Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia – Thu hẹp dự án vào vòng chung kết: Học sinh và phụ huynh hoang mang
Năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết khiến nhiều học sinh thất vọng và phụ huynh hoang mang lo lắng.
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức với mục tiêu khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế, đồng thời đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc phổ thông.
Qua 7 năm tổ chức, cuộc thi đã thu hút được đông đảo hoc sinh phổ thông tham gia. Tuy nhiên, năm học 2019-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết khiến nhiều học sinh thất vọng và phụ huynh thì hoang mang, lo lắng.
Học sinh hoang mang trước việc Bộ GD-ĐT thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết. Ảnh minh họa
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông là các cuộc thi trưng bày và trao giải cho các phát minh, giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ có ích cho đời sống của các học sinh, nhóm học sinh. Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực khoa học như: Khoa học động vật, Hóa Sinh, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường…
Kể từ khi tổ chức trên phạm vi toàn quốc, cuộc thi đã thu hút đông đảo học sinh tham gia ngày càng tăng qua từng năm.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018-2019, cuộc thi đã thu hút trên 10.000 dự án tham gia ở cấp cơ sở và cấp quốc gia có gần 500 dự án của gần 900 học sinh của 63 tỉnh, thành phố. Qua 7 năm tổ chức, cuộc thi này được nhiều giáo viên, học sinh và chuyên gia đánh giá đã góp phần khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông…
Cô Lê Thị Hòa, giáo viên dạy môn Hóa học, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy cho biết: “Đối với học sinh trung học, đặc biệt là trung học phổ thông, nếu như các con tham gia vào cuộc thi Khoa học kỹ thuật thì các con sẽ khơi gợi đươc niềm đam mê khoa học, thậm chí các con sẽ sử dụng kiến thức được nhiều môn để giải quyết những vấn đề mà các con đang nghiên cứu. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho những bạn có thiên hướng là đi theo ngành nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản”.
Video đang HOT
Em Lê Nguyễn Duy Linh, học sinh lớp 11A, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nam) cho hay: “Đi tham gia thi Khoa học kỹ thuật giúp cho chúng em nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết hơn và cũng được và tăng thêm kiến thức. Đối với các bạn không chỉ nghiên cứu lý thuyết, mà ngoài ra chúng em còn được thực hành, không chỉ giúp cho tầm hiểu biết rộng hơn mà tăng thêm khả năng giao tiếp và kiến thức tốt hơn”.
Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2018-2019, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định: “Mục tiêu của cuộc thi là giúp cho học sinh khuyến khích các em nghiên cứu khoa học và hướng tới việc ứng dụng các nghiên cứu khoa học đó vào trong thực tiễn và đây cũng chính là việc chuyển một nền giáo dục từ việc truyền thụ kiến thức sang hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực các em. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường, đổi mới cách đánh giá, đổi mới cách dạy cách học và đây cũng là một chủ trương lớn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Có thể nói cuộc thi đã thực sự đi đúng vào những điểm cần trong các nhà trường”.
Không chỉ tác động tích cực đến hoạt động dạy và học trong các trường phổ thông mà cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông còn góp phần tạo lập được mối liên hệ, đưa các nhà khoa học cùng các phòng thí nghiệm của các trường đại học, các viện nghiên cứu về gần với trường phổ thông. Thế nhưng, năm học 2019-2020 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu hẹp số lượng các dự án được vào vòng thi chung kết so với các năm trước đây.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo, mỗi đơn vị dự thi (là Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo, đại học, trường đại học) chỉ được cử 2 dự án dự thi, riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được cử không quá 4 dự án dự thi, trong khi năm ngoái các đơn vị được cử từ 6 đến 33 dự án vào vòng thi chung kết. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thu hẹp số lượng các dự án vào vòng thi chung kết khiến nhiều phụ huynh, học sinh thất vọng và lo lắng vì các em đã nghiên cứu, làm dự án tham gia kỳ thi này từ năm học trước.
Một phụ huynh có con học tại trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay nhà trường phát động từ tháng 8, các cháu phấn khởi, nộp hồ sơ theo hướng dẫn của nhà trường, nhưng chỉ khoảng 1 tháng sau lại có thông báo tiếp theo làm cho phụ huynh và học sinh khá hoang mang. Tôi cũng biết việc thu hẹp các đội nhằm nâng cao chất lượng của các dự án nhưng mà việc thông báo này quá muộn, làm cho sự chuẩn bị của học sinh và phụ huynh trong cả thời gian dài từ đầu năm khoảng tháng 1-2 có nhiều dự án có thể bắt đầu từ năm ngoái, đến thời điểm này là gần như các dự án đã xong hết rồi thì cũng khá bất ngờ, các cháu gần như suy sụp luôn”.
