Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở Bảo Thắng (Lào Cai)
Kết quả chung cuộc, 38 dự án đã đoạt giải cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở huyện Bảo Thắng ( Lào Cai) năm học 2020-2021.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 – 2021.
Tham dự cuộc thi lần này có 23/23 trường học với 64 dự án đăng ký thuộc các lĩnh vực: Hóa – Sinh, Vật lý, Khoa học xã hội và hành vi, Hệ thống nhúng, Hóa học, Kỹ thuật cơ khí, Môi trường, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí tự động hóa, Vật lý và thiên văn, Robot và máy thông minh.
Theo ban giám khảo, các dự án tham dự lần này đã được các trường chú trọng, đầu tư về ý tưởng, nội dung, hình thức nghiên cứu và tính ứng dụng của các dự án cũng đã được tăng lên, tại cuộc thi, nhiều thí sinh đã bộc lộ rõ những kỹ năng trình bày, báo cáo khoa học, tự tin khi giới thiệu đề tài và trả lời chất vấn của Ban giám khảo.
Cuộc thi được tổ chức đã tạo cho các em học sinh có một sân chơi sáng tạo, bổ ích có sức thu hút đối với các em học sinh trung học cơ sở cũng như sự quan tâm đầu tư của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các nhà trường.
Trong hai ngày 3 và 4/12/2020, tại Trường Trung học cơ sở số 2 xã Xuân Quang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở cấp huyện năm học 2020 – 2021. (Ảnh: Bùi Phúc)
Trước đó, Ban tổ chức đã tập huấn về trí tuệ nhân tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia nghiên cứu khoa học qua hình thức trực tuyến với sự tham gia của giảng viên: Tiến sĩ Lê Chí Ngọc – Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội. Buổi tập huấn đã tạo được tính hiệu quả, tạo động lực cho giáo dục Bảo Thắng ngày một phát triển.
Với tinh thần làm việc công tâm, khách quan, Ban giám khảo chấm thi đánh giá cao chất lượng các dự án.
Đa số các giáo viên hướng dẫn nghiêm túc, nhiều học sinh đam mê khoa học, có tính sáng tạo, có sự đầu tư cả về trí tuệ và kinh phí.
Video đang HOT
Nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh. (Ảnh: Bùi Phúc)
Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dự thi có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp; thực hiện tiến trình nghiên cứu, ghi chép nhật trình và trình bày báo cáo khoa học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của một công trình khoa học.
Đặc biệt, nhiều dự án có ý nghĩa đời sống thực tiễn, được nghiên cứu từ trăn trở, khám phá qua kinh nghiệm dân gian, qua mong muốn cải tiến công việc, cuộc sống hàng ngày của các em học sinh.
Phần lớn các em học sinh đã thể hiện sự am hiểu về khoa học tới chủ đề cần quan tâm, có khả năng giải quyết được một vấn đề trong tầm kiến thức đã học ở trường. Tích cực tìm tòi nghiên cứu, có sự “say mê” với khoa học.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 38 giải nhất, nhì, ba, tư cho các dự án tham gia. (Ảnh: Bùi Phúc)
Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học thường xuyên được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Thắng phát động, trở thành phong trào sâu rộng trong các cơ sở giáo dục.
Thông qua cuộc thi, nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống; tạo cơ hội để các em học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình với công chúng; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các trường.
Bên cạnh đó, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, thúc đẩy giáo viên tự nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy văn hóa trong trường nghề như thế nào?
Luật giáo dục 2019 khẳng định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy các môn văn hóa. Tuy nhiên, nếu không đổi mới, hoạt động này lại rơi vào vết xe đổ và việc phân luồng học sinh sau THCS sẽ gặp thách thức.
Học sinh hệ 9 Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương TP.HCM trong giờ học văn hóa - Ảnh: NHƯ HÙNG
Các môn văn hóa theo cách hiểu chung gồm các môn học: toán, văn, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ được dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề trình độ trung cấp.
Không phù hợp
Từ nhiều năm qua, chương trình dạy các môn học nói trên được Bộ GD-ĐT thiết kế gọi là chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp theo thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT (TT16), được dạy ở hầu hết các cơ sở GDNN.
Tuy nhiên, chương trình này có hạn chế là được thiết kế theo hướng cho người học hướng đến học đại học trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông được rút gọn, nên không phù hợp cho học sinh theo học các trường nghề.
Các môn văn hóa chia theo ba nhóm mà không gắn với các môn học chuyên môn theo các nghề khác nhau. Học sinh học nghề hàn cũng học các môn văn hóa tương tự như nghề xây dựng hay kế toán là hoàn toàn không hợp lý, do mỗi nghề đòi hỏi các môn học này phải khác nhau về nội dung và thời lượng.
