Cuộc sống kỳ lạ của tộc người ‘máu đen’ sống trên hồ nước ngọt cao nhất thế giới: Ở nơi cô lập tưởng cổ hủ mà hiện đại đáng kinh ngạc
Titicaca là một hồ nước ngọt rộng lớn nằm ở biên giới Peru và Bolivia, nổi tiếng là hồ nước cao nhất thế giới và sở hữu hệ thống động vật, thực vật độc đáo. Tuy nhiên, điều thực sự khiến cho hồ nước này trở nên “độc nhất vô nhị” chính là tộc người sống trôi nổi trên hồ – người Uros.
Hồ Titicaca có độ cao 3.812 mét so với mực nước biển, tọa lạc trên đỉnh Altiplano thuộc dãy Andes, vậy nên việc tiếp cận với hồ không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng gì đến khoảng 4.000 người đang sinh sống trên hồ. Họ tạo ra những hòn đảo của riêng mình bằng cách sử dụng loại lau sậy mọc nhiều ven hồ.
Mục đích ban đầu của những hòn đảo là dùng để phòng thủ. Trong suốt hàng ngàn năm kể từ khi khu vực này có người sinh sống, nhu cầu tranh giành nguồn thức ăn và nguồn nước dồi dào dẫn đến các cuộc chiến tranh liên miên. Bằng cách sống trên những hòn đảo nổi, khi bị đe dọa bởi kẻ thù, người Uros chỉ cần di chuyển hòn đảo của mình đến một nơi khác và trốn thoát.
Các hòn đảo được người Uros “neo đậu” ven bờ hồ để tránh bị trôi đi quá xa
Thời gian dài sinh sống trôi nổi trên hồ khiến họ xem bản thân là chủ sở hữu của hồ nước rộng lớn, đồng thời họ cũng tuyên bố rằng người Uros có dòng máu đen vì họ không cảm nhận được cái lạnh. Ngoài ra, họ cũng tự gọi mình là “Lupihaques”, nghĩa là “Con trai Thần Mặt trời”.
Bản thân những hòn đảo lau sậy có thể tồn tại đến 30 năm nếu được bảo dưỡng đúng cách. Cụ thể, người Uros liên tục bổ sung các lớp lau sậy mới lên phía trên trong khi lớp lau sậy chìm dưới nước bắt đầu mục nát, công việc này được xem như một phần cuộc sống của họ.
Những lớp lau sậy khô được dệt lại và chồng chất lên nhau tạo thành những đảo nổi lênh đênh với khả năng chịu được sức nặng cực lớn. Một hòn đảo lớn có thể chịu đựng sức nặng của 10 gia đình, trong khi những hòn đảo nhỏ hơn thường có từ 2-3 gia đình sinh sống.
Nghe có vẻ nguyên thuỷ, nhưng cuộc sống của người Uros lại hiện đại hơn chúng ta nghĩ. Họ chế biến thức ăn trên những tảng đá để tránh bắt lửa vào lau sậy. Bên cạnh đó, người Uros cũng sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời để thắp sáng, xem TV và sạc điện thoại.
Dù không có bất kỳ đồ dùng nấu nướng hiện đại nào, người Uros vẫn có thể nấu ăn mà không làm bén lửa vào ngôi nhà của mình
Video đang HOT
Những món đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ lau sậy
Trang phục truyền thống đầy màu sắc của người Uros
Nguồn thức ăn chính của những cư dân sống trên đảo đến từ việc câu cá, săn chim, ngoài ra họ còn nuôi vịt và chuột lang (món ăn truyền thống của người Peru). Giống như lối sống của người dân bản địa, động vật hoang dã ở đây cũng độc đáo đến nỗi 90% số cá tìm thấy dưới hồ Titicaca không thể tìm thấy ở bất kỳ một nơi nào khác trên thế giới.
Người Uros không chỉ sử dụng lau sậy để làm nhà, mà họ còn dùng nó để làm ra các món đồ nội thất, thuyền và đồ thủ công để bán cho khách du lịch.
Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế của người Uros. Mọi người mở cửa nhà và chào đón những vị khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Lối sống độc đáo của họ và hồ Titicaca rộng lớn đã biến những hòn đảo nổi này trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch tại Peru.
Cách sống của người Uros rất đáng kinh ngạc, nhưng đang dần biến mất theo thời gian. Nhiều người vẫn chọn sống theo cách truyền thống, xây dựng lại các hòn đảo, ra hồ để câu cá, nhưng nhiều người trẻ tuổi đang lựa chọn trời đi và bắt đầu một cuộc sống mới trên đất liền.
Hóa thạch khủng long đáng giá bao nhiêu tiền?
Sắp tới, một bộ xương hóa thạch khủng long sẽ được đấu giá tại Thụy Sĩ với giá khởi điểm là 5 triệu USD, tuy nhiên đây không phải là bộ xương hóa thạch khủng long đắt nhất từng được giao bán.
Hàng triệu năm sau khi loài khủng long thống trị Trái Đất, những bộ xương của chúng trở thành hóa thạch và được con người tìm kiếm gắt gao để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, nhưng cũng có những người trở thành thợ săn hóa thạch và tìm kiếm chúng để buôn bán, đấu giá.
Thứ tư vừa rồi, một bộ xương hóa thạch khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex khổng lồ đã được ra mắt công chúng ở Thụy Sĩ và vào tháng sau, nó sẽ được đem đi đấu giá.
Bộ xương hóa thạch khổng lồ này có tên TRX-293 Trinity, dự kiến sẽ được đem đấu giá ở Zurich vào ngày 18/4 và có giá khởi điểm là 5,43 triệu USD.
