Cuộc sống của sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới
Tại Oxford, đại học hàng đầu thế giới, sinh viên phải học tập vất vả để cạnh tranh với những cá nhân ưu tú, đồng thời dành thời gian giải trí nhằm cân bằng cuộc sống.
Erin Lorelie Young hiện là sinh viên năm nhất khóa nghiên cứu sinh tiến sĩ về Giáo dục tại Đại học Oxford. Cô từng theo học trường Downing thuộc Đại học Cambridge trước khi chuyển sang học thạc sĩ và tiến sĩ ở Oxford.
Young sống cùng 4 người bạn trong khu ký túc gần Brasenose, một trong 35 trường thuộc Oxford.
Cô thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi học, thường bắt đầu lúc 9h30. Học kỳ này, Young phải làm 4 tiểu luận nên thường xuyên thảo luận với các giáo sư hướng dẫn. Để hoàn thành mỗi tiểu luận trong hai tuần theo đúng kế hoạch, cô dành thời gian nghiên cứu từ 9h đến 17h.
Mỗi tuần, Young có hai buổi hội thảo kéo dài 3 tiếng với các sinh viên khoa Giáo dục để thảo luận về tiến trình và phương pháp nghiên cứu. Cô cho biết, mặc dù mỗi người tập trung chủ đề khác nhau, buổi hội thảo tương tự như một nhóm làm việc hỗ trợ lẫn nhau.
Là nghiên cứu sinh tiến sĩ, Erin Lorelie Young hầu như không phải tham gia buổi học nào nhưng cô thường xuyên tham dự các buổi nói chuyện, thuyết giảng được tổ chức cho sinh viên toàn trường.
Video đang HOT
Bên cạnh việc học, Young còn làm thêm công việc trợ lý nghiên cứu tại Viện Internet Oxford. Thông thường, cô chỉ làm từ 1,5 đến 2 ngày mỗi tuần, thời gian làm việc linh hoạt nhưng cô vẫn có văn phòng riêng. Ngoài ra, nữ nghiên cứu sinh có thể tham dự các hội thảo, diễn thuyết do Viện tổ chức.
Ngoài giờ làm việc và nghiên cứu, Young dành thời gian đọc sách tại Bodleian – thư viện lớn thứ hai ở Anh. Đây cũng là một trong những địa điểm yêu thích của cô ở Oxford. Nó cũng khá quen thuộc với người hâm mộ phim Harry Potter khi xuất hiện trong loạt phim với cảnh thư viện của trường Hogwarts.
Sau thời gian nghiên cứu vất vả, Young ăn trưa và tối ở nhà ăn Brasenose. Đại học Oxford hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên sau đại học. Young chỉ phải trả 5 bảng tiền ăn cho 3 khóa học. Thỉnh thoảng, vào những ngày đẹp trời, nữ tiến sĩ tương lai cùng bạn bè tụ tập, ăn đồ nướng thay vì đến nhà ăn của trường.
Mặc dù lịch trình học tập, nghiên cứu khá bận rộn, Young vẫn cố thu xếp thời gian để theo đuổi công việc người mẫu. Cô cũng cùng các người mẫu chuyên nghiệp và nghiệp dư biểu diễn tại Tuần lễ Thời trang Oxford. Công việc này là đam mê, đồng thời giúp nữ nghiên cứu sinh kiếm thêm thu nhập.
Thỉnh thoảng, cô cùng bạn bè chơi thuyền trên sông Cherwell. Đại học Oxford có thuyền riêng nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của sinh viên. Đương nhiên, họ phải tự chèo.
Ngoài ra, Erin Lorelie Young còn tham gia các nhóm, hoạt động ngoại khóa. Và như một phần của Đại học Oxford, cô cũng cùng các sinh viên khác thức xuyên đêm để kỷ niệm ngày lễ được gọi là May Day. Mặc dù một đêm không ngủ, họ vẫn rất tươi tắn.
Theo Zing
10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2016
Tổ chức World University Rankings vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2016 theo 8 tiêu chí. Đại học Harvard tiếp tục đứng vị trí thứ nhất.
Đại học Harvard đứng đầu bảng xếp hạng năm nay. Trường xếp thứ nhất ở các tiêu chí chất lượng giáo dục, tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, chất lượng giảng viên, số lượng xuất bản, uy tín, tỷ lệ trích dẫn, ảnh hưởng ở nước ngoài và đứng thứ ba về số lượng bằng sáng chế. Ảnh: AP.
Đứng thứ hai là Đại học Stanford, Mỹ. Trường xếp thứ hai ở các tiêu chí tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm và chất lượng giảng viên nhưng chỉ xếp thứ 9 về chất lượng giáo dục. Ảnh: Flickr.
Viện Công nghệ Massachusetts dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế, xếp thứ hai về chất lượng giáo dục, uy tín, số lượng trích dẫn, mức độ ảnh hưởng tại nước ngoài. Tuy nhiên, trường chỉ xếp thứ 12 về tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm và đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng chung. Ảnh: Flickr.
Đại học Cambridge là một trong số hai trường của Anh lọt vào danh sách 10 trường tốt nhất thế giới năm 2016 do World University Rankings bình chọn. Trường đứng thứ ba về chất lượng giáo dục nhưng chỉ xếp thứ 45 về số lượng bằng sáng chế. Ảnh: Wikimedia.
Đại học Oxford (Anh) đứng thứ năm trên bảng xếp hạng. Tại các tiêu chí chất lượng giáo dục, số lượng xuất bản, chất lượng giảng viên, trường lần lượt xếp thứ 7, 6 và 10. Ảnh: Wikimedia.
Với các tiêu chí số lượng bằng sáng chế, tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, chất lượng giảng viên lần lượt xếp thứ 2, 6, 9, Đại học Columbia, Mỹ đứng thứ sáu trên bảng xếp hạng chung. Đại học tư thục này là trường tốt thứ tư tại Mỹ. Ảnh: Shutterstock.
Đại học California ở Berkeley, Mỹ xếp thứ bảy trên bảng xếp hạng của World University Rankings khi lần lượt đứng thứ 4, 5, 6 ở tại các tiêu chí uy tín, chất lượng giảng viên, chất lượng giáo dục nhưng chỉ đứng thứ 21 về tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm và số lượng bằng sáng chế. Ảnh: Flickr.
Trong bảng xếp hạng năm nay, Đại học Chicago, Mỹ đứng thứ tám. Trường cũng xếp thứ tám về chất lượng giảng viên nhưng chỉ xếp thứ 83 về số lượng bằng sáng chế. Ảnh: Wikimedia.
Đứng thứ chín là Đại học Princeton, Mỹ. Theo đánh giá của World University Rankings, ngôi trường tư thục lâu đời này xếp thứ tư thế giới về chất lượng giáo dục và chất lượng giảng viên. Tuy nhiên, về số lượng bằng sáng chế, Princeton chỉ đứng thứ 109 trong số 1.000 trường đại học được đánh giá. Ảnh: Shutterstock.
Đứng cuối cùng trong danh sách 10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2016 là Đại học Yale, Mỹ. Trường xếp thứ sáu về uy tín và thứ tám về chất lượng giáo dục. Ảnh: Yale University.
Theo Zing
Đại học Y Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 1/8 Đại học Y Hà Nội vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học năm 2016. Thí sinh có thể nộp trực tiếp từ ngày 1/8, nộp qua đường bưu điện hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến. Theo thông tin từ trang web của Đại học Y Hà Nội, hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm phiếu đăng...