Cuộc thi của trò hay ‘cuộc chiến’ của thầy?
Mấy hôm trước, địa phương tôi tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho các em học sinh trung học cơ sở.
Sau một thời gian dài triển khai và một ngày tham gia thi thố trực tiếp ở thị xã, 3 công trình nổi bật nhất đã được trao giải thưởng và chọn vào thi vòng tỉnh.
Dạo quanh một vòng các sản phẩm, công trình nghiên cứu được trưng bày ở hội trường hôm đó, tôi và nhiều người có chung niềm khâm phục về sự phong phú trong sáng tạo của thầy và trò. Nhưng tôi cũng băn khoăn và trăn trở về cách thức tổ chức triển khai thực hiện một phong trào lớn trong toàn ngành.
Thứ nhất, ý nghĩa thiết thực của phong trào thúc đẩy khả năng sáng tạo trong học sinh chưa được các trường nhận thức đầy đủ và đầu tư thực hiện sâu rộng.
Cụ thể là khá nhiều công trình làm theo kiểu đối phó, “nín thở qua sông” và miễn sao có tên trường đăng ký tham gia cuộc thi kẻo khó ăn khó nói với lãnh đạo. Vậy nên, một số sản phẩm bị lặp lại nhàm chán trong nhiều năm, một số ý tưởng đã nhan nhản trên internet bị “cóp” lại trắng trợn.
Chẳng hạn như bè cứu sinh dành cho đồng bào vùng lũ lụt bằng cách tận dụng các chai nhựa rỗng kết lại hay ủ phân hữu cơ bằng lá khô, cỏ dại… Năm trước nữa, một công trình gây tranh cãi bởi “có cũng như không” là thùng rác phân loại: một thùng rác bình thường được ngăn cách bởi một tấm chắn và sơn hai màu để phân biệt rác hữu cơ và vô cơ…
Thứ hai, giám khảo “không chuyên”, “nghiệp dư” phải chăng sẽ không đánh giá đúng giá trị của công trình nghiên cứu?!
Ở địa phương tôi, nếu cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng có mời giám khảo từ bên ngoài đến kiểm định và đánh giá sản phẩm thì đội ngũ ban giám khảo của cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật lại là các thầy cô ban giám hiệu các trường.
Không phải các thầy cô trong ban giám hiệu không giỏi hoặc thiếu tầm nhìn, tôi chỉ băn khoăn về tính chủ quan trong nhìn nhận, đánh giá các sản phẩm sáng tạo. Và chúng tôi cũng không khỏi nghi ngại về sự thiên vị, nể nang nhau trong điểm số các sản phẩm giữa trường này và trường nọ.
Video đang HOT
Cháu tôi kể rằng cháu từng hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng tận dụng bỉm (tã quần) trẻ em đã dùng để làm phân bón cho cây trồng. Ý tưởng ấy được một người bạn giảng dạy ở Đại học Nông lâm khen ngợi và động viên thực hiện. Vậy nhưng, một giám khảo phán “mất vệ sinh”, vậy là bao công sức đều trôi tuột dễ khiến người ta nản lòng.
Thứ ba, sáng tạo khoa học kỹ thuật là cuộc thi của trò hay cuộc chiến của thầy?
Bất kỳ một công trình nghiên cứu nào dù là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường hay hành vi xã hội đều do hai học sinh chịu trách nhiệm thực hiện đề tài. Còn một giáo viên nhận nhiệm vụ bảo lãnh, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh thực hiện.
Lẽ tất nhiên là trong nhiều công trình sáng tạo, “chất xám” của học sinh chiếm phần lớn và các em tự hào, hãnh diện vô cùng với thành quả do công sức của mình tạo ra. Bất kỳ nỗ lực và cố gắng nào của học sinh cũng cần được trân trọng và khuyến khích nhằm tạo đà cho những bước tiến lớn hơn trong tương lai.
Vậy nhưng, dễ dàng nhận thấy rằng một số đề tài hầu như đều là công sức của giáo viên từ khâu lên ý tưởng đến giai đoạn nghiên cứu, viết báo cáo, làm sản phẩm trưng bày… Và học sinh chỉ có một một nhiệm vụ: đọc và học báo cáo của thầy nhằm thuyết trình và trả lời các câu hỏi chất vấn của ban giám khảo!
Sự “nhúng tay” quá nhiều của giáo viên trong các sản phẩm sáng tạo của học sinh biến cuộc thi này trở nên hình thức vô cùng. Các em đang vô tình trở thành “bức bình phong” cho ý tưởng sáng tạo của người thầy. Người thầy đang thi thố chứ chẳng phải học sinh đang trổ tài sáng tạo.
Sự giả dối phải chăng đã manh nha, len lỏi từ trong chính một cuộc thi mang tính thúc đẩy sáng tạo của đội ngũ “măng non đất nước”?
Theo tuoitre
Làm gì khi học sinh giảm sút động cơ học tập?
"Học sinh sẽ giảm dần động cơ học tập từ bên trong. Điều này đúng với nhiều học sinh trung học cơ sở ở nhiều quốc gia trên thế giới" - đây là một phần nội dung trong bài giảng của chuyên gia tâm lý, TS. Pieternel Dijkstra (Hà Lan) tại buổi tập huấn về Tâm lý học nhân cách diễn ra mới đây tại Hà Nội.
(Ảnh minh họa)
Học sinh giảm dần động cơ học tập khi lên cấp 2
TS. Dijkstra cho biết học sinh lên cấp 2 sẽ giảm dần động cơ học tập từ bên trong. Tất nhiên không phải là học sinh nào cũng như vậy nhưng đây là bức tranh chung. Qua nghiên cứu cho thấy điều này không chỉ đúng với Hà Lan hay Việt Nam mà đúng với nhiều quốc gia trên thế giới.
Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này, bà Dijkstra cho biết sự suy giảm này đến từ chính những thay đổi sinh lý trong cơ thể trẻ - những thay đổi hoạt động trong não bộ. Trẻ sẽ thấy hưng phấn với những phần thưởng tức thời (ví dụ tin nhắn facebook) mà quên đi phần thưởng lâu dài - như các hoạt động học tập); mối quan tâm ngoài xã hội ngày càng nhiều hơn (tình yêu, tình bạn...) khiến trẻ nhận ra trong cuộc sống, còn có nhiều niềm vui ngoài trường học và bài vở.
Điều này gây ra nhiều hệ quả tiêu cực khác như bỏ học, bỏ lớp (ví như ở Hà Lan có khoảng 8,7% học sinh bỏ học (trốn học) ít nhất một ngày hoặc hơn; 6,3% bỏ lớp một ngày hoặc hơn..., không hoàn thành chương trình, đánh mất tài năng do kết quả học và điểm số không tương xứng với năng lực... khiến cơ hội tham gia thị trường lao động ít hơn. Đây cũng là lý do vì sao ở Hà Lan, luật bắt buộc phải học đến năm 23 tuổi.
Một dự án nghiên cứu khá lớn và đáng chú ý được trình bày tại buổi tập huấn là nghiên cứu về tư duy và sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản của học sinh ở 3 nước: Hà Lan, Việt Nam và Curaao với gần 800 học sinh trung học cơ sở tham gia.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra: điểm trung bình tư duy tiến triển ở học sinh Việt Nam cao hơn ở Curaao và Hà Lan (4,59 so với 4,42 và 4,19 trên điểm tối đa là 7); điểm trung bình của tư duy cố định ở học sinh Việt Nam lại thấp hơn (3,30 so với 4,33 và 3,97). Những đáp ứng về quyền tự chủ cũng như tạo cơ hội phát triển năng lực cho học sinh Việt Nam thấp hơn học sinh hai nước còn lại. Điều này cho thấy Việt Nam cần tạo ra nhiều cách/cơ hội để cải thiện và đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Chia sẻ về kết quả này, các học viên tại buổi tập huấn cho rằng học sinh Việt Nam kém tự tin là do lối giáo dục thụ động, giáo dục sự khiêm tốn từ nhỏ (nếu thể hiện sẽ bị đánh giá), đồng thời học sinh tại Việt Nam cũng bị áp đặt và yêu cầu nhiều hơn bởi gia đình và trường học. Hậu quả là học sinh bị ức chế, không dám bày tỏ ý kiến, chờ đợi giáo viên bảo gì làm đấy.... Không thật nhiều cơ hội được đáp ứng sự tự chủ và hiện thực hoá tối đa khả năng bản thân.
TS. Pieternel Dijkstra, chuyên gia tâm lý học xã hội làm việc trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục, chuyên gia tâm lý học độc lập, nghiên cứu và thiết kế các chương trình trong lớp học (người đứng) đang lắng nghe ý kiến trao đổi từ các học viên tham gia buổi tập huấn (Ảnh: TP)
Cần thúc đẩy động cơ tự thân của học sinh
Theo bà Dijkstra, nhiệm vụ của giáo viên là thúc đẩy động cơ học tập tự thân của học sinh, vốn liên quan chặt chẽ với chính học sinh đó và môi trường học tập.
Điều này có nghĩa các giáo viên cần được đào tạo để đưa ra cách nhận xét, dạy dỗ như trao quyền tự chủ cho học sinh, giúp thỏa mãn nhu cầu thể hiện năng lực của học sinh, từ đó tìm thấy điều làm học sinh hứng thú... trong suốt quá trình học.
Như vậy khác với giáo dục truyền thống, vai trò của giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học hình thành và kích thích động cơ tự thân là thay vì luôn chỉ định, sai bảo, làm sẵn, áp đặt, ra mệnh lệnh, gò ép,... thì hướng dẫn, gợi mở, hỗ trợ, huấn luyện khi cần thiết.
TS Dijkstra lưu ý rằng có rất nhiều trường thực hiện các can thiệp tạo động cơ học tập cho học sinh một cách hoành tráng, đẹp đẽ nhưng lại không đi vào thực chất, hiệu quả kém và sau đó phải dừng lại. Nguyên nhân là do các chương trình này đã không được xây dựng dựa trên các nghiên cứu thực chứng cũng như chưa đánh giá được thực sự nguyên nhân nào khiến học sinh không có động lực hay động lực học tập thấp; cũng như chưa tìm hiểu thực tế nhu cầu tâm lý cơ bản (năng lực, sự tự chủ, mối liên quan) của học sinh được đáp ứng ra sao.
Buổi tập huấn do khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam và Quỹ tài năng trẻ Tâm lý học tổ chức ngày 6/12 với sự tham dự của hơn 200 người, tập trung vào 2 nội dung chính: Một là cập nhật các mô hình nhân cách và các công cụ đánh giá nhân cách hiện nay do PGS. TS Dick Barelds, chuyên gia tâm lý của ĐH Groningen (Hà Lan), thành viên ban điều hành hiệp hội Nhân cách châu Âu, thành viên thẩm định đo lường trắc nghiệm Hà Lan, có 120 công bố khoa học trong nước và quốc tế, trình bày.
Hai là về động lực học tập do TS. Pieternel Dijkstra, chuyên gia tâm lý học xã hội làm việc trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục, chuyên gia tâm lý học độc lập, nghiên cứu và thiết kế các chương trình trong lớp học, xuất bản hơn 60 bài báo quốc tế và 20 cuốn sách tại Hà Lan, chia sẻ.
Trần Phương
Theo Dân trí
Cháu nội tặng PGS Bùi Hiền phần mềm chuyển đổi 'tiếw Việt' Mới đây, cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền là Bùi Tiến đã cùng một người bạn thân làm tặng ông nội mình phần mềm chuyển đổi 'tiếw Việt'. Anh Bùi Tiến, cháu nội PGS-TS Bùi Hiền - B.T Trao đổi với chúng tôi, Bùi Tiến (25 tuổi, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, là cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền) cho...