Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước

Theo dõi VGT trên

6 năm trước, những tấm gỗ và bạt cũ được thầy cô, người dân Mường Toong (Điện Biên) sắp xếp, dựng thành căn phòng nhỏ. Từ đó, nơi này là chỗ ăn, ngủ, nghỉ của hàng trăm học sinh.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 1

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ lên 8

Sáng sớm trên miền sơn cước, khi cảnh vật vẫn chìm trong những làn sương giá, người ta đã nghe đâu đó tiếng lũ trẻ nội trú rì rầm, vang ra tận cổng trường. Rồi tiếng trống trường của bác Cẩm vang lên.

Đúng 5h30 phút, những đ.ứa t.rẻ chỉ chờ như vậy để bật dậy, nhanh chóng dọn dẹp giường ngủ, phòng nội trú, gấp chăn gối rồi ùa ra bể nước vệ sinh cá nhân. Đứa nào cũng trên tay một chiếc xô nhỏ có ghi tên, lớp, trong đó có bàn chải đ.ánh răng, khăn mặt, một hai bộ quần áo mang đi giặt.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 2

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 3

Đúng 6h, không gian trong nhà ăn đã đông đủ. Bác Cẩm bê trên tay thùng xốp to đựng đồ ăn sáng. Mỗi sáng một món, có hôm là bánh bao, xôi, mì tôm; còn hôm nay, mỗi đứa 2 chiếc bánh rán.

Những học sinh lớp 5 nhanh chóng phụ người bảo vệ già phát bánh rán cho từng em nhỏ. Chỉ vài phút sau, nhà ăn đã không còn bóng đ.ứa t.rẻ nào. Chúng chạy ra sân trường, dành nốt khoảng thời gian trước buổi học để b.ắn bi, nhảy dây, chơi chuyền.

Bác Cẩm nhìn ra sân, cười nói: “Bọn trẻ nó thế đấy, nhanh lắm. Tối ngủ sớm nên sáng ra dậy sớm, chỉ mong bác đ.ánh trống, phát đồ ăn sáng xong rồi ra sân chơi với nhau thôi”.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 4

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 5

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 6

Với 325 em nội trú, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mường Toong số 1 có số học sinh đông nhất của huyện biên giới Mường Nhé (Điện Biên). Khu nội trú chia ra làm hai dãy dành cho nam và nữ.

Bé Hoa đang là học sinh lớp 4E, em ở cùng phòng với 9 bạn khác cùng bản Huổi Đanh với mình. Cứ chiều thứ sáu hàng tuần, Hoa sắp xếp quần áo, bát, thìa, bàn chải đ.ánh răng gọn gàng vào chiếc ba lô rồi rủ các bạn cùng phòng băng qua quãng đường hơn 10 km trở về Huổi Đanh. Đến chiều chủ nhật, em một hành trình quay lại trường học.

Cũng giống như tất cả cô, cậu bé khác, Hoa xuống trường ở nội trú từ năm lớp 3. Lớp 1 và 2, các em còn quá nhỏ, xa gia đình, nên được sắp xếp cho ở điểm trường tại bản, nơi có thầy cô giáo lo dạy chữ, vận động học sinh đến trường. Khi lên lớp 3, đủ “chín chắn”, các em sẽ xuống trường và bắt đầu làm quen với cuộc sống tự lập.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 7

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 8

Giờ nghỉ trưa bắt đầu từ 11h đến 1h30 phút. Bữa cơm được các thầy cô chuẩn bị sẵn. Mỗi bữa một món, có đầy đủ thịt cá, rau xào và canh. Theo chia sẻ của cô Hồng – Hiệu trưởng – t.iền ăn của các em được Nhà nước hỗ trợ 575.000 đồng/tháng.

Ăn cơm xong, những đ.ứa t.rẻ mang theo khay cơm của mình ra bể nước xếp hàng chờ đến lượt rửa, không như thời gian trước, chúng chạy nhốn nháo, tranh nhau để xong nhanh nhất. Đó cũng là điều mà cô Hồng, mỗi khi nhắc về lũ trẻ, có phần “tâm đắc”.

