Cuộc sống hai bé chào đời từ tinh trùng người bố quá cố
Cặp song sinh ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người cha đã mất, hiện ăn ngủ tốt sau hơn nửa tháng chào đời.
Bác sĩ Vệ, người thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm hy hữu, tới chúc mừng mẹ con chị Dung. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Căn hộ nhỏ của bốn mẹ con chị Hoàng Thị Kim Dung ở khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) mấy hôm nay đông người tới thăm hỏi. Phía ngoài phòng khách, một chiếc đệm lớn trải giữa nhà là chỗ ngủ của hai bà thông gia và bé Hồ Sỹ Hoàng Hải. Bên trong phòng ngủ nhỏ, chị Dung đang khẽ dỗ con gái lớn hơn 4 tuổi là Hồ Hoàng Hải Bình vì không muốn cháu làm thức giấc em Hồ Sỹ Hoàng Đức.
Vừa đặt cu em Hoàng Đức xuống giường, nghe tiếng cu anh đòi ăn, chị Dung ôm con vào lòng để cho bú. Xong xuôi, bốn mẹ con nằm thành hàng ngang trên chiếc giường hẹp ngủ. Trên đầu giường, tấm ảnh cưới của chị Dung và người chồng quá cố, anh Hồ Sỹ Ngọc, được treo ngay ngắn giữa những hình vẽ nguệch ngoạc lên tường của bé Hải Bình.
Chị Dung cho hay, so với mấy hôm ở viện, vài ngày nay cu lớn hơi quấy, bởi vậy gia đình cũng hạn chế người vào thăm. Trong khi đó, cu em ngủ suốt sau khi được cho bú. Lúc mới sinh, cu anh được 2,9 kg còn cu em 2,4 kg. Không đủ sữa nên hiện chị Dung phải cho các con ăn thêm sữa ngoài. Suốt thời gian làm thụ tinh trong ống nghiệm rồi mang bầu, người phụ nữ ấy lúc nào cũng phấp phỏng chờ đợi và hy vọng. May mắn ngay lần đầu thụ tinh, chị đã mang thai.
Mấy hôm nay hai cháu hay quấy khóc nên gia đình cũng hạn chế người vào thăm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Trong hoài niệm của chị, anh Ngọc là người hiền lành, chu toàn và luôn biết lo lắng cho người khác. Hai người gặp rồi yêu từ khi còn là sinh viên lớp chất lượng cao của ĐH Bách khoa Hà Nội. Thời gian chị sang Pháp học thạc sĩ rồi làm tiến sĩ, anh Ngọc luôn động viên người yêu học tốt và dặn dò chị yên tâm vì ở nhà đã có anh chăm lo hai bên gia đình. Ngày ấy, anh Ngọc cũng có lời mời đi học ở Áo nhưng anh tính để bạn gái học xong mới lo đến mình. Yêu nhau từ năm 2002, tới năm 2009 hai người mới làm đám cưới.
Ngày còn sống, anh Ngọc thổ lộ muốn có thêm một con trai, nhưng mong ước ấy chưa được thực hiện thì anh qua đời sau một tai nạn. Từng đọc thông tin về việc trữ tinh trùng của người đã chết nên chị nghĩ ngay đến việc ấy. 3 năm sau ngày chồng mất, chị Dung mới quyết định sinh thêm bé nữa. Chị cho hay, một phần cũng ngại dư luận lúc chồng mới mất và con gái đầu lòng còn quá nhỏ. Đợi tới khi bé đi học mẫu giáo, chị mới thực hiện ý định.
Nhớ đến những ngày mang thai ốm nghén, người phụ nữ này bảo do đã xác định và chuẩn bị tâm lý từ đầu nên khi phải đối mặt, chị thấy không quá nặng nề. “Nhiều khi có chồng ở cạnh, mình hay ỷ lại hoặc nhõng nhẽo. Nay hoàn cảnh như vậy, tôi phải tự vượt qua và chịu đựng. Đôi lúc thấy cô em gái được chồng chăm sóc, tôi cũng cảm thấy tủi thân lắm nhưng biết làm sao được”, chị Dung kể.
Video đang HOT
Chị tâm sự, so với hồi mang thai đứa đầu, lần bầu thứ hai chị khỏe hơn có lẽ “do được chồng phù hộ”. Lúc còn sống, chồng chỉ thích ăn cơm mà hiếm khi ăn bún, miến, phở, đến lúc bầu, chị cũng không thèm những thứ ấy. Chị Dung cũng lo lắng sau này khi cả ba đứa trẻ cùng đi học, chắc chắn cuộc sống sẽ vất vả hơn. Bởi thế, chị tính sẽ đi làm thêm để lo cho các con.
