Cuộc thi Go Finance 2019 dự kiến thu hút được 1.200 thí sinh tham dự
(ĐTCK) Trải qua 6 mùa giải thành công, Go Finance – cuộc thi dành các bạn sinh viên đam mê Tài chính – Chứng khoán trên địa bàn Hà Nội đã trở lại với chủ đề năm nay là “Awake your Ambition – Đánh thức tham vọng của bạn”.
Cuộc thi Go Finance được tổ chức bởi Câu lạc bộ Chứng khoán Sinh viên (SSC), dưới sự cho phép của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Viện Ngân hàng – Tài chính.
Năm nay, với nhiều đổi mới trong cách thức của cuộc thi cũng như cách xây dựng, Go Finance hứa hẹn là sân chơi lí thú, dự kiến thu hút được 1.200 thí sinh tham dự và hơn 15.000 sinh viên theo dõi cuộc thi.
Phát biểu tại buổi họp báo phát động cuộc thi Go Finance 2019, ông Đỗ Anh Vũ, Phó chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, “Ủy ban Chứng khoán Nhà nước luôn chú trọng quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tài chinh – Chứng khoán và cam kết đảm bảo tốt nhất chất lượng chuyên môn cho cuộc thi Go Finance 2019″.
Tiến trình cuộc thi Go Finance 2019:
18/03 – 27/03: Vòng 1 – Sơ loại online.
Video đang HOT
25/03: Họp báo phát động cuộc thi.
31/03: Vòng 2 – Work up: Kiến thức tổng quát.
04/04 – 13/04: Vòng 3 – Analyze: Giải case study.
17/04-10/05: Vòng 4 – Knock-down: Đầu tư thực tế và phân tích tài chính.
22/5: Đêm chung kết.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vừa "hồng", vừa "chuyên"
Thực tiễn cho thấy, ngành GD và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng chung mục tiêu là: GD-ĐT và bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trở thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên".
Ảnh minh họa
Trong công tác đào tạo thế hệ trẻ, GD luôn đóng vai trò tiên phong và luôn tạo điều kiện tốt nhất để HS, SV phát huy năng lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhân cách của mình. Hoạt động Đoàn, Đội đã thực hiện tốt phương châm "lấy bề nổi để củng cố chiều sâu, lấy HSSV quyết định làm bề nổi". Do đó, phong trào Đoàn, Đội trong nhà trường đã bổ trợ rất tốt cho việc dạy - học.
Trên cơ sở đó, ngành GD luôn nhận thức sâu sắc được hiệu quả to lớn từ các phong trào Đoàn, Đội đối với việc GD-ĐT toàn diện HS, SV. Bằng chứng là trong nhiều năm qua, ngành GD và Đoàn thanh niên từ Trung ương đến địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và toàn diện trong công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên trẻ, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong các nhà trường, góp phần thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Thực tế đã có nhiều phong trào, hoạt động được tổ chức rộng khắp trong các nhà trường như: Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam"; chương trình "HS, SV với biển đảo Tổ quốc", diễn đàn "Thói quen tốt trong HS, SV", "Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường", "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học"...
Nói như Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, thông qua các chương trình, phong trào hoạt động này nhằm GD giáo viên, giảng viên trẻ và HS, SV đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phổ biến GD pháp luật, thực hiện nề nếp, kỷ cương, dân chủ trong các cơ sở GD; Đồng thời xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường. Qua đó bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm tin, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và tinh thần tự hào dân tộc.
Điểm nhấn là phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" với cuộc vận động "mỗi thanh niên trường học một ý tưởng, sáng kiến"; đồng hành với HS, SV trong học tập thông qua các phong trào thi đua: "Tôi yêu Tổ quốc tôi", "Sinh viên 5 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Khi tôi 18", "Thiếu nhi thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy", "Sáng tạo trẻ".
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đánh giá cao chương trình "Tri thức trẻ vì GD" hỗ trợ sinh viên, giảng viên trẻ đưa ra các ý tưởng, sáng kiến nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hoạt động dạy học và chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tôn vinh các giáo viên tiêu biểu dạy học sinh khuyết tật...
Bên cạnh đó là phong trào Thanh niên, sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, điển hình chương trình "Tiếp sức mùa thi", chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" và các hoạt động "Tình nguyện mùa đông", "Xuân tình nguyện", "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày Chủ nhật xanh", hiến máu tình nguyện... được tổ chức hàng năm.
Từ các hoạt động trên đã giúp cho HS, SV hiểu biết về pháp luật, sống có lý tưởng, hoài bão, có trách nhiệm công dân với bản thân, gia đình và xã hội. Điều đó càng khẳng định, GD-ĐT thế hệ trẻ sẽ thành công hơn khi có sự chung tay, phối hợp hiệu quả của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Vì vậy, mong muốn và đề xuất trước mắt của Bộ GD&ĐT là phối hợp tốt với Trung ương Đoàn về công tác tuyên truyền gương tốt trong HS, SV. Nói như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: HS, SV cần được tiếp cận thông tin đầy đủ gương tốt theo hướng tích cực, tránh tuyên truyền nhiều theo hướng tiêu cực, "GD không trong sáng".
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -...