Cuộc sống sau Đại học của bạn sẽ diễn ra như thế nào?
Tất nhiên kiếm việc làm là ưu tiên nhưng ngay cả người tốt nghiệp có việc làm cũng thấy khó khăn vì cuộc sống sau đại học không đơn giản như được mong đợi.
Có một thực tế hiện nay người tốt nghiệp Đại học đang đối diện với khó khăn sau khi họ rời nhà trường.
“Không có cớ” cho những hành vi như vậy
Trong hơn 16 năm, những sinh viên này vào trường và học tốt nhưng bây giờ họ phải làm cái gì đó hoàn toàn khác và nhiều người không được chuẩn bị cho điều đó. Việc bắt đầu của bất kì nghề nào cũng đều lí thú nhưng cũng gây hoang mang vì nhiều người không biết mong đợi cái gì.
Người tốt nghiệp sẽ nhận ra rằng cuộc sống đi làm là khác với cuộc sống đại học. Người tốt nghiệp sẽ làm việc với phạm vi nhiều người ở chỗ làm việc. Một số có giáo dục đại học nhưng nhiều người không có. Tại đại học sinh viên làm việc theo tổ cùng các sinh viên khác, những người đại thể là cùng lứa với những mối quan tâm tương tự. Nhưng trong công việc, người tốt nghiệp sẽ thấy mọi người đủ các lứa tuổi, một số trẻ hơn vì họ không vào đại học và nhiều người già hơn, kể cả một số người sẵn sàng chuẩn bị về hưu. Những người này thường có nhiều kinh nghiệm và mong đợi rộng hơn. Công ty mà bạn làm việc là đại diện cho một xã hội thu nhỏ. Thách thức khó khăn nhất là tìm ra cách hoà hợp với những con người này hàng ngày.
Khi đi làm bạn có thể sẽ gặp những tình huống sau: Nếu đồng nghiệp của bạn là người mới tốt nghiệp như bạn, lẽ thông thường là họ sẽ có thái độ ganh đua. Nếu đồng nghiệp của bạn đã từng làm việc trong vài năm nhưng không có tri thức và kĩ năng hiện hành, họ có thể nhìn bạn như mối đe doạ cho vị trí của họ. Cho dù bạn muốn chứng tỏ rằng bạn có năng lực để làm công việc chung, bạn cần học quan sát và lắng nghe để xem làm sao bạn có thể đóng góp cho công việc chung một cách tốt nhất.
Trong phần lớn các công ty, công việc hàng ngày là có tính thường lệ với ít biến thiên hơn công việc ở trường. Bạn phải học kiên nhẫn khi bạn muốn là một phần của tổ chức này. Một sinh viên tốt nghiệp có lần đã phàn nàn với tôi: “Em không biết rằng em phải viết báo cáo hầu hết thời gian, rồi kiểm thử công việc của người khác. Em không thể đi ra quán cà phê cùng bạn bè trong thời gian làm việc. Bây giờ em nhớ trường nơi chúng em thường bỏ lớp và dành hàng giờ trong quán cà phê hay chơi videogames.”
Tất nhiên, ở trường bạn chịu trách nhiệm chỉ cho bản thân bạn. Bạn có thể bỏ lớp bất kì khi nào bạn muốn hay tới muộn. Mặc dầu có những bài kiểm tra, nhưng bao giờ cũng có giáo sư ‘dễ dàng” người sẽ chấp nhận cái cớ của bạn và cho phép “làm bù”. Nhưng trong công việc, mọi thứ đều bị kiểm soát chặt chẽ; bạn có những giờ làm việc nào đó xác định đi làm và đi về, năm ngày một tuần. Nếu bạn bỏ giờ hay đi muộn, bạn không có khả năng giữ được việc làm của bạn vì “không có cớ” cho những hành vi như vậy.
