Cuộc sống đáng ‘ganh tị’ của sinh viên Anh
Đây là một số điểm khác biệt của sinh viên tại Anh so với các nơi khác trên thế giới.
Anh là một trong những nơi có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ của thế giới, với hơn 2,5 triệu sinh viên – bao gồm cả du học sinh nước ngoài và 325 cơ sở giáo dục đại học để lựa chọn. Chính vì vậy, cuộc sống sinh viên ở đây cũng có những nét khác biệt riêng.
Giảm giá
Sinh viên ở Anh nổi tiếng hạn hẹp về tài chính, nhưng thật may mắn, ở đây họ luôn được ưu tiên giảm giá. Với một thẻ Young Person’s Railcard, sinh viên có thể tiết kiệm 1/3 giá vé tàu, thẻ này có giá trị trong vòng một năm.
Ngoài ra ở London, sinh viên có thể sở hữu một thẻ Oyster, thẻ này cho phép giảm giá vé tàu trong khắp thành phố. Bên cạnh đó các rạp chiếu phim, shop quần áo, quán bar cũng sẽ giảm giá cho bạn nếu bạn trình thẻ sinh viên hợp lệ của bất kì trường đại học nào ở Anh.
Làm thêm
Để kiếm thêm tiền, sinh viên ở Anh thường chọn những công việc bán thời gian tại các quán bar, tiệm caffe hoặc trong các cửa hàng bán lẻ. Các trường đại học thường sẽ cung cấp các thông tin để hỗ trợ sinh viên tìm công việc part-time. Những thông tin này có thể là từ bảng thông báo tại hội sinh viên hoặc tại một trang web quảng cáo việc làm dành cho sinh viên kiếm việc theo ca.
Video đang HOT
Học tập
Các khóa học ở Anh khác với ở Mỹ và nhiều quốc gia khác. Ở Mỹ, một chương trình học tiêu chuẩn thường kéo dài trong 4 năm. Còn ở Anh thời gian để hoàn thành một trình độ học có thể mất từ 1 đến 4 năm. Nếu bạn vượt qua các lớp học riêng (được gọi là mô-đun) cần thiết bạn có thể nhận được bằng tốt nghiệp bất cứ lúc nào.
Nhà ở
Các bạn sinh viên có thể lựa chọn sống trong kí túc xá hoặc bên ngoài. Sống ở khu kí túc xá vừa gần trường và ít tốn kém. Sống ở ngoài có thể lựa chọn bạn cùng phòng và không phải tuân thủ các quy định của nhà trường nhưng họ phải đối mặt với những phiền phức trong thỏa thuận với chủ nhà.
Hoạt động xã hội
Sinh viên có một loạt các hoạt động xã hội để lựa chọn, kể cả trong và ngoài trường đại học. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các hoạt động được nhà trường tài trợ như báo chí sinh viên, câu lạc bộ theo sở thích hay tham gia vào các đội thể thao.
Theo TNO
Ganh tị là thói quen gây bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm là do sự mất cân bằng các yếu tố hóa học của não bộ, đặc biệt là do giảm sản sinh các nơron thần kinh có nhiệm vụ truyền thông tin (serotonin, dopamine...) gây ra.
Nguyên nhân có thể bạn đã biết, tuy nhiên một số chuyên gia cảnh báo những thói quen hàng ngày cũng không ngoại lệ khi tình trạng tinh thần u uất càng trở nên trầm trọng.
Cảm xúc tiếc nuối và hổ thẹn khắc sâu
Những gì mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội giành chiến thắng thường thấy tiếc nuối. Nếu càng ngập sâu trong sự tiếc nuối đó khiến tâm trạng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng không tốt đến thành quả của nhiều công việc khác. Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng vượt qua chính mình, đối diện với những thất bại và sai lầm để không cảm thấy tiếc nuối.
Cau có, khó chịu
Bản tính như vậy sẽ khiến bạn rơi vào tình thế cô lập không chỉ ở nhà mà cả ở cơ quan hay thậm chí ngoài xã hội. Bạn cảm thấy không hài lòng và rất khó chịu khi ai đó không vừa ý bạn, hay chính việc bạn làm cũng không vừa ý mình.
Chính điều này về lâu dài sẽ khiến bạn trở thành con người của bạo lực, mối nguy cho các tình huống trong cuộc sống hạnh phúc gia đình. Để ngăn ngừa lối sống như vậy, bạn hãy chọn cho mình một hình thức giải trí đơn giản như đi xem phim, picnic, hay hát karaoke cùng bạn bè xả stress.
Sống trong quá khứ
Dù quá khứ có đẹp đến thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng không thể ngồi mỉm cười với những điều đó hay "gặm nhấm" từng nỗi đau mà mình đã trải qua. Nó sẽ rất tệ hại và chỉ biến bạn thành một kẻ thua cuộc. Hãy học cách sống bỏ qua những quá khứ đau buồn, tự tha thứ cho bản thân về những lỗi lầm đã qua, sống với thực tế và có trách nhiệm với những gì đang chờ đón bạn.
Tự ti là thói quen khiến bạn mắc bệnh trầm cảm
Tự ti
Những ai sở hữu tính cách tự ti thường cho rằng mình luôn yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi trội so với người khác, tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Từ những nhận thức sai lệch như vậy khiến họ trở nên thụ động, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc vì sợ thất bại, sợ chịu trách nhiệm. Và chắc chắn điều này sẽ khiến bạn trở nên cô lập, thiếu sự hoạt động nhóm và lâm vào những nguy cơ mắc bệnh về thần kinh.
Ganh tị hay so sánh
Việc so sánh chỉ đúng trong trường hợp là giá trị hiện thực mà bạn đang có với những gì bạn chưa làm được hay đạt được trong quá khứ, nhưng không nên thường xuyên làm điều này vì sẽ dẫn đến sáo rỗng. Một điều quan trọng nữa bạn nên chú ý là đừng so sánh mình với người bạn thân nhất hay với một số người thân và cũng không nên ganh đua với người khác theo kiểu ăn thua để rồi kết cục sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu thường xuyên ganh tị với ai đó thì bạn sẽ tạo thành một vỏ bọc bao quanh mình là tính tự ti, ghen tị và ngại giao tiếp.
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Hai "búp bê sống" trở mặt vì... tị nạnh nhau Valeria Lukyanova, 21 tuổi, người Nga, có biệt danh là "búp bê sống" nhờ ngoại hình giống hệt búp bê Barbie. Trong khi đó, Anastasiya Shpagina, người Ukraine, 19 tuổi, lại có biệt danh là "hot girl hoạt hình" vì trông cô chẳng khác gì nhân vật bước ra từ truyện tranh Nhật Bản. Tuy nhiên, tình bạn giữa hai cô gái xinh...