Bố mẹ chồng chị Dung, ông Hồ Bính và bà Nguyễn Thị Thuần, thay nhau giúp đỡ con dâu việc nhà. Người gập tã, người dọn dẹp nhà cửa, mặc thêm áo ấm cho cháu gái nghịch ngợm. Bà ngoại thức trông cháu từ đêm nên tranh thủ chợp mắt trên tấm nệm ngoài phòng khách.
Bày tỏ niềm vui khi có thêm hai cháu, bà Thuần cho biết, vợ chồng bà đều là giáo viên toán đã về hưu, thỉnh thoảng vẫn dạy thêm ở nhà. Để động viên con dâu, cả hai ông bà tạm dừng công việc và ra chăm chị Dung từ lúc thai ở tháng thứ 7 đến giờ.
Nói về quyết định sinh con của chị Dung, bà Thuần chia sẻ: “Vợ chồng tôi không phản đối cũng không ủng hộ, tất cả là do Dung quyết. Khi cháu làm thụ tinh trong ống nghiệm, chúng tôi đều hỗ trợ. Tôi nghĩ con dâu cũng như mình, mình mất con trai còn nó mất chồng, nên rất thương”.
Bà Thuần nhớ lại, trong ngày giỗ Ngọc, lúc mẹ chồng con dâu nằm tâm sự cùng nhau, thương Dung còn trẻ đã sớm chịu cảnh góa bụa, bà khuyên chị ra nước ngoài làm việc và có một cuộc sống mới. Dung không đồng ý và kể cho bà nghe tâm nguyện của chồng, bà Thuần chẳng biết nói gì thêm.
Con trai mất đã vài năm nay nhưng mỗi lần nhắc đến anh Ngọc, người mẹ ấy đều không cầm được nước mắt. Với bà Thuần, trong 3 người con, Ngọc là đứa chiều mẹ nhất, ngày nhỏ hay giúp mẹ bán rau ngoài chợ. Cuộc sống khó khăn khiến bà Thuần phải chạy chợ và chăn nuôi thêm để nuôi các con. Bà vẫn nhớ ngày xưa hay mua thịt thủ về nấu. Đến bữa ăn, bà thái cho mỗi con hai miếng, riêng Ngọc ăn xong vẫn xin thêm miếng nữa để nhai chơi. Đến giờ, đứa con gái đầu của anh cũng có thói quen này giống bố.
Mừng vì các cháu chào đời khỏe mạnh, nhưng bà Thuần cũng âu lo khi ông bà chết đi không còn trợ giúp được cho cháu nội và con dâu nữa.
Tiến sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, là người thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm hy hữu này. Tháng 3/2010, bác sĩ Vệ nhận được điện thoại của chị Dung đề nghị trữ tinh trùng của chồng. Khi đó anh Ngọc, chồng chị Dung, khoảng 27 tuổi, đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông. Bác sĩ Vệ cùng đồng nghiệp đến nhà xác Bệnh viện huyện Thanh Trì mở bìu lấy tinh hoàn phải. Sau đó ông đem cắt thành 14 mẫu mô, kiểm tra vẫn thấy tinh trùng sống nên bỏ vào đông lạnh lưu trữ. Người chồng chết trước đó khoảng 6h.
Theo tiến sĩ Vệ, trường hợp sinh con của chị Dung về mặt kỹ thuật không có gì khó. Tuy nhiên, đây là ca đặc biệt hy hữu, lần đầu tiên tại Việt Nam có trẻ được sinh ra nhờ tinh trùng được lấy từ người bố đã chết.
Theo Xahoi
Cặp song sinh chào đời sau gần 4 năm cha mất
Cặp song sinh ở Hà Nội ra đời bằng tinh trùng của người bố đã mất cách đó bốn năm.
Hai bé trai Hồ Sỹ Hoàng Đức và Hồ Sỹ Hoàng Hải ra đời ngày 9/12 vừa qua bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Điều đặc biệt là cặp song sinh ra đời bằng tinh trùng của người bố đã mất cách đó bốn năm.
Sinh con từ di nguyện của chồng
Trải qua mối tình kéo dài 7 năm từ thời còn học chung lớp tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, năm 2009 chị Hoàng Thị Kim Dung và anh Hồ Sỹ Ngọc quyết định đi đến hôn nhân.
6 tháng sau khi kết hôn, chị Dung phải sang Pháp bảo vệ luận án Tiến sĩ, trong lúc này chị cũng mang bầu đứa con đầu lòng. Về nước, những tưởng cuộc sống cứ thế êm ả trôi đi, tai họa ấp xuống gia đình cướp đi sinh mạng người chồng, để lại chị cùng cô con gái mới sáu tháng tuổi.