Một số kỹ năng cần cho việc làm lại không được dạy như: khả năng việc làm, kỹ năng về quản lý và khởi nghiệp, an toàn và vệ sinh, kiến thức chung về công nghệ.
Do phần lớn các em tốt nghiệp THCS năng lực học tập hạn chế, nay phải học những vấn đề mang tính lý thuyết (thiếu ứng dụng) gây tâm lý chán nản, không học được và bỏ học. Có trường học sinh bỏ học đến 40% do chán học vì bản thân các học sinh này đã có học lực khá yếu, không vào học được ở các trường THPT.
Việc tổ chức trình tự thực hiện chương trình cũng là một hạn chế khi thực hiện chương trình. Lẽ ra dạy một số kỹ năng nghề trước (mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết) sẽ tạo hứng thú hơn đối với các học sinh học nghề vì các em nhìn rõ hơn sản phẩm của chính mình làm ra trong quá trình học.
Tích hợp
Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, các cơ sở GDNN trung học đều thiết kế chương trình mang tính tích hợp giữa các môn văn hóa với các môn kỹ năng nghề nhằm rút ngắn thời gian đào tạo, giảm sự nhàm chán do học nặng lý thuyết nếu dạy tách riêng.
Phần Lan - quốc gia đứng hàng đầu về GDNN theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) - yêu cầu chương trình đào tạo phải giúp học sinh có khả năng học tập suốt đời, có năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, an toàn và khả năng làm việc mà không tách thành các môn học văn hóa một cách riêng biệt độc lập.
Một số chương trình dành cho các trường trung học kỹ thuật và trung học nghề ở các bang của Mỹ cũng có các chuẩn đầu ra đối với các môn học khoa học ứng dụng gắn với mỗi nhóm nghề. Xu hướng thiết kế và thực hiện chương trình tích hợp giữa các môn khoa học ứng dụng và kỹ năng nghề trở nên phổ biến ở các mô hình đào tạo nghề dựa trên nhà trường.
Cách tiếp cận xây dựng chương trình tích hợp gắn với nghề hoặc nhóm nghề mang nhiều ưu điểm như rút ngắn thời gian, tạo hứng thú cho người học do phù hợp với năng lực học sinh và hợp logic đào tạo nghề, gắn với cuộc sống nghề nghiệp hơn nên có thể coi là bước đổi mới căn bản trong GDNN.
Nhưng cách làm này gặp phải thách thức rất lớn. Đó là khó được chấp nhận kiến thức và kỹ năng trong chương trình tích hợp đạt trình độ văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và Luật GDNN.
Thêm nữa, chúng ta thiếu một đội ngũ chuyên gia thiết kế chương trình tích hợp cho nhóm nghề, đặc biệt là thiếu hẳn một đội ngũ giáo viên có thể dạy tích hợp giữa các môn khoa học ứng dụng tích hợp cho mỗi nhóm nghề khác nhau.
Cần sự hợp tác của 2 bộ
Để xây dựng chương trình tích hợp rất cần sự hợp tác của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH để hình thành các nhóm chuyên gia xây dựng chương trình văn hóa cùng ngồi làm việc với các giáo viên dạy kỹ năng nghề. Nếu chỉ có giáo viên các môn văn hóa thuộc Bộ GD-ĐT thì khi thiết kế sẽ không hiểu nội dung nào cần thiết, thời lượng bao nhiêu để phù hợp với nhóm nghề đào tạo nào.
Ngược lại, giáo viên dạy kỹ năng nghề cũng hạn chế về thiết kế nội dung các môn văn hóa. Đồng thời có thể tham khảo các chương trình đào tạo nghề của châu Âu và một số bang của Mỹ để làm theo với những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp bối cảnh Việt Nam.
Xây dựng đội ngũ giáo viên
Bộ LĐ-TB&XH, nếu muốn đổi mới căn bản đào tạo nghề và thực tâm muốn làm phân luồng hiệu quả, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy tích hợp các môn khoa học ứng dụng với kỹ năng nghề mà những người tốt nghiệp đại học sư phạm khó đảm đương được nếu không được bồi dưỡng.
Đây là bài toán đòi hỏi nỗ lực rất lớn, khi đó các cơ sở GDNN có thể dạy các môn văn hóa (hoặc khoa học ứng dụng) hiệu quả, gắn với chuẩn đầu ra trong khung trình độ Việt Nam mà không phải là chương trình dạy văn hóa THPT cắt xén như hiện nay.
Vì sao được hỗ trợ nhiều, nhưng học sinh vẫn thờ ơ với ngành sư phạm? Nhiều phụ huynh luôn mong muốn con được học với giáo viên giỏi nhưng lại có ít học sinh lựa chọn ngành sư phạm. Chính phủ mới đây ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm. Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền...