Cuộc thi giúp giáo viên thêm yêu nghề, niềm tin với giáo dục
Hưởng ứng cuộc thi ‘Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022′ cô giáo Võ Thị Thùy Dương dự thi tác phẩm ‘Cậu học trò và tôi’.
Cô Võ Thị Thùy Dương (hàng 2 ở giữa) và học trò cũ.
Cô giáo Võ Thị Thùy Dương, sinh năm 1971, quê quán ở xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện đang dạy học tại trường THCS Lộc Nga (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2022″ do Bộ GD&ĐT phát động, Báo GD&TĐ tổ chức, cô giáo Võ Thị Thùy Dương đã dự thi với tác phẩm “Cậu học trò và tôi” .
Cô Dương chia sẻ: Nói đến kỉ niệm về thầy cô và mái trường khá nhiều, nhất là với giáo viên đã có 30 năm thâm niên công tác. Nhưng lý do chọn kỉ niệm để đưa vào tác phẩm dự thi lại không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên hay tình cờ, đó là sự lựa chọn toàn tâm, toàn ý.
Theo cô Dương, đây là kỉ niệm đã để lại nhiều xúc cảm nhất. Những cảm xúc ấy không thoáng qua hay nhất thời, nó lắng đọng sâu sắc và bền bỉ trong cô. Đặc biệt hơn, đây còn là kỉ niệm đã tác động tích cực tới tâm hồn, nhận thức. Vì vậy, “Tôi hi vọng những cảm xúc tích cực, những giá trị nhân văn không chỉ dừng lại trong tôi mà còn đến với tất cả bạn đọc và toàn xã hội…”, cô Dương trao đổi.
Mặt khác, cô Dương cho rằng kỉ niệm đưa vào tác phẩm dự thi sẽ chạm đến trái tim, khơi gợi những cảm xúc của tình yêu thương, sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ nơi bạn đọc, khi đứng trước một hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương của cậu học trò nhưng đang gặp phải sự vô tình của cô giáo (như trong tác phẩm).
Video đang HOT
Một kỉ niệm mang nhiều ý nghĩa nhân văn đó là nhờ học sinh mà giúp cô giáo kịp nhận ra mình đang ở đâu, đang ở chỗ nào và cần phải làm gì để tự điều chỉnh mình, tự thay đổi bản thân để hoàn thiện hơn trong cuộc sống và sự nghiệp “trồng người”.
Cô Võ Thị Thùy Dương đang công tác tại Trường THCS Lộc Nga (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Một kỉ niệm đến với cô Dương tuy muộn nhưng vẫn kịp mở ra một khung trời đầy ánh sáng, còn cơ hội để kịp bù đắp, chuộc lỗi, có hướng đi phù hợp và thích ứng giúp học trò khôn lớn, trưởng thành – dù trong hoàn cảnh đáng thương tâm; và đó cũng là cơ hội cho cô được trút bỏ bớt sự day dứt trong lòng.
Đối với cô Dương, kỉ niệm trong tác phẩm dự thi là sự trải nghiệm hữu ích, bài học quý giá với bản thân. Nhờ đó cô có được những thế hệ học sinh thành đạt sau này, khi chúng luôn nhận được tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm, quan tâm và chia sẻ từ cô giáo. Kỉ niệm của cá nhân trong tác phẩm nhưng ý nghĩa nhân văn không dừng lại ở riêng cô, nó đi sâu và lan tỏa rộng khắp đến bạn đọc, đến xã hội và đặc biệt các thế hệ học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Cô giáo Võ Thị Thùy Dương còn cho biết thêm, đến với cuộc thi từ lúc đầu cho đến bây giờ trong cô diễn ra những cung bậc cảm xúc khác nhau. Lúc đầu ngần ngại dù đôi lúc nhận thấy mình ít nhiều có chút sở trường về văn học. Rồi lo sợ “ở nhà nhất mẹ nhì con…” nên không đủ tự tin. Nhưng khi được nhà trường phân công nhiệm vụ cô Dương đã cố gắng hết mình để “mang chuông đi đánh xứ người…”.
Cô Dương khẳng định tất cả các yếu tố từ cuộc thi đã thực sự tác động và ảnh hưởng tích cực đối với bản thân, giúp cô thêm yêu nghề, tăng động lực, niềm tin và sự hi vọng hơn trong sự nghiệp “trồng người”.