Chị Dung cho biết, thời gian ở bên chồng rất ngắn ngủi, (chưa tròn 6 tháng), bởi dang dở việc học hành bên Pháp. Tuy nhiên, anh Ngọc luôn ủng hộ và động viên chị hoàn thành việc học.
"Hai vợ chồng đã từng trao đổi với nhau là sẽ sinh hai đứa con. Tuy nhiên, mới kịp sinh một cháu gái thì chồng tôi qua đời. Vì vậy, sau khi chồng mất, tôi đã quyết định giữ lại cái gì đó của chồng, giữ lại hình ảnh của anh ấy trên trần gian, và thực hiện di nguyện của chồng là sẽ có hai cháu"- chị Dung xúc động nhớ lại.
Chị Dung cho biết, lúc du học bên Pháp chị có đọc thông tin về việc trữ tinh trùng của người đã chết. "Lúc đó tôi gọi điện sang Pháp nhờ tư vấn, bên đó giới thiệu đến Bệnh viện phụ sản Trung ương (Hà Nội) để trữ tinh trùng. Tuy nhiên, bệnh viện nói quá năm tiếng không làm gì được nữa. Thêm vào đó, phải có giấy tờ, thủ tục rất phức tạp mới tiến hành được" - chị Dung kể.
TS.BS. Vương Văn Vệ cùng hai cháu song sinh chào đời
Chị Dung cho biết, sau khi nhờ bạn bè liên hệ nhiều nơi, tình cờ biết đến Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.
Chị Dung kể, qua trao đổi với bác sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muộn, bác sĩ đồng ý đến lấy với điều kiện có sự chứng kiến của cơ quan công an. "Sau khi mãn tang chồng, tôi mới làm thụ tinh trong ống nghiệm, khi làm trong họ hàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi vẫn quyết định làm như đúng lời di nguyện của chồng", chị Dung nói.
Lưu trữ tinh trùng không phải kỹ thuật khó
TS-BS Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho biết, về mặt kỹ thuật lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam.
Theo ông Vệ, bảo quản tinh trùng từ người chết, và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt là trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung.
BS Vệ kể: Hôm đó nhận được điện thoại của chị Dung, ngay lập tức đến ngay nhà xác Bệnh viện Thanh Trì (Hà Nội). "Đến nơi thì anh Ngọc đã mất được sáu tiếng. Được sự đồng ý của gia đình, trước sự chứng kiến của cơ quan công an, tôi đã trích lấy tinh hoàn bên phải bảo quản và mang về bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, thấy tinh trùng vẫn sống tôi liền bảo quản ở kho lưu trữ tinh trùng của bệnh viện. Tinh trùng có thể bảo quản được khoảng 50 năm", BS Vệ nói.
Theo BS Vệ, khó xác định thời gian "vàng" để lấy tinh trùng, sau khi người đó qua đời, nên lấy càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên, là còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác.
"Việc lưu giữ, bảo quản mô và tinh trùng, thậm chí kể cả trứng của phụ nữ sẽ mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng chưa kịp có con khi một trong hai người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đột ngột tử vong".
Sau trường hợp của chị Dung, một số người đã đến bệnh viện xin gửi tinh trùng hoặc trứng. Tuy nhiên, bệnh viện cũng chưa biết phải giải quyết thế nào. Trong khi đó, theo chị Dung thì nguyện vọng của chị hoàn toàn chính đáng và sẽ ngày càng nhiều người có nguyện vọng gống chị. Chị Dung nói.
"Những tai nạn hoặc chết đột tử, nhất là người trẻ chết thì không ai muốn. Nhưng khi không may xảy ra thì chúng tôi cũng muốn có một hành lang pháp lý để không chỉ cá nhân tôi mà những người làm nghề này có thể thực hành phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, mang lại ý nghĩa nhân văn và đúng pháp luật"- ông Vệ đề nghị.
BS Vệ khẳng định, ở nước ta, hiện có nhiều bệnh viện đủ khả năng để lưu mô, tinh trùng và trứng với số lượng lớn. Việc lưu tình trùng có thể kéo dài nhất, tới 50 năm, còn trứng và mô thì thời gian lưu được ít hơn. Nếu hệ thống pháp lật không có những quy định cụ thể thì việc này sẽ phức tạp và khó quản lý.
Theo Khampha
Chồng chết 3 năm vẫn giúp vợ sinh đôi Lần đầu tiên tại Việt Nam vừa có một ca sinh đôi vô cùng hy hữu khi 2 cháu bé chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được lấy từ tử thi của người bố đã chết. Tiến sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - người thực hiện ca...