Thời gian đầu mới trở thành trường nội trú vất vả lắm, các em quen sống tự do, ăn uống bằng tay, không biết rửa khay cơm. Giáo viên dần dần uốn nắn, nhắc nhở, đã tạo nên môi trường quy củ hơn nhiều. Giờ đây, mỗi khi có học sinh lớp 3 mới vào, thầy cô không cần nhắc nhở nhiều. Những bạn lớp 4, 5 làm để các em học theo.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 9

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 10

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 11

Hoa trở về phòng sau giờ ăn cơm trưa. Không gian ở đây yên tĩnh hơn rất nhiều so với phòng của các cậu học trò tinh nghịch. Thầy cô trực trưa ở trường cũng yên tâm khi để các cô bé tự ngủ nghỉ, sinh hoạt cùng nhau.

Ở góc phòng, vài em đang cùng nhau chăm chú xem một chị lớn chơi trò chơi trên mobile. Chiếc điện thoại là công cụ giải trí mới mẻ, hấp dẫn đối với những đ.ứa t.rẻ này. Có những gia đình chỉ có một chiếc điện thoại để liên lạc, nhưng khi con em đi học xa, cũng cố gắng mua thêm một chiếc nữa để tiện liên lạc, đưa đón vào cuối tuần hoặc để chúng gọi về khi thấy nhớ nhà.

Tiếng trống tan học vang lên, những em không ở nội trú thì trở về nhà, còn đám trẻ lại ùa ra sân trường, tranh thủ vui chơi. Khoảng thời gian sau buổi học chiều là lúc các em rủ nhau đi tắm theo từng nhóm. Tiếng dội nước xối xả cùng âm thanh nô đùa tạo nên bầu không khí tấp nập quen thuộc.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 12

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 13

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 14

19h giờ hôm nay, cô Chuyên và thầy Luân trực ôn bài cùng các em. Quang cảnh ngôi trường thật lạ lẫm, mọi thứ xung quanh tối om, chỉ có phía phòng học vẫn sáng đèn. Tiếng đám trẻ tập đọc tiếng Việt đều đặn, không khác lắm với những buổi học ban ngày.

21h là hết thời gian ôn bài, những đ.ứa t.rẻ tự giác đi nhẹ nhàng về phòng ngủ của mình, đợi thầy cô điểm danh rồi tắt điện.

Nói về chuyện ngủ nội trú của các em, cô Hồng bật cười nhớ lại những năm đầu, có nhiều đứa học xong còn ngồi sân trường b.ắn bi đến 1-2h sáng. “Ở bản thì không có điện, xuống trường đèn điện ở sân lại bật cả đêm nên các em mải chơi lắm, chẳng nghĩ gì. Phải mất một thời gian, cô tắt hết điện tối om ở sân trường để các em biết rằng trời tối, còn đi ngủ”, cô Hồng nói.

Tuy phải sống xa bố mẹ nhưng bù lại chúng có thêm những quãng thời gian vui đùa bên bạn bè. Cũng như các trường học vùng cao khác, cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt chưa đủ tốt nhưng cùng thầy cô, học sinh nơi đây đã tự tạo cho mình một cuộc sống tự lập.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 15

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 16

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 17

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 18

Những tia sáng vùng biên

Theo chân những cô, cậu bé nội trú trở về làng, phóng viên đến bản Yên, cách trường tiểu học trung tâm hơn 7 km. Quãng đường không dài nhưng cũng mất 2 tiếng vừa đi bộ vừa nghỉ.

Bản Yên có 100% người Thái sinh sống. Họ có những phong tục rất đặc biệt và lâu đời. Đây là dân tộc bản địa ở vùng đất này. Cũng giống như đa phần bản khác, bản Yên không điện, không nước, không sóng điện thoại. Bản có tổng cộng 22 học sinh đang trong độ t.uổi tiểu học. Các em đều được đến trường với sự hỗ trợ, vận động của cán bộ, thầy cô giáo.

Video đang HOT

Người dân bản Yên lấy việc làm nương rẫy nuôi sống gia đình. Mỗi năm chia ra làm 2 mùa, mưa và khô. Mùa khô do không có hệ thống tươi tiêu, chẳng lấy đâu ra nước trồng trọt, người dân sẽ nghỉ mùa vụ. Đàn ông trong bản, thời gian này, sẽ đi làm thuê. Phụ nữ cùng t.rẻ e.m ở nhà chăn nuôi, tìm măng, hái rau rừng đem bán.

Năm nay, mùa mưa đến muộn, dân bản chưa thể trồng trọt được gì, thực phẩm dùng cho những bữa cơm hàng ngày thiếu thốn. Những đ.ứa t.rẻ lại rủ nhau vào rừng với mong muốn kiếm nhiều măng mang về thêm thắt vào bữa trưa của gia đình.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 19

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 20

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 21

Trong đám trẻ đó có cậu bé Thao. Cùng lứa t.uổi học sinh tiểu học ham chơi nhưng khác với nhiều đ.ứa t.rẻ ở bản Yên, Thao chín chắn và ngoan ngoãn hơn. Sáng nào cậu bé cũng khoác chiếc túi, đeo dao ngang hông lên rừng tìm măng, chiều lại về đi hái rau rừng cho bà nấu bữa cơm tối.

Thao có bố là người dân tộc Thái, mẹ và ông ngoại dân tộc Cống – một trong số những dân tộc đặc biệt ít người ở Việt Nam. Nhà nghèo, ngày mới sinh Thao, bố em bỏ đi làm ăn biệt xứ. 3 năm sau, mẹ Thao xây dựng hạnh phúc mới và đổi lại giấy khai sinh cho con theo họ của chồng mới. Ít lâu sau, mẹ sinh em Thiên.

Hoàn cảnh gia đình ngày càng túng thiếu, mẹ Thao rời bỏ quê hương, vượt biên qua Trung Quốc làm thuê, để lại Thao và Thiên cho ông bà ngoại chăm sóc. Cũng từ lúc đổi lại giấy khai sinh, số giấy tờ tuỳ thân của Thao bắt đầu “loạn” cả lên do mang 2 cái tên khác nhau. Ông bà ngoại cũng đã già, lại không được học hành nhiều nên chẳng biết làm sao để sửa đổi lại.

Cũng từ ngày mẹ cậu bé quyết định tha hương, bà ngoại hay gọi điện những lúc gia đình khó khăn, thiếu thốn, nhưng chưa lần nào liên lạc được với con gái. Cứ thế thời gian trôi qua, những cuộc gọi trở nên ít dần, đến nay, không còn liên lạc gì nữa.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 22

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 23

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 24

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 25

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 26

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 27

Gia đình Thao bên bữa cơm tối với chiếc đèn dầu lấp ló. Mặc dù nhà ở ngay cạnh chiếc máy phát điện nước suối của bản, ông bà Thao cùng không có điều kiện để kéo dây điện về nhà. Sinh hoạt buổi tối của cả nhà chủ yếu bằng đèn dầu, đèn pin, đèn sạc.

Ở những bản không điện, ăn cơm xong, mọi người thường đi ngủ luôn; một là để tiết kiệm dầu hoả, hai là cũng không có gì để làm giữa cái trời tối mù mịt ngoài kia.

Thao ngồi một mình cạnh bàn học, khi mọi người đã ngủ hết. Quanh cậu bé là những phép toán lờ mờ trên bức vách, được em viết lên bằng than củi để làm bài tập về nhà.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 28

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 29

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 30

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 31

70% là tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã Mường Toong, trong khi con số này chỉ ở mức 5,35% trên cả nước, tính đến năm 2018. Kinh tế khó khăn, đói nghèo bủa vây những bản làng nơi vùng biên giới. Không ai biết trước tương lai ở đây sẽ ra sao. Những đ.ứa t.rẻ như Thao chính là niềm hy vọng mới, bởi chúng mang trên vai tương lai của bản thân, của gia đình và cả dân bản nơi đây.

“Chỉ con chữ mới thay đổi được đói nghèo”

Đó là câu nói của thầy giáo Nguyễn Văn Xênh, trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mường Toong số 1, cắm bản ở điểm trường Huổi Ping, người dạy lớp ghép 1 và 2 duy nhất ở đây. Mỗi khi nhắc về thầy Xênh, các thầy cô giáo khác hay nói vui với cái tên “anh thầy người Mông” hay “thầy một mình một vương quốc”.

Thầy Xênh sinh năm 1987, tốt nghiệp đại học ngành sư phạm ở Hà Nội năm 2010. Ngay lúc đó, chàng thanh niên mong muốn tìm công việc đúng với ngành học, đã xin lên mảnh đất cực Tây Tổ quốc làm giáo viên.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 32

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 33

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 34

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 35

Ngay từ những ngày đầu lên vùng biên giới Mường Nhé, thầy Xênh đã xung phong làm giáo viên cắm bản. Thầy chia sẻ những ngày đó, mình đang là cậu thanh niên chưa vợ, chưa con, chưa vướng mắc chuyện gia đình, mang được cái chữ đến tận bản xa xôi là ý nghĩ duy nhất. Từ đó đến nay, thầy có duyên với bản Huổi Ping. Đã có lúc thầy chuyển công tác sang bản khác nhưng rồi lại quay trở lại với người dân bản này.

Hiện nay, thầy dạy lớp ghép ở bản Huổi Ping – bản 100% người Mông. Đó là nguồn gốc có cái tên “anh thầy người Mông”, mặc dù nam giáo viên là người miền xuôi chính gốc.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 36

Từ chàng trai gốc Kinh, sau những năm tháng gắn bó với người dân nơi đây, thầy Xênh quen thuộc dần với phong tục, lối sống của những dân tộc của họ. Huổi Ping còn rất nhiều phụ nữ, trẻ nhỏ không biết tiếng Kinh. Những lúc nói chuyện hoặc vận động trẻ đi học, anh đều phải dùng tiếng H’Mông để trao đổi với phụ huynh.

“Thời gian đầu chưa rõ, lúc nào đi đâu cũng phải có vài đứa học trò đi theo để phiên dịch, nay thì đã không cần phiền chúng nữa”, giáo viên này cười nói.

Sau thời gian lên lớp, chiều tối, thầy Xênh lại vào bản thăm hỏi, nói chuyện với dân bản. Ở đây 8 năm, thầy thuộc hết tên những người dân trong bản.

Ngoài dạy học cho các em, thầy còn là người chuẩn bị cơm trưa tất cả ngày trong tuần. Tranh thủ những giờ ra chơi giữa buổi, thầy vào bếp lọ mọ pha chế, nấu nướng. Thỉnh thoảng sau bữa trưa, thầy lại lôi mấy cậu nhóc tóc tai bờm xờm ra để cắt.

“Đặt mua cái tông đơ về chỉ để cắt tóc cho học sinh, mùa hè nóng nực nhìn đầu tóc chúng nó mà phát ngốt. Ngày trước cắt tóc cho một em mà không hỏi ý kiến phụ huynh, hôm sau, bố mẹ cháu bắt đền thầy vì cắt tóc làm con họ bị ốm”, thầy Xênh tâm sự.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 37

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 38

Đến những mùa nương rẫy, phụ huynh lại muốn các em ở nhà giúp việc, không cho đến trường, nam giáo viên lại phải đến từng nhà vận động. Đôi lúc có những em nghỉ học 2-3 ngày không lý do, thầy cũng phải đến tận nơi để tìm hiểu, hỏi thăm.