Chỉ làm việc tốt thôi, không đủ
Ở trường, bạn có thể là sinh viên đầu lớp, vì bạn đọc nhiều và học nhiều. Bạn được kính trọng bởi các bạn trong lớp vì bạn bao giờ cũng có điểm cao nhất trong các kì thi. Có lẽ bạn thậm chí còn nổi tiếng trong trường vì tài năng của bạn. Tuy nhiên, ở công việc bạn không biết gì về công ty, hay về cách dự án vận hành. Tri thức lí thuyết của bạn thậm chí không thể áp dụng được cho việc làm. Không ai biết bạn hay kính trọng bạn và bạn cảm thấy không thoải mái. Học làm việc với những người khác nhau là nhiệm vụ vô tận, bạn sẽ học nhiều khi bạn làm việc nhưng nó cũng giúp xây dựng tính cách của bạn khi bạn quản lí công việc của bạn. Đây là nơi bản kế hoạch nghề nghiệp tốt và có ích vì nó sẽ nhận diện mọi bước cần thiết mà bạn phải làm để đi lên. Bạn sẽ cần nhận diện các vấn đề và gợi ý giải pháp nào đó cho người quản lí của bạn. Bạn sẽ học cải tiến mọi thứ ngay cả khi nó không phải là trách nhiệm trực tiếp của bạn và chứng tỏ rằng bạn có khả năng làm nhiều hơn.
Video đang HOT
Trong 16 năm ở trường, bạn lên lớp chuyển từ lớp này sang lớp khác tương ứng với cấp học của bạn. Trừ phi bạn lười hay là sinh viên rất kém, người không tiến sang mức độ khác, phần lớn sinh viên đều đi lên với nỗ lực tối thiểu. Nhưng tại công việc, việc đề bạt không bao giờ là tự động. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng kĩ năng kĩ thuật là nền tảng của bạn. Kĩ năng của bạn càng vững, bạn sẽ càng có khả năng tốt hơn để giữ được việc làm nhưng chính kĩ năng mềm mới nâng bạn lên vị trí tiếp.
Sau vài năm, bạn quen thuộc với mọi công việc kĩ thuật thì đó là lúc để tình nguyện làm một số công việc phụ. Bạn sẽ học cách nói chuyện với người quản lí của bạn và giải thích bạn muốn gì hay gợi ý một số ý tưởng mới. Bạn sẽ biết người quản lí của bạn muốn hay mong đợi bạn làm gì. Bạn sẽ nhanh chóng biết rằng bạn phải hiểu phân công của bạn và lập lịch để đặt các ưu tiên. Bạn học cách làm cho việc làm được hoàn thành đúng thời gian, nếu điều đó nghĩa là công việc thêm, thời gian thêm, bạn phải làm điều đó để xây dựng thanh danh rằng bạn là công nhân cần cù. Bạn sẽ học rằng làm việc tốt là không đủ mà bạn phải chú ý tới mọi thứ đang diễn ra quanh bạn. Bạn phải để cho người quản lí biết việc tốt bạn đang làm bằng việc dành nhiều thời gian hơn với cả đồng nghiệp và người quản lí của bạn ngay cả sau công việc.
Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong
Theo motthegioi
Thư gửi học sinh tốt nghiệp trung học
Khi các bạn tốt nghiệp trung học, các bạn kết thúc một kiểu giáo dục nhưng một số trong các bạn sẽ bắt đầu một kiểu giáo dục khác: Giáo dục đại học.
Các bạn học sinh thân mến.
Các bạn có lẽ đều háo hức nhưng cũng lo lắng về điều gì sẽ xảy ra tiếp sau? Các bạn có thành công hay không? Các bạn có khả năng xây dựng nghề nghiệp tốt trong thời gian dài hay là một phần của những người tốt nghiệp bị thất nghiệp?
Bạn sẽ nghe lời khuyên của ai?
Trong những năm qua, tôi đã nói chuyện với nhiều sinh viên như các bạn và cho họ những lời khuyên. Tôi thấy rằng không có đủ thông tin về nhu cầu công nghiệp hay xu hướng công nghệ được cung cấp cho sinh viên để họ quyết định về nghề nghiệp của họ theo đuổi. Tuy nhiên có nhiều thông tin sai về giáo dục đại học, bằng cấp và lĩnh vực học tập. Đó là lí do tại sao tôi đã viết nhiều bài báo trong blog của mình để chia sẻ với sinh viên về giáo dục đại học và nhu cầu xu hướng thị trường toàn cầu. Tất nhiên, vẫn có các lời khuyên khác từ thầy cô giáo và bố mẹ dành cho các em trước ngưỡng cửa lựa chọn của cuộc đời.