Thạc sỹ Khổng Minh, giảng viên Khoa Cơ khí- Cơ điện tử, Trường Đại học Phenikaa đã tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu đề tài tham gia cuộc thi cho biết, mục tiêu mà nhiều dự án hướng đến đó là được tham gia vòng chung kết cấp quốc gia. Việc giảm số lượng dự án dự thi vòng chung kết ngay trong năm học này sẽ khiến các em hụt hẫng: “Tôi lấy làm tiếc về việc đấy mình nghĩ rằng càng có nhiều dự án càng có nhiều sân chơi, càng có nhiều cơ hội cho học sinh. Thực ra cũng có thể vì lý do này, lý do khác người ta muốn chọn ra những dự án có chất lượng hơn nhưng mình nghĩ là cứ mở rộng hơn vì là nó cũng là một cách để người học người ta có sự đam mê và sự chủ động. Mình nghĩ là không nên thu hẹp các dự án được lựa chọn để thi cấp quốc gia”.
Một số ý kiến cũng cho rằng, viêc nâng cao chất lượng các dự án vào vòng chung kết cấp quốc gia là hợp lý, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên siết chặt khâu chấm thi theo hướng minh bạch, công bằng, đánh giá đúng chất lượng của các dự án chứ không nên thu hẹp số lượng dự án vào vòng chung kết như đã thông báo trong năm học này./.
Theo VOV
Cần sự giúp sức ngoài ngành Giáo dục
Việc tạo điều kiện cho HS phổ thông tiếp cận thực tiễn nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KHKT) ở doanh nghiệp, trường ĐH... có thể giúp nảy sinh những ý tưởng thú vị phù hợp với khả năng của các em. Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động nghiên cứu KHKT cho HS phổ thông vẫn rất khó khăn, thiếu sự hỗ trợ cần thiết của những lực lượng ngoài ngành GD.
Cơ hội nào để học sinh tiếp cận nghiên cứu KHKT? - Kỳ 2
Những thiết bị thí nghiệm không thể có ở một trường phổ thông mà các HS nghiên cứu KHKT dùng "nhờ" của trường ĐH
Một khía cạnh xã hội hóa giáo dục chưa được coi trọng
Cần có "đất diễn" cho những HS có đam mê KHKT bộc lộ khả năng. Tuy nhiên, theo cô Đỗ Thị Diệu Thúy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hạ Long), khó khăn nhất hiện nay trong việc khuyến khích HS tham gia tìm hiểu, nghiên cứu KHKT chính là quỹ thời gian và việc tư vấn cho HS.
"Tư vấn về KHKT đòi hỏi kiến thức rất sâu, chuyên ngành, các GV trong trường phổ thông không đủ cả thời gian và kiến thức chuyên sâu để trực tiếp hướng dẫn HS tìm hiểu về một dự án cụ thể, hay tìm hiểu chuyên sâu vào một chuyên ngành. Bởi vậy, đôi khi giữa mong muốn và thực hiện không gặp nhau", cô Diệu Thúy phân tích.
Để HS có "đất" cho hoạt động nghiên cứu KHKT, cô Diệu Thúy chia sẻ, Trường THPT chuyên Hạ Long thời gian gần đây đã có những cam kết hợp tác, liên kết với Trường ĐH Hạ Long, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT... của tỉnh. Bởi, chính những đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp mới có thể thực hiện mong muốn của nhà trường là giúp HS tham gia tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn KHKT ở ngay chính địa phương. Đây là khía cạnh xã hội hóa GD lâu nay chưa được coi trọng, chưa có sự liên kết giữa nhà trường phổ thông - doanh nghiệp và xã hội.
Đặc biệt, với trường phổ thông công lập, kinh phí dành cho việc HS nghiên cứu KHKT vượt khả năng của nhà trường. Ngay một chuyện như thuê xe ô tô để đưa HS đi thực địa tại cơ sở, tìm hiểu thực tế ứng dụng KHKT, cũng còn khó. Kinh phí cho chi thường xuyên ở trường phổ thông có hạn mức nhất định.
Mới đây, hai HS của Trường THPT chuyên Hạ Long vừa đoạt giải thưởng quốc tế về nghiên cứu KHKT đã thực nghiệm hoàn toàn tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Hạ Long, vì trường THPT không đủ điều kiện hỗ trợ HS.
HS thể hiện niềm đam mê nghiên cứu KHKT khi được tiếp xúc với một dự án thật, với sự hướng dẫn của các chuyên gia
Tháo gỡ theo hướng nào?