Thầy Xênh tâm sự: “Tôi không mong dạy những đ.ứa t.rẻ những kiến thức bài bản như học sinh miền xuôi. Tôi mong chúng học được tiếng phổ thông, nói chuyện, giao tiếp, tính toán được, vậy là vui lắm rồi”.

Lối vào Huổi Ping dọc theo con suối Nậm Xả. Đây cũng là con đường mà thầy cô di chuyển hàng ngày. Mùa khô còn có thể đi xe máy nhưng đến mùa mưa thì cả bản Huổi Ping bị cô lập hoàn toàn, muốn ra ngoài bản phải thuê bè của người dân. Những mùa mưa, thầy Xênh cũng ở lại trường hàng tuần, ăn nhờ nhà dân rồi ngủ nhà công vụ ở điểm trường.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 39

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 40

Hành trình đến lớp

Trưa chủ nhật hàng tuần, con đường xuống trung tâm xã của 4 bản Nậm Xả, Huổi Ping, Bản Yên và Ngã Ba trở nên tấp nập hơn khi những đ.ứa t.rẻ đi học. Con đường này mới được mở rộng, san phẳng cách đây không lâu để phục vụ giao thông của 4 thôn. Dễ đi hơn nhưng dưới trưa nắng không có một bóng cây, đám trẻ cứ đội nắng mà đi.

Những đ.ứa t.rẻ trong các bản gọi nhau đi học thành từng tốp, lớp lớn gọi những đ.ứa b.é hơn. Rồi đi một quãng, chúng lại tụ tập với những tốp của bản khác, con đường cứ thế ồn ào đông đúc dần lên. Thỉnh thoảng, ai đi xe máy một mình xuống trung tâm xã thì như một thói quen, trên đường “tóm” 2-3 đ.ứa t.rẻ cho chúng đi nhờ.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 41

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 42

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 43

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 44

Đi đến những nhà dân ven đường, đám trẻ dừng lại vào nghỉ ngơi, xin nước uống. Điều này trở thành quen thuộc với người dân nơi đây. Họ không ngại ngùng hay xa lạ gì với việc cả đám trẻ ùa vào nhà mình uống nước.

Lúc nào nhà có nhiều thức ăn, đám trẻ được bố mẹ chuẩn bị cho gói cơm mang đi đường. Bạn nào có cơm thì chia cho những đứa khác. Cứ thế, mỗi đứa một miếng, chẳng no được bụng nhưng vẫn rất vui vẻ. Không chỉ chia sẻ đồ ăn, chúng còn ríu rít nói chuyện cuối tuần mình ở nhà thế nào, đi hái măng, bẫy chim hay câu cá.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 45

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 46

Trời nắng, cậu bé Việt nhanh nhảu chạy về ven đường, vặt cho mình một túm lá cây dại đội đầu. Một vài đứa lạ lẫm với chiếc máy ảnh, thi thoảng tò mò ngó về phía ống kính rồi cười thành tiếng, chạy đi.

Việt cùng đám bạn nhìn thấy ôtô đầu tiên trong suốt quãng đường. Mấy cậu bé đua nhau chạy theo hò hét thích thú khi chiếc xe làm con đường bụi mù mịt. Ở thành phố, những đ.ứa t.rẻ đôi lúc còn tự động che mũi khi thấy bụi trên đường, nhưng với đám trẻ ở đây, đó như một trò chơi thú vị. Với chúng, buổi đi học nào may mắn lắm thì mới gặp được 1-2 chiếc xe như vậy.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 47

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 48

Tiếp tục hành trình đến lớp là việc băng qua con suối mùa khô Nậm Xả. Được lội qua con suối này để đi học có lẽ là “sự may mắn” của đám trẻ, bởi khi mùa lũ về, nơi đây thành dòng nước siết, ngăn cách mọi giao thông trong vùng.

