căn phòng Helen cửa mở, có khói từ căn phòng đó, ngọn lửa từ phía đầu giường nơi Helen đang nằm.
Bà Townsend vội vàng lên tiếng báo động cho mọi người. Hai nhân viên bảo về lao vào phòng dập đám lửa.
Từ các phòng, vài vị khách vội vã bước ra và rời khỏi căn nhà. Mọi người mải lo cho việc dập lửa, không ai nghĩ đến việc ngăn cho mọi người không rời khỏi đó.
Trong mờ mờ làn khói, nhân viên bảo vệ nhìn thấy Helen trong chiếc áo ngủ bị cháy dở vẫn nằm trên giường. Không nghĩ Helen đã chết, anh ta lay cô dậy, và giật mình khi thấy một vũng máu phía đầu giường. Helen đã chết do bị đánh nhiều phát bằng vật nhọn vào đầu.
Cảnh sát ngay lập tức có mặt tại hiện trường.
Theo lời bà Townsend, tối hôm đó, bà có mang rượu vào cho Helen, trong phòng có một người đàn ông, người ấy mặc một chiếc áo choàng đen, nhưng bà chỉ nhìn được phía sau. Tuy không nhìn thấy mặt, nhưng bà Townsend khẳng định người này đã từng đến đây, tên là Frank Rivers. Đã có lần Frank mặc chiếc áo choàng này.
Video đang HOT
Khám xét ngôi nhà, cảnh sát phát hiện gần hàng rào sau nhà một chiếc rìu dính máu. Chiếc áo choàng như lời bà Townsend cũng được tìm thấy gần hàng rào.
Bà Townsend không biết nơi ở của Frank, nhưng một vài lần nghe Frank nói chuyện với Helen, bà biết Frank là nhân viên bán hàng của một cửa hàng đồ khô ở Maiden Lane. Bà biết địa chỉ cửa hàng đó.
Cuộc điều tra bắt đầu ngay trong đêm.
Bìa cuốn sách nói về cái chết của cô gái bán dâm Helen Jewett
Chi tiết đáng ngờ
Theo lời khai của bà Townsend, hai cảnh sát Dennis Brink và George Noble tới cửa hàng ở Maiden Lane tìm kiếm thông tin về người đàn ông tên là Frank Rivers. Không có ai tên là Frank Rivers ở đây. Theo suy luận của Dennis Brink, cái tên này có thể là tên được dùng của một người đàn ông nào đó khi tới các nhà chứa.
Nghi phạm được xác định là Richard Robinson, 19 tuổi. Richard đang sống tại căn hộ số 42 đường Dey. Richard đang ở cùng với James Tew, cũng là nhân viên bán hàng tại cửa hàng này.
Richrad tiếp hai nhân viên cảnh sát với vẻ bình thản, không chút dấu hiệu của sự bối rối, Richard được đề nghị đi cùng họ. Ngoài trời khá lạnh, hai cảnh sát khéo gợi ý Richard nên mặc áo choàng, Richard nói mình cũng có một chiếc áo choàng đen, nhưng lại khoác một chiếc áo khác ra ngoài cùng hai cảnh sát.
Trên chiếc quần Richard đang mặc có dính vết trắng như vết sơn trên hàng rào ở sân sau nơi tìm thấy chiếc rìu. Chi tiết này rất đáng ngờ. Trong suy nghĩ của hai cảnh sát, tới 90% đây là hung thủ giết Helen.
Dennis Brink và George Noble đưa Richard tới ngôi nhà nơi xảy ra án mạng, và để Richard biết họ nghi ngờ hắn liên quan đến vụ giết người đó.
“Biết đâu khi Richard nhìn thấy nạn nhân nằm trên vũng máu, hắn sẽ lúng túng và thú nhân tội ác do mình gây ra.” Đã từng có thời gian nghiên cứu về tâm lý tội phạm, một trong hai cảnh sát suy nghĩ như vậy.
Trái với dự đoán, Richard Robinson không thú nhận điều gì và bình tĩnh khẳng định mình không phải hung thủ.
Liên tiếp 7 tối sau đó, thẩm phán Oliver Lowends và nhân viên điều tra William Schureman đều có mặt tại hiện trường.
Xác Helen vẫn ở nguyên hiện trường, và Richard buộc phải ” đến thăm” cái xác đó. Không có bất kỳ phản ứng bất thường nào từ phía Richard, ngượi lại, hắn còn đưa ra bằng chứng ngoại phạm. James Tew xác nhận Richard ngủ ở nhà đêm hôm đó.
Richard yêu cầu cảnh sát chấm dứt hành động này và nói rằng mình mới chỉ 19 tuổi. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn bắt giữ Richard.
Họ chỉ cho hắn những bằng chứng mà họ tìm thấy, chiếc ào choàng và vết sơn trên hàng rào. Nhưng điều đó không đủ để khẳng định Richard là hung thủ.
Tuy nhiên, bà Townsend vẫn một mực khai người đàn ông duy nhất có mặt trong phòng Helen tối hôm đó là Richard Robinson, hay Frank River.
Cảnh sát đã tin vào điều đó và buộc tội Richard. Cuộc điều vẫn tiếp tục được tiến hành với lời khai chống lại Richard.
Theo Khampha
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ cuối)
Chính quyền mở cửa nhà xác để hơn 15.000 người xếp hàng vào viếng xác John Dillinger.