Năm trước, một sinh viên trẻ nói với tôi rằng bạn chán nghe các lời khuyên của bố mẹ mình vì họ không hiểu con cái chút nào. Tôi bảo bạn ấy mặc dù lời khuyên của bố mẹ có vẻ nghe chán nhưng nếu bạn bình tĩnh lắng nghe một cách chân thành bạn sẽ thấy những điều lo lắng này hoàn toàn có lý. Bố mẹ bạn đã đi qua cái thời tuổi trẻ của mình, muốn giúp con đi đúng bằng kinh nghiệm tuổi trẻ của mình. Bố mẹ yêu bạn và họ muốn điều tốt nhất cho bạn đó là lí do tại sao họ đã đưa ra những lời khuyên để con mình không phạm sai lầm trong cuộc sống.
Tôi chắc một số người trong các bạn thà được bỏ một mình để làm điều bạn thích hơn là nghe theo bố mẹ hoặc đọc lời khuyên của tôi. Cũng giống như bố mẹ bạn, tôi chăm nom cho bạn vì chúng tôi lo nghĩ rằng bạn có thể phạm "sai lầm nghiêm trọng", điều sẽ ảnh hưởng tới cả đời bạn. Chúng tôi biết rằng mọi người sẽ phạm phải sai lầm và học từ chính những sai lầm này nhưng chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ không phạm "sai lầm nghiêm trọng" mà bạn sẽ hối tiếc về sau.
Giống như bố mẹ bạn, tôi cũng cho bạn lời khuyên nhưng từ vị trí của một người đã từng làm việc trong công nghiệp nhiều năm và là một giáo sư hiểu rõ hệ thống giáo dục. Tôi mong muốn mọi sinh viên đều thành công trong cuộc sống, có trách nhiệm với nghề nghiệp riêng của họ, với gia đình họ, và với xã hội của họ. Đó là lí do tại sao tôi viết blog này như cách chia sẻ suy nghĩ của tôi với các bạn. Tôi không mong đợi các bạn sẽ đồng ý với tôi nhưng nếu nó cung cấp cho bạn thông tin hữu dụng nào đó mà giúp cho bạn đặt ra định hướng rõ ràng trong cuộc sống hay trong nghề nghiệp của bạn thì tôi rất hài lòng.
Giáo dục truyền thống hội tụ vào việc thu lấy bằng cấp. Bằng cấp là một đảm bảo về tri thức nào đó mà những người có bằng cấp có thể làm. Điều đó đã có tác dụng tốt trong quá khứ nhưng không còn có tác dụng ngày nay. Bằng cấp không đảm bảo được vì có những người có bằng cấp nhưng không có tri thức hay kĩ năng thì cũng không làm gì được mấy. Do đó ngày nay chính tri thức và kĩ năng thực tại sẽ giúp bạn có được điều bạn muốn.
Hiện thời phần lớn các công ty sẽ đánh giá kĩ năng của bạn trước khi thuê bạn cho nên ĐỪNG dựa vào bằng cấp mà bạn phải dựa vào kĩ năng riêng của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn phải học hành chăm chỉ, phải chắc bạn học mọi thứ tốt và hội tụ vào phát triển các kĩ năng. Khi bạn có tri thức và kĩ năng, bằng cấp chỉ là "sản phẩm phụ". ĐỪNG hội tụ quá nhiều vào mảnh bằng, mà tập trung vào thu nhận kĩ năng cần thiết.
Thách thức ngày nay là ở chỗ công nghệ thay đổi nhanh, ngày càng nhanh hơn trong tương lai. Kĩ năng bạn học ở trường hôm nay có thể không phải là kĩ năng bạn sẽ cần trong tương lai. Bạn phải liên tục học những điều mới mọi lúc để thu được kĩ năng đúng với nhu cầu của thị trường việc làm.
Thà phạm sai lầm ở trường còn hơn là phạm sai lầm về sau trong cuộc sống
Trong đại học, bạn sẽ học nhiều điều, kể cả thất bại. ĐỪNG sợ thất bại vì "Thất bại là mẹ thành công" vì bạn sẽ học từ sai lầm của bạn. Nếu bạn không sẵn lòng học từ sai lầm riêng của bạn, bạn sẽ không bao giờ đạt tới tiềm năng đầy đủ của bạn.
Khi tôi còn là sinh viên, tôi cũng đã phạm phải nhiều sai lầm, tôi bỏ lớp để đi chơi với bạn bè, tôi học để ghi nhớ "các trang gian lận" để qua được kì thi và tôi đã trượt vài lớp nhưng tôi đã học được từ những sai lầm này và điều đó đã làm cho tôi thành sinh viên khá hơn. Tôi đã không học được tốt trong lớp "Phương trình vi phân" khi bị điểm "D". Tôi đã hoàn toàn bị phá đổ vì tôi đã không chuẩn bị cho nó. Tôi học lại lớp này và làm việc rất chăm chỉ và thậm chí ngày nay, tôi vẫn nhớ điều tôi đã học trong lớp đó.