Và điều đặc biệt, cuộc thi đã làm thay đổi dòng suy nghĩ trong cô. Từ chỗ cho rằng tác phẩm dự thi chỉ để thực hiện nhiệm vụ được phân công đến chỗ đang nghĩ rằng “Biết đâu tác phẩm dự thi lại là tác phẩm mở đầu cho một sự nghiệp sáng tác của riêng mình thì sao…!”.
Mong cuộc thi nhân rộng tới giáo viên và học sinh cả nước
Cô giáo Nguyễn Thị Hải (tỉnh Quảng Trị) chia sẻ tình cảm về cuộc thi 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải trong lần tặng quà hỗ trợ nhân vật.
Cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2022, cô Nguyễn Thị Hải - giáo viên Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, gửi bài "Viết về em - cô học trò mang họ Hồ".
Nhân vật trong câu chuyện cô Hải kể là em Hồ Thị Hải Yến (ở thôn Mã Lai - Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa).
Cô Nguyễn Thị Hải kết nối cộng đồng để giúp đỡ học sinh nghèo.
Chia sẻ về nhân vật và nội dung tác phẩm, cô Nguyễn Thị Hải cho biết: "Đây là học trò của lớp tôi chủ nhiệm 2 năm liên tiếp. Trong những học trò tôi dạy trong 8 năm qua, Hải Yến là người Vân Kiều nhưng nói tiếng Việt rất thông thạo. Em là học sinh rất năng nổ trong các hoạt động, là đại biểu cháu ngoan Bác Hồ, đại diện cho hàng nghìn học sinh Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa. Quá trình học tập, em là học sinh xuất sắc. Bản thân tôi đã đồng hành với học sinh của mình nhiều năm nên có không ít kỷ niệm. Hơn nữa, cô và trò đã gắn bó với nhau trong thời gian dài nên tôi chọn chia sẻ câu chuyện về em tại cuộc thi viết năm nay".
Chia sẻ cảm nghĩ của mình về cuộc thi, cô Nguyễn Thị Hải cho hay, đã 2 lần tham gia cuộc thi và đều may mắn đạt giải nên cô cảm thấy cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" rất ý nghĩa. Đặc biệt, cuộc thi được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, dịp toàn xã hội tôn vinh thầy, cô giáo.
"Cuộc thi là cơ hội để giáo viên như tôi chia sẻ những kỷ niệm như một trang nhật ký trong hành trình sự nghiệp "trồng người" của mình. Những kỷ niệm sâu sắc ấy giúp tôi có động lực yêu nghề, mến trẻ. Ban tổ chức đã cho tôi trải nghiệm thú vị, được thể hiện bài viết và chia sẻ tới đồng nghiệp cùng học trò. Mong rằng, cuộc thi được nhân rộng tới giáo viên và học sinh cả nước", cô Hải chia sẻ.
Cô Hải đến từng nhà học sinh để bổ trợ kiến thức cho các em.
Cũng theo nữ giáo viên, cuộc thi này giúp cô cố gắng hơn trong dạy học, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình để thành công hơn trong sự nghiệp. Qua cuộc thi cũng rèn các kỹ năng và lưu giữ những kỷ niệm ấn tượng cho sau này, từ đó cảm thấy tự hào về nghề giáo.
Là giáo viên trẻ, cô Hải luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Được biết, cô Nguyễn Thị Hải đã tham gia giảng dạy tại Trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa 8 năm. Cô Hải cho biết, nhiều năm sinh sống, học tập ở địa bàn miền núi, cô có cơ hội hiểu thêm về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
"Lúc tốt nghiệp rồi đi dạy, tôi được nhà trường phân công dạy học ở các điểm lẻ, dạy ở vùng bản xa. Học sinh nơi đây chủ yếu là con em đồng bào Vân Kiều nên vô cùng nhút nhát vì ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thời gian đầu chưa biết tiếng bản địa nên gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tôi là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, được gia đình và mọi người động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ nên tôi đã hoàn thành nhiệm vụ", cô Hải chia sẻ.
Gắn bó dạy học ở địa bàn vùng khó, cô Hải luôn nhiệt tình, tâm huyết trong công việc. Cô Hải nói rằng, với tấm lòng yêu nghề, nhìn thấy những đứa trẻ ngây thơ khát khao học chữ nên tôi cảm thấy có động lực để vượt qua mọi khó khăn, bám bản dạy chữ cho học sinh.
Thầy giáo ở Kiên Giang với mô hình hùng biện dưới cờ cho học sinh Hướng đến Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng tôi tìm đến gặp thầy giáo mới được ra Thủ đô Hà Nội nhận giải Ba tại Cuộc thi 'Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở'. Có 11 cá nhân và 10 tập thể đã được vinh danh...