Lúc đó, cha mẹ thường phải đưa các em đi học. Những nhà không có thời gian, con phải nghỉ học, vì không yên tâm để chúng đi qua dòng nước mênh mông của con suối. Chính vì vậy, đầu năm nay, cây cầu qua suối Nậm Xả đang được gấp rút thi công. Ai cũng hy vọng công trình này sẽ hoàn thiện trước mùa mưa.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 49

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 50

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 51

Sau ba tiếng đồng hồ đi bộ, đến trung tâm xã, đứa nào cũng tươi cười, còn chạy đuổi nhau vào tận sân trường, không có vẻ gì là mệt mỏi. Theo chia sẻ của cô San, chủ nhiệm lớp 3D, do cuộc sống ở bản làng, các em hay lên rừng kiếm củi, lên nương, đi bộ quen rồi. Người lớn đôi khi còn không có sức để đi quãng đường đó dưới trời trưa nắng như vậy.

Đến được trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Mường Toong số 1 nằm ở trung tâm xã Mường Toong, một thế giới khác hoàn toàn với bản làng và cả quãng đường mà các em vừa đi qua. Có đường to, có nhiều ôtô, có điện sáng.

Mặc dù chưa đạt chuẩn quốc gia, chưa có cơ sở vật chất đầy đủ, còn thiếu thốn đủ thứ, ngôi trường đã là một trong những điều tốt nhất mà những đ.ứa t.rẻ nơi đây may mắn có được.

Cuộc sống tự lập của những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi miền sơn cước - Hình 52

Duy Hiệu

Theo Zing

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: “Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ”

Xuất sắc nhận danh hiệu Thủ khoa ngành Dược khóa đầu tiên của Đại học Dược Tyler (trực thuộc Đại học Texas, Mỹ), Nguyễn Thị Hồng Ngọc (quê Bình Định) được vinh danh trên được tờ Tyler Morning Telegraph.

Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang là những điều chưa kể về nghị lực vượt bậc và con đường vòng mà cô gái Việt chọn đi.

PV Dân trí có cuộc kết nối với Hồng Ngọc để hiểu thêm về hành trình ấn tượng của cô gái Việt:

Thi vào Đại học Quy Nhơn rồi mới bắt đầu nhen nhóm ý định du học, Ngọc có gặp khó khăn gì với khởi đầu dường như hơi muộn như vậy?

Cho dù mình khởi đầu hơi trễ so với các bạn trẻ khác nhưng mình thấy khoảng thời gian mình chuẩn bị về mặt tâm lý và kiến thức là hoàn toàn không uổng phí.

Có lợi thế từ ngành ngôn ngữ Anh, khi sang Mỹ mình thi đậu kỳ thi chuẩn tiếng Anh tại trường nên được miễn các lớp học bổ túc ngoại ngữ (ở các trường của Mỹ cho dù bạn có các bằng ngoại ngữ như TOEFL, IELTS thì vẫn phải thi kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn trước khi vào học).

Ngoài ra, về mặt tinh thần, mình cũng ý thức được hơn về cuộc sống tự lập khi đi du học nên cũng nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống ở Mỹ.

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ - Hình 1

Ngọc trở thành thủ khoa trường Đại học Dược Tyler sau hành trình cố gắng hết mình.

Du học ở Mỹ không hề rẻ, Ngọc đã trang trải chi phí học tập sinh hoạt bằng cách nào? Gia đình bạn đã hỗ trợ ủng hộ bạn ra sao trong con đường nhiều thử thách bạn chọn?

Mình đi đường vòng để bớt gánh nặng cho bố mẹ. Những năm đầu khi qua Mỹ mình chọn theo học một trường Cao đẳng cộng đồng để tiết kiệm chi phí cũng như dành thời gian tìm hiểu thêm về các ngành học.

Ở đây bạn có thể lấy các lớp cơ bản để chuyển tiếp lên các trường Đại học với giá t.iền ít hơn rất nhiều. Song song với đó mình cũng đi làm thêm tại trường.

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ - Hình 2

Ngọc cùng bố mẹ đẻ và chồng cô.