Bộ xương hóa thạch này cao 3,9 mét và dài 11,6 mét, đây là bộ xương T-Rex thứ ba trên toàn thế giới được đưa ra đấu giá và là bộ đầu tiên ở châu Âu.
"Tên của bộ xương này là 'Trinity', bởi vì nó được tạo ra từ3 cá thể khác nhau và tất cả đều được tìm thấy ở Mỹ", Cyril Koller, chủ sở hữu của nhà đấu giá tiến hành cuộc mua bán, cho biết.
Phần còn lại của tên bắt nguồn từ 293 xương trong bộ xương của nó.
Koller nghĩ rằng một cá nhân cụ thể sẽ không có khả năng mua được bộ xương hóa thạch này, mặc dù ông chắc chắn rằng công chúng vẫn sẽ được xem nó trong tương lai.
Hans-Jakob Siber, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Khủng long Aathal ở Thụy Sĩ, cho biết những phát hiện về hóa thạch T-Rex là cực kỳ hiếm.
"Bộ xương hoàn chỉnh như thế này là cực kỳ hiếm có", Siber nói với Reuters. "Trên thực tế, cho đến khoảng năm 1970 hoặc 1980, nhân loại mới chỉ phát hiện ra hóa thạch của chưa tới 10 con khủng long bạo chúa, nhưng hầu hết chúng đều đã có mặt trong các bảo tàng của Hoa Kỳ".
Hầu như tất cả các hóa thạch của loài T-Rex đều được lưu giữ trong các viện bảo tàng, do đó, mỗi khi có một bộ hóa thạch được giao bán ra bên ngoài, nó sẽ thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng.
Hai chiếc T-Rex khác được phát hiện ở Bắc Mỹ - có tên là Sue và Stan - hóa thạch khủng long bạo chúa tên Sue, được bán cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở thành phố Chicago vào tháng 10 năm 1997 với giá 8,4 triệu USD; Trong khi đó hóa thạch khủng long bạo chúa T-Rex hoàn chỉnh nhất thế giới có tên Stan đã được Công ty đấu giá Christie's ở thành phố New York (Mỹ) bán với giá kỷ lục 31,8 triệu USD (hơn 733 tỉ đồng).
Hóa thạch hình thành như thế nào?
Hóa thạch chỉ hình thành trong điều kiện rất cụ thể, đó có thể là cacbon hóa, đông lạnh, ở trong đá hoặc bọc trong một chất như nhựa hoặc màu hổ phách. Mà những điều kiện này không hề dễ dàng có được ở khắp mọi nơi và mọi thời kỳ.
Vì lý do này, chỉ có một phần nhỏ của các sinh vật đã tồn tại trên Trái Đất xuất hiện trong các mẫu hóa thạch. Chưa kể phần lớn các mẫu hóa thạch còn không hoàn hảo, tuy rằng hiện tại chúng ta đã có những chương trình hiện đại để tái tạo, nhưng chúng cũng không hoàn toàn sát thực. Vì vậy tuy rằng việc nghiên cứu là rất quan trọng nhưng nó cũng rất khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức.
Những kiến thức về hóa thạch rất rộng và đòi hỏi những hiểu biết về địa chất, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về địa chất Trái Đất và những ảnh hưởng của nó tới việc hình thành hóa thạch.
Trái Đất vận động thường xuyên, từ từ và có sự tách biệt các lục địa, các vận động nội chất ở bên trong. Tất cả các hoạt động này sẽ tác động đẩy lớp mới của đất đá bao phủ lên bề mặt cũ. Đây là lý do tại sao một số tảng đá có lớp, xuất hiện các đường sọc dọc hoặc xoáy thay vì lớp ngang.
Nó cũng là lý do tại sao đá cùng độ tuổi có thể được tìm thấy trong nhiều nơi khác nhau trên thế giới (do sự chuyển động của bề mặt Trái Đất đã kiến tạo địa chất từ nơi này đến nơi khác). Chúng ta có thể thấy được hai điểm quan trọng để hiểu về hóa thạch. Một là đá trầm tích tạo nên bề mặt Trái Đất. Hai là quá trình vận động của Trái Đất có tác động lớn đến việc nơi khối đá trầm tích xuất hiện cũng như cách các sinh vật bị ảnh hưởng trong quá trình vận động lục địa.
Một sinh vật có thể hình thành hóa thạch hay không đều được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố, nhưng có 3 nhân tố cơ bản nhất:
Sinh vật nhất thiết phải có những bộ phận cứng khó phân hủy như xương, vỏ, răng hay gỗ.... sau đó ở vào một điều kiện vô cùng thuận lợi cho dù là những sinh vật mềm yếu như côn trùng hoặc sứa cũng có thể tạo hình thành lên hóa thạch.
Sinh vật khi chết phải được bảo vệ để tránh khỏi những tác động phá hủy, nếu như các phần cơ thể của nó bị nghiền nát hoặc bị ăn mòn thì khả năng tạo thành hóa thạch của sinh vật không thể thực hiện được.
Sinh vật cần thiết phải được chôn xuống và bao phủ bởi những vật chất có thể giúp nó chống lại những điều kiện khắc nghiệt có thể khiến nó bị phân rã. Xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch. Bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát trong những niên đại địa chất sau đó sẽ biến thành đá vôi (limestone) hoặc diệp thạch (schist), những trầm tích nhỏ (sediment) nhỏ không dễ làm tổn hại đến xác của sinh vật.
Điều gì khiến cho Đảo rắn trở thành nơi đáng sợ nhất trên Trái đất? Không giống như những hòn đảo đẹp như tranh vẽ khác thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đây là ngôi nhà duy nhất của một trong những loài rắn nguy hiểm nhất và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới - rắn hổ lục đầu giáo vàng. Đảo rắn ở đâu? Nằm cách trung...