Cuộc sống tại đại học tư thục duy nhất ở Triều Tiên
ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng là trường tư thục duy nhất ở Triều Tiên. Trường có nhiều giảng viên nước ngoài, sinh viên học tập bằng tiếng Anh.
ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng trong cảm nhận của sinh viên Sinh viên kể về cuộc sống tại ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng – trường tư thục duy nhất tại Triều Tiên.
Năm 2010, ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng (PUST) được thành lập tại thủ đô Triều Tiên. Theo Washington Post, đây là đại học tư thục duy nhất ở “quốc gia bí ẩn nhất thế giới”. Khoảng 35 triệu USD do người nước ngoài quyên tặng được đầu tư vào PUST. Ảnh: PUST.
Ngôi trường có diện tích gần 1 km2. Hiện tại, khoảng 500 sinh viên đại học và 60 sinh viên sau đại học đang theo học tại đây. Họ là những người được chính phủ chọn và thường là con lãnh đạo, sĩ quan quân đội cấp cao. Ảnh: PUST.
ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng có hơn 60 giảng viên đến từ Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh và một số nước châu Âu khác. Ảnh: Flickr.
Hiện tại, trường giảng dạy các lĩnh vực Nông nghiệp và Khoa học Đời sống, Kỹ thuật, Kinh doanh, Y, Dược, Nha khoa, Điều dưỡng và Y tế công cộng. Ảnh: PUST.
Tất cả khóa học tại PUST được giảng dạy bằng tiếng Anh. Vì thế, trong năm đầu tiên, sinh viên phải học tiếng Anh tại Trường Ngoại ngữ (SFL). Đến năm thứ ba, họ tiếp tục học ngoại ngữ thứ hai, tiếng Trung. Ảnh: PUST.
Sinh viên hệ đại học phải hoàn thành dự án nghiên cứu chuyên sâu, viết khóa luận và bảo vệ nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Với mỗi khóa học, trường tuyển 30% sinh viên để đào tạo tiếp các chương trình sau đại học. Ảnh: Flickr.
Sinh viên và giảng viên ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng được sử dụng máy tính và truy cập Internet nhưng phải qua kiểm duyệt và chịu giám sát. Sinh viên không được tiếp cận mạng xã hội hay tin tức quốc tế. Ảnh: Reuters.
Mặc dù là trường tư thục, PUST vẫn có nhiều điểm mang tính truyền thống của các trường ở Triều Tiên. Sinh viên mặc đồng phục với suit đen hoặc xám, sơ mi trắng, cà vạt đen hoặc đỏ. Ảnh: Reuters.
Sinh viên không phải trả học phí. Theo lời nhận xét của Will Scott – giảng viên tại PUST đến từ Washington, Mỹ – sinh viên tò mò với thế giới bên ngoài nhưng vẫn nhất mực chấp hành quy định. Các ca khúc yêu nước, nghi lễ diễu hành để ca ngợi lãnh đạo thường xuyên diễn ra trong khuôn viên trường. Ảnh: PUST.
Tại đại học tư thục duy nhất ở Triều Tiên, nền giáo dục phương Tây được áp dụng. Vì thế, trường được ví như cánh cửa để sinh viên ưu tú nước này tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ảnh: PUST.
Theo Zing
Trường học Trung Quốc thay nhau dùng thịt, cá làm phần thưởng cho học sinh
Thay vì các phần thưởng truyền thống như sách, vở, hai trường học ở Trung Quốc đã quyết định thưởng cá và thịt cho các học sinh có thành tích tốt.
Mới đây, tờ Daily Mail (Anh) đăng tải thông tin cho hay, một trường trung học cơ sở tên Nan;an Jiudu tại làng Xindong (Phúc Kiến, Trung Quốc) đã sử dụng cá làm phần thường đặc biệt cho các học sinh đạt thành tích tốt thay vì các phần quà thường niên như sách, vở.
Ảnh: Sina
Vào ngày 28/1 vừa qua, 30 em học sinh đạt thành tích hàng đầu của trường đã nhận được phần quà đặc biệt để mang về góp với gia đình chuẩn bị cho bữa ăn ngày Tết là những con cá được mua trực tiếp từ một hồ nước. Theo hiệu trưởng của trường cho biết, sau khi bàn bạc, các giáo viên đã đi đến thống nhất sử dụng cá như một phần thưởng bởi con cá được xem là biểu tượng cho may mắn và là phần thưởng thực tiễn. Không những vậy, việc chế biên cá trong dịp năm mới còn tượng trựng cho sự thịnh vượng trong văn hóa người Trung Quốc. Từ cá trong tiếng Trung có phát âm là "Yu" tương đồng với từ dư, thừa.
Trước đó vào tháng 11 năm ngoái, trường này cũng sử dụng chân giò như một phần thưởng cho những thành tích tốt của học sinh. Tất cả các phần thưởng này đều nhận được phản hồi tích cực từ phía phụ huynh học sinh. Do vậy, trường Nan'an Jiudu đã quyết định duy trì phương thức trao phần thưởng thực tiễn này.
Ảnh: China News
Trong khi đó, lễ khen thưởng tại trường Trung học số 1 An Huy ở thị xã Phụ Dương (An Huy, Trung Quốc) lại sử dụng thị thay cho phần quà. Hơn 600 em học sinh có thành tích xuất sắc đã được nhận phần thưởng là 2,5 kg thịt lợn đóng gói trong một túi xách đỏ, in hình con lợn bên ngoài.
Theo chia sẻ của hiệu trường nhà trường, do các gia đình đã mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh nên nhà trường quyết định sử dụng thị thay cho các phần thưởng truyền thống làm phần quà cho học sinh mang về.
Hiện, các phần thưởng trên đang nhận được sự ủng hộ từ phía cộng đồng mạng Trung Quốc.
Bạch Dương (t/h)
Theo toquoc
ĐHQG TPHCM: Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thua ĐH nước ngoài 250 lần ĐH Quốc gia (ĐHQG) TPHCM đã cố gắng hỗ trợ cho cán bộ nghiên cứu với kinh phí đầu tư trung bình là 16 triệu đồng/năm cho 1 công trình công bố trong và ngoài nước. Nhưng nếu so với trường ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) thì vẫn thua 250 lần khi mức đầu tư trung bình là 4 tỉ đồng/năm/cán bộ. Ngày...