May mắn là mình được ở nhờ nhà chú thím nên chi phí ăn ở cũng không tốn kém mấy. Sau này khi đi học trường Dược thì mình được học bổng và gia đình cũng hỗ trợ năm đầu, còn lại thì mình vay t.iền của chính phủ để theo học.

Trong gia đình bạn có ai làm ngành y dược không? Tại sao bạn lại muốn theo đuổi con đường trở thành dược sĩ?

Mình có một chị con bác làm dược sĩ bên Úc. Khi còn nhỏ có nghe chị kể về công việc thì thấy rất là thú vị vì nó khác xa những gì mình biết về công việc của dược sĩ ở Việt Nam.

Nhưng mình chỉ hiểu sâu hơn về ngành này sau khi sang Mỹ khi mình may mắn xin được việc ở phòng thí nghiệm vi sinh và giải phẫu của trường.

Khoảng thời gian đó mình tiếp xúc với nhiều thầy cô và các bạn sinh viên, những người đã giúp mình định hướng nghề nghiệp trong ngành Y Dược.

Cuối cùng mình chọn Dược vì cơ hội việc làm phong phú và thời gian học ngắn hơn (6 năm học 2 năm thực tập sau khi ra trường nếu muốn chuyên sâu) so với Y (8 năm học 3 năm thực tập cơ bản sau khi ra trường một số năm khác nếu muốn chuyên sâu).

Về việc làm, mình có thể chọn đi bán thuốc ở cửa hàng, đi làm bệnh viện, đi theo ngành công nghiệp bào chế thuốc hoặc đi dạy và còn nhiều cơ hội khác nữa.

Sang Mỹ du học, Hồng Ngọc thích nghi môi trường mới thế nào? Kinh nghiệm để bạn nhanh chóng hoà nhập, khẳng định mình trong học tập và hoạt động cộng đồng là gì?

Mình nghĩ một trong những ưu điểm của mình là thích nghi nhanh và mình đạt được điều này cũng là nhờ sự chuẩn bị kỹ về mặt kỹ năng và tâm lý như đã chia sẻ ở trên. Kết bạn có lẽ là cách dễ nhất để hoà nhập với cuộc sống.

Lúc mới qua mình quen một cô bạn là người di cư từ Sri Lanka, tới bây giờ hai đứa vẫn chơi với nhau dù mấy năm mới gặp một lần. Công việc ở trong phòng thí nghiệm tại trường cao đẳng đầu tiên mình theo học cũng giúp mình trở nên cởi mở hơn rất nhiều.

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ - Hình 3

Ngọc và các bạn tại trường Dược Tyler.

Trong học tập, mình chủ động đặt câu hỏi cho mọi thứ mà mình học. Ngoài những kiến thức trong giáo trình ra thì mình cũng thích đọc những tài liệu nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về vấn đề "tại sao lại dùng thuốc này mà không phải là thuốc kia".

Mình không phải là mọt sách nhưng có lẽ sự tò mò đã làm mình hứng thú đọc hiểu hơn. Việc hiểu một vấn đề cũng làm cho mình đỡ tốn công khi phải ghi nhớ điều gì đó.

Ngoài giờ học, Ngọc tham gia các hoạt động nghiên cứu, ngoại khoá nào hay dành thời gian cho các sở thích khác?

Mình có nghiên cứu một vài nội dung, trong số đó thì có một bài được đăng lên tạp chí khoa học mà mình là tác giả chính; còn lại những nghiên cứu khác được mình trình bày ở hội thảo toàn quốc cho ngành dược.

Mình cũng sắp xếp thời gian tham gia hoạt động xã hội trong và ngoài trường như đi tư vấn sức khoẻ tại nơi công cộng, làm việc tại phòng khám thiện nguyện...

Ngoài ra, mình còn một công việc làm gia sư cho các bạn sinh viên tại trường Dược nữa. Có lẽ vì bận rộn như vậy nên sở thích của mình đơn giản chỉ là dành thời gian nấu ăn, xem phim, trò chuyện với bạn bè và người thân.

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ - Hình 4

Mở lòng với bạn bè, cô nhanh chóng hòa nhập môi trường mới.

Được biết, Ngọc được nhận thực tập nội trú hai năm ở Bệnh viện đa khoa Dallas Methodist, bạn có thể chia sẻ trải nghiệm của mình ở đây?

Giữa tháng 3 năm nay mình được nhận vào 1 trong 3 vị trí thực tập sinh ở Methodist Dallas Medical Center. Để xin vào các vị trí thực tập sinh này cũng khá là gian nan.

Có khoảng trên 100 đơn nộp xin việc và trong số đó chỉ 15-20 được chọn phỏng vấn mà thôi. Mình phỏng vấn cả ngày, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình trong vòng 20 phút.

Sau đó bên bệnh viện sẽ sắp xếp các ứng cử viên từ cao xuống thấp, còn bên mình cũng sắp xếp các bệnh viện từ chỗ ưng ý nhất đến chỗ ít thích nhất (mình phỏng vấn ở 5 bệnh viện). Cuối cùng, hơn một tháng sau hệ thống tự động sẽ chọn ra ứng viên và bệnh viện (gọi là matching). Công việc này kéo dài trong vòng 1 năm.

Sau đó mình dự tính xin vào một vị trí thực tập như vậy nữa để nghiên cứu chuyên sâu vào thuốc điều trị ung thư.

Song song với đó mình cũng muốn tham gia giảng dạy ở các trường Y Dược trong khu vực; hiện tại trường Đại học Tyler cũng ngỏ ý muốn mình về dạy theo tiết, có lẽ sang năm mình mới sắp xếp được.

Cuối cùng, mình cũng muốn học thêm về quản lý hệ thống y tế và về quản trị kinh doanh nữa, nên có lẽ con đường học hành của mình còn dài lắm.

Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc sống, sự nghiệp của bạn?

Để chọn ra một người thì khó quá vì quá trình mình được như ngày hôm nay có sự hỗ trợ từ rất nhiều người. Nhưng có lẽ người có ảnh hưởng lớn nhất là ông xã của mình.

Anh tốt nghiệp trường Y lúc 38 t.uổi, trước đó anh có một công việc khác nhưng quyết định chuyển qua Y vì sự đam mê chăm sóc cho những người bệnh.

Mình tuy ở Việt Nam sang nhưng cũng có sự hỗ trợ từ gia đình, còn anh thì theo đúng nghĩa là đi lên từ hai bàn tay trắng. Lúc mới quen mình thực sự ấn tượng bởi tư tưởng cầu tiến và tinh thần ham học hỏi nơi anh ý.

Thủ khoa Việt tại ĐH Dược Tyler: Khởi đầu muộn, đi đường vòng để đỡ gánh nặng cho bố mẹ - Hình 5

Ngọc cùng ông xã trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.

Anh cũng là giúp mình định hướng cho mình trong quá trình phát triển bản thân một cách hoàn hảo hơn để trở thành ứng cử viên sáng giá khi đi xin việc. Mình lập gia đình được 4 năm rồi và hiện tại thì gia đình mình gồm 2 vợ chồng và một em cún.

Dự định của bạn trong tương lai gần và ước mơ lớn nhất của bạn?

Như đã chia sẻ ở trên, trong tương lai gần mình muốn học hỏi thêm kiến thức liên quan về mặt chuyên môn và quản lý. Ước mơ của mình là góp phần đem tới một cái gì đó mới mẻ và tiến bộ hơn trong ngành y tế ở Mỹ và ở Việt Nam.

Ở Mỹ mình sẽ làm điều đó thông qua việc ủng hộ hoặc đề xuất các dự luật. Còn ở Việt Nam mình cũng hy vọng sẽ được cộng tác với các trường đại học hoặc các tổ chức y tế để góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Xin cảm ơn Ngọc đã chia sẻ!

Lệ Thu (thực hiện)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

Thời trang

01:14:11 08/07/2024
Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.