"Quý bà trong chiếc đầm đỏ", Anna Sage là một công dân nhập cư trái phép vào Mỹ, trước nguy cơ bị trục xuất khỏi đất nước này vì lý do "tư cách đạo đức thấp", Sage tìm mọi cách để tự cứu mình, và Johnnie sẽ là "công cụ" để Sage đạt được mục đích
Ngày 21/7, Anna Sage liện hệ với phòng cảnh sát Chicago. Cô thương lượng với cảnh sát sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về Johnnie, nơi hắn sẽ xuất hiện nếu phòng cảnh sát hộ trợ cô trong việc nhập cư. Phía phòng cảnh sát đã đồng ý.
Anne Sage cho biết, Johnnie sẽ có cuộc hẹn với Polly Hamilton, một gái mại dâm nổi tiếng trong làng "giải trí đen" vào ngày mai 22/7. Cặp đôi này sẽ đi xem phim tại một trong hai nhà hát Biograph hoặc Marbro. Anna Sage sẽ đi cùng và mặc chiếc váy màu cam để cảnh sát dễ dàng nhận ra.
Ngay lập tức, một tổ đặc biệt gồm các thành viên FBI và cảnh sát Chicago được thành lập, trong đó có trung sĩ Martin Zarkovich.
Tổ đặc biệt được chia thành hai nhóm phục kích tại hai nhà hát Biograph và Marbro.
Johnnie đã có mặt ở nhà hát Biograph, một nhà hát lớn trong khu công viên Lincoln của Chicago để xem bộ phim "Manhattan Melodrama". Cùng đi với Johnnie là Anna Sage và Polly Hamilton.
Khi xác định được Johnnie trong nhà hát, cảnh sát trưởng Samuel P. Cowley thông báo với toàn nhóm sẵn sàng cho việc "hạ gục" Johnnie, không nhất thiết phải bắt sống.
Hơn 10h, Johnnie rời khỏi nhà hát, bằng sự nhạy bén của một tên cướp đầy kinh nghiệm, Johnnie nhận ra sự có mặt của cảnh sát xung quanh khu vực nhà hát. Hắn nhanh chóng lẩn khỏi đó và chạy vào một con hẻm bên cạnh.
Cảnh sát theo sát Johnnie, và liên tiếp nổ súng.
Nhà hát Biograp, nơi John Dillinger bị bắn hạ
John Dillinger bị hạ gục trên một con hẻm nhỏ bên ngoài nhà hát Biograph. Lúc đó là 10h 40, chủ nhật ngày 22/7/1934, cánh sát đã bắn hạ Jonnie từ nhiều phía. Bốn viên đạn trúng Johnnie, hai viên sượt qua mặt hắn, viên thứ ba trúng gáy, viên thứ tư trúng vào xương đòn trái. Hắn gục tại chỗ trên vũng máu.
Johnnie được chuyển đến bệnh viện Alexian Brothers và đặt trên bãi cỏ cho đến khi Phó văn phòng điều tra FBI tới. Chính thức được xác nhận Johnnie đã chết, cảnh sát và nhân viên bệnh viện chuyển cái xác tới nhà xác ở quận Cook. Rất đông phóng viên, những người dân hiếu kì đã chờ sẵn để một lần được nhìn thấy tên tội phạm khét tiếng này.
Cảnh sát thu được hơn 7 đôla trong túi Johnnie. Có giả thiết cho rằng nhiều kẻ đã lợi dụng tình cảnh để trộm tiền của Johnnie.
Một chiếc đồng hồ bỏ túi cũng đã được tìm thấy, bên trong có ảnh một người phụ nữ trẻ. Người ta đoán đó là hình của Mary Longnaker, bạn gái của Johnnie từ hồi ở Dayton, có người lại bảo đó là hình của Billie Fréchette. Báo chí thì cho rằng đó là hình của Polly Hamilton.
Tại nhà xác, đông nghẹt các bác sĩ, y tá, thực tập sinh, cảnh sát..., đa phần là những người tò mò.
Giới chức trách Chicago quyết định mở cửa nhà xác để mọi người có thể tới "thăm" Johnnie.
Đủ các thành phần, từ các chính trị gia, quan chức, doanh nhân, đến các bà nội trợ, học sinh.. Ước tính khoảng 15 nghìn người xếp hàng xem xác Johnnie trước khi cái xác được chuyển tới nhà tang lễ McCready
Dòng người xếp hàng xem xác John Dillinger
Cảnh sát Chicago đã cho xe hộ tống xác Johnnie tới tận biên giới Indiana. Cha của Johnnie, và người em cùng cha khác mẹ Audrey Dillinger Hancock cũng có mặt tại nhà tang lễ McCready. Audrey Dillinger Hancock không tin cái xác kia là người anh "huyền thoại" của mình. Sau khi kiểm tra vết sẹo trên đùi phải của cái xác, Audrey đã xác nhận đó chính là John Dillinger.
Johnnie được chôn tại nghĩa trang Crown Hill ở Indianapolis. Nghĩa trang này là nơi an nghỉ của tổng thống Benjamin Harrison, tổng thống thứ 23 của Hoa Kỳ. Bia mộ của Johnnie đã được thay thế nhiều lần do khách tham quan và những người dân hiếu kì muốn có một mảnh bia mộ của tên tội phạm khét tiếng nhất này về làm kỉ niệm.
Theo TruTV
Tên tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ (Kỳ 8) Khó khăn trong việc lẩn trốn cảnh sát, Johnnie Dillinger trả tới 5.000 đôla Mỹ cho phẫu thuật thẩm mỹ. Johnnie và diện mạo mới Trong thời gian về thăm nhà, Johnnie đã liên hệ với Van Meter và những tên khác trong băng nhóm để tiếp tục công việc của mình. Ngày 12/4, chúng đột nhập đồn cảnh sát Warsaw, Indiana lấy...