Thầy giáo bảo tôi: "Phạm sai lầm là tốt chừng nào em chỉ phạm nó một lần. Thầy thà để em phạm sai lầm ở trường và trong lớp thầy còn hơn là phạm sai lầm về sau trong cuộc sống." Tôi thích lời khuyên đó và thường dùng cùng câu nói cho các sinh viên hiện thời của tôi.
Nhiều sinh viên đại học có động cơ qua điểm số. Nếu họ được điểm "A" điều đó có nghĩa là họ giỏi hơn các sinh viên được điểm "B" nhưng đó là sai lầm vì điểm cao hơn KHÔNG ngụ ý cái gì cả nếu bạn không nhớ bạn đã học cái gì. Tôi hiểu rằng nhiều người trong các bạn thích khoe với bố mẹ về điểm tốt của bạn để cho họ hài lòng và tự hào. Nhưng chúng ta hãy thực tế vào, bạn KHÔNG vào đại học vì điểm số, bạn vào đại học để học, để nghĩ, để phát triển năng lực suy luận, để phát triển các kĩ năng, để tổ chức các sự kiện và ý tưởng thành cái gì đó có ích mà bạn có thể áp dụng theo cách riêng của bạn. Bạn phải phát triển năng lực nghĩ bên ngoài điều có trong sách giáo khoa, hay trong các lí thuyết hàn lâm.
Bạn phải có khả năng "kết nối các chấm" như Steve Jobs thường nói và đi tới với cách nhìn riêng của bạn về thế giới quanh bạn. Có ý tưởng riêng của bạn và biết cách áp dụng tri thức của bạn là mục đích tối thượng của giáo dục.
Trong năm đại học của tôi, bạn tôi và tôi học cùng bốn môn học và anh ấy được điểm "A" trong cả bốn môn nhưng tôi thì không và tôi phải mất thời gian lâu để vượt qua cảm giác xấu hổ đó. Tôi đã ghen tị và bực tức vì không được điểm tốt và tôi đã cố gắng và cố gắng trong ba năm nhưng anh ta bao giờ cũng ở trước. Anh ta hoàn thành ba năm đầu của đại học với điểm hàng đầu toàn "A" trong mọi môn trong khi tôi không được thế mãi cho tới năm cuối đại học. Khi cuối cùng tôi được "A" trong mọi môn, tôi đã không cảm thấy gì như bản tính cạnh tranh và ham muốn về điểm mất đi. Tôi không quan tâm quá nhiều về điểm số nữa vì tôi đã học về tri thức và kĩ năng tôi thu được và chúng là quan trọng hơn điểm "A hoàn hảo" nhiều.
Thế giới đầy những người sáng dạ với điểm tốt nhưng thất bại vì điều duy nhất họ giỏi là ở trong trường, và sau khi họ tốt nghiệp với điểm hoàn hảo, họ thất bại trong cuộc sống thực. Thanh niên bao giờ cũng đam mê về cái gì đó. Dù nó là âm nhạc, văn học, thể thao, và các thứ khác vì đây là "vị cuộc đời", nó làm giầu có cho bạn và làm cho bạn hài lòng cho nên bên cạnh học tập, bạn cần tìm ra cái gì đó để tận hưởng nữa.
Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi nghèo và điều duy nhất tôi có thể có được là sách từ thư viện cho nên sách là điều tốt nhất. Tôi đọc mọi loại sách, bất kì cái gì tôi có thể có được nhưng khi tôi lớn lên tôi bắt đầu lựa chọn một số kiểu sách nào đó vì mối quan tâm của tôi thay đổi. Khi tôi đi học ở Mĩ thư viện có nhiều sách và tôi có nhiều cơ hội để học nhiều hơn từ sách vì tôi dành hầu hết thời gian của tôi trong thư viện. Thậm chí ngày nay tôi thường đọc nhiều sách mỗi tháng. Nếu bạn không có cái gì đó để làm giầu cho cuộc sống của bạn, như âm nhạc, sách vở, nghệ thuật v.v bạn có thể bỏ lỡ nhiều điều trong cuộc sống.