"Việc liên kết giữa trường phổ thông với các cơ quan, doanh nghiệp chính là giải pháp giúp HS gắn kiến thức học trong sách vở với thực tiễn. Sự hỗ trợ từ liên kết này là điều các trường phổ thông đang rất cần" - cô Diệu Thúy chia sẻ - "Sở GD&ĐT Quảng Ninh cũng đã tổ chức hội thảo bàn về sự liên kết giữa các trường THPT với các trường ĐH trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học đến các lĩnh vực khác. Hội thảo là cơ hội để các trường phổ thông tìm kiếm cam kết, gắn kết với các trường ĐH, qua đó lãnh đạo trường phổ thông được dịp gặp gỡ lãnh đạo các trường ĐH, cùng bàn về việc tăng cường trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong cả công tác đào tạo SV và nội dung nghiên cứu KHKT của HS".
Sau mỗi một "project" (dự án) KHKT, HS sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì trong thực hiện project HS được làm việc nhóm; chủ động nghiên cứu hồ sơ, tài liệu thật; đi tìm hiểu, thu thập thông tin; rèn luyện khả năng thuyết trình, tìm tư vấn từ các chuyên gia, GV trong và ngoài trường. HS qua rèn luyện nghiên cứu KHKT sẽ trưởng thành hơn rất nhiều, bởi được chủ động trong các hoạt động nghiên cứu KHKT. Theo tôi, khích lệ HS nghiên cứu KHKT là một cách rất tốt giúp HS phát triển toàn diện.
Cô Đỗ Thị Diệu Thúy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hạ Long
Lâu nay trong và ngoài ngành GD vẫn nói nhiều đến sự hợp tác, liên kết giữa trường ĐH với doanh nghiệp. Song dường như sự hợp tác, gắn kết tương tự vẫn bỏ trống ở các trường phổ thông, trong vấn đề hỗ trợ HS tìm hiểu, nghiên cứu KHKT. "Các trường THPT nếu có được sự gắn kết ấy cũng chỉ mới thực hiện được ở mức độ: Các buổi trải nghiệm của HS tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp...
Nhà trường liên hệ với doanh nghiệp cho HS có cơ hội tiếp cận thực tế, từ đó hy vọng mới nhen nhóm những ý tưởng sáng tạo và nghiên cứu KHKT trong HS" - cô Diệu Thúy cho biết - "Vừa rồi trường tôi cho HS đến thực tế tại một mỏ than, nhà trường có văn bản đề nghị với doanh nghiệp, nhưng những việc như vậy chưa có quy định cụ thể, nên thực hiện cũng không dễ dàng. Nếu ngành GD có một văn bản đề nghị các ngành, doanh nghiệp... tạo điều kiện cho trường phổ thông triển khai hoạt động tìm hiểu thực tế của HS, để học đi đôi với hành, thì hoạt động này sẽ đỡ khó khăn cho trường phổ thông trong liên hệ, đề xuất với cơ quan, doanh nghiệp".
Cô Diệu Thúy cho rằng, hiện nay vẫn tồn tại tâm lý cho rằng HS phổ thông còn nhỏ tuổi, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị ngoài ngành GD chưa nhìn thấy "lợi ích" của việc hợp tác với trường phổ thông. "Nếu liên ngành có văn bản cụ thể về vấn đề này, sẽ là cơ hội "mở" cho các trường phổ thông trong việc hợp tác với lực lượng xã hội ngoài GD, để thực hiện đổi mới hoạt động GD trong trường phổ thông nói chung và hoạt động nghiên cứu KHKT của HS phổ thông nói riêng".
An Nhiên
Theo GDTĐ
Thừa Thiên-Huế đạt 4 giải tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc Tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Toàn quốc lần thứ 15, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 1 đề tài đạt giải nhì; 1 đề tài đạt giải ba và 2 đề tài đạt giải khuyến khích. Hệ thống hoá Bộ thí nghiệm phục vụ dạy học cấp THCS & THPT của Trường THCS Phong Hòa đạt giải...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công an Hà Nội tìm kiếm thiếu nữ 17 tuổi mất liên lạc
Pháp luật
13:17:36 24/02/2025
Indonesia: Xe ô-tô lao xuống sông, 6 người thiệt mạng, 9 người mất tích
Thế giới
13:17:06 24/02/2025
Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk
Tin nổi bật
13:15:06 24/02/2025
Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"
Netizen
13:03:03 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Sức khỏe
13:02:51 24/02/2025
'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới
Nhạc việt
12:35:29 24/02/2025
Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu
Tv show
12:27:08 24/02/2025
Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City
Sao thể thao
12:26:16 24/02/2025
Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp
Trắc nghiệm
12:22:06 24/02/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng
Phim việt
12:18:01 24/02/2025