Tìm ra cái gì đó mà bạn thực sự đam mê và tạo thói quen tận hưởng nó. Là sinh viên đại học, bạn sẽ gặp gỡ nhiều người, một số tốt và một số thì không, một số trưởng thành hơn và một số chưa trưởng thành. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận trong chọn bạn bằng việc tìm ai đó chia sẻ cùng mối quan tâm với bạn. Bạn bè có nhiều ảnh hưởng lên bạn tới mức bạn thậm chí không biết cho nên phải cẩn thận về người mà bạn muốn làm thân. Tình bạn nên là cái gì đó kéo dài trong nhiều năm chứ KHÔNG phải trong một thời gian ngắn. Người bạn tốt là ai đó bạn có thể tuỳ thuộc vào khi bạn cần sự khuyến khích hay ai đó có thể giúp bạn vượt qua chướng ngại. Bạn cần ai đó có thể lắng nghe vấn đề của bạn và cung cấp lời khuyên tốt.
Bạn vào đại học là để học không phải để tận hưởng
Là sinh viên, bạn đọc tiểu thuyết, xem phim lãng mạn, bạn tận hưởng "những năm tốt nhất trong đời" và bạn muốn làm như thế trong suốt thời đại học. Bạn ĐỪNG phạm sai lầm đó vì chúng không là gì ngoài hư cấu. Bạn vào đại học là để được giáo dục, để học, và để trưởng thành là người có trách nhiệm. Bạn vào đại học để nghiên cứu, để làm bài tập về nhà, để làm bài thi KHÔNG để tận hưởng cuộc sống lãng mạn như phim, như truyện.
Đại học KHÔNG phải là trung học vì bạn lớn lên thành người lớn có trách nhiệm. ĐỪNG rơi vào trong quan niệm rằng "Cuộc sống là ngắn ngủi và bạn phải tận hưởng nó khi bạn còn trẻ" đây là những ý tưởng cho phim hay tiểu thuyết nhưng chúng KHÔNG thực. Bạn sẽ có nhiều thời gian và sống để tận hưởng sau khi ra trường. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái, chán nản và bằng cách nào đó bị đơn độc bây giờ, nhưng vào tuổi này, điều đó là thông thường vì mọi người khác cũng cảm thấy theo cách đó và bạn không phải là một người duy nhất. Hãy học cách vượt qua nó cũng như bất kì cám dỗ nào để không làm bạn sao lãng khỏi mục đích giáo dục. Đừng vội vàng trong mọi thứ mà bạn có thể hối tiếc về sau bởi vì mọi thứ đều phải đợi cho tới khi bạn sẵn sàng.
Là người lớn có nghĩa là có trách nhiệm với mọi hành động của bạn và điều đó cần thời gian để phát triển như một phần của trưởng thành. Đặc biệt bạn sẽ thấy ai đó có chung cùng giá trị với bạn, người chăm nom bạn và yêu bạn.
Là sinh viên, bạn có nhiều thứ để học cho nên xin để thời gian học chúng cho tốt. Bạn có tri thức, kĩ năng và động cơ để thành công nhưng bạn cũng cần hiểu rằng giáo dục của bạn là KHÔNG chỉ về có việc làm, hay làm ra tiền mà nhiều hơn nữa. Bạn phải học về lòng biết ơn bằng việc đền đáp lại điều bạn đã nợ bố mẹ bạn, thầy giáo của bạn, bạn bè bạn, xã hội của bạn, và đất nước bạn. Bạn phải dùng kĩ năng của bạn để đóng góp cho xã hội của bạn bằng việc là người tốt và có trách nhiệm và là công dân tốt của đất nước bạn.
Bạn phải học làm cái gì đó hữu ích với cuộc đời của bạn và làm ra khác biệt trong cuộc sống của những người khác. Bạn vào đại học để được giáo dục và cũng để phát triển tính cách và nhân cách của bạn để trở thành người tốt, công dân tốt bằng việc lãnh đạo cuộc sống hoàn thành.
Giáo sư John Vu - Nguyên Phong
Theo motthegioi
TS Lê Đắc Sơn: "Học nhiều để làm gì?" "Những trường hợp không học đại học vẫn thành công như Bill Gates, Steve Job rất hiếm, mang tính chất động viên, tự AQ chứ không mang tính chất xây dựng để lớp trẻ noi gương. Chỉ có học tập con người mới có đủ tri thức để hội nhập và phát triển cùng xã hội..." Đó là chia sẻ của TS. Lê...