Cuộc sống của sinh viên nước ngoài tại Triều Tiên
Hành trình du học Triều Tiên không hề đơn giản. Cuộc sống tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới nhanh chóng khiến cậu sinh viên người Australia thấy mọi nỗ lực đều đáng giá.
Tháng 4/2018, anh chàng 29 tuổi người Australia, Alek Sigley, bắt đầu học thạc sĩ ngành Văn học tại ĐH Kim Il Sung, Triều Tiên. Cuộc sống tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới nhanh chóng thu hút Alek.
Là người phương Tây, hành trình du học Triều Tiên của Alek không đơn giản. Anh mất hai năm để thuyết phục trường Kim Il Sung nhận mình. Đến nay, anh là một trong số 3 sinh viên phương Tây ít ỏi của trường.
Trong quá trình du học Trung Quốc, anh gặp gỡ một số sinh viên và muốn tìm hiểu về bán đảo Triều Tiên. Anh chàng chuyển sang học Hàn ngữ, sau đó tiếp xúc sinh viên Triều Tiên học ở đây theo diện trao đổi.
Sau hai năm rưỡi học Ngôn ngữ và Văn học ở Hàn Quốc, Alek Sigley bắt đầu hứng thú với điện ảnh và văn học Triều Tiên. Anh chàng phương Tây quyết định sang Bình Nhưỡng, học thạc sĩ tại ĐH Kim Il Sung.
Video đang HOT
Con đường du học bắt đầu từ các chuyến du lịch. Trước khi trở thành du học sinh tại Triều Tiên, Alek đến nước này 10 lần. Anh cũng liên tục gửi thư qua lại để trường hiểu, tin tưởng và nhận mình.
Sau khi trúng tuyển, Alek dọn vào ở ký túc xá cùng các bạn học bản địa. Quá trình hòa nhập không mấy khó khăn. Anh nhận thấy bạn cùng phòng là người tò mò nhưng nói chuyện khá thoải mái. Họ cùng nhau giải đáp những thắc mắc về đất nước của “đồng nghiệp”.
Alek thường xuyên đến phòng gym của trường để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, anh gặp một chút bất tiện khi giữ liên lạc với bạn người Triều Tiên vì phải dùng mạng riêng, chỉ cho phép gọi điện với người nước ngoài hoặc thực hiện các cuộc gọi quốc tế. Khác với người Triều Tiên, du học sinh được dùng Internet nhưng chỉ truy cập một số trang nhất định.
Alek cũng không lo sợ bị giám sát vì anh luôn cẩn thận với những thứ mình đăng lên mạng và cố gắng tránh xa mọi rắc rối. Ngoài ra, anh cũng chịu khó tìm hiểu văn hóa Triều Tiên để tránh bất đồng xảy ra khi giao tiếp với người địa phương.
Là sinh viên, Alek có cuộc sống tự do hơn so với người nước ngoài du lịch đến Triều Tiên. Anh có thể đi tàu điện ngầm, taxi mà không cần người bản địa đi cùng như những du khách nước ngoài hay được phép đến các nhà ăn, cửa hàng thoải mái.
Tuy nhiên, Alek thường cùng hai du học sinh phương Tây khác tự mua đồ về nấu ăn cho hợp khẩu vị. Anh cho biết nhiều cửa hàng ở Bình Nhưỡng bán đồ nhập khẩu, bao gồm thực phẩm lẫn những hàng hiệu như nước hoa Chanel, giày Adidas.
Là sinh viên đầu tiên của trường đến từ phương Tây, Alek được giáo viên chú ý nhiều. Họ thường hỏi anh về Australia và Nhật Bản (vợ anh là người Nhật). “Các giáo viên rất tử tế và thân thiện. Tôi thích học ở đây”, Alek chia sẻ.
Du học sinh người Australia cảm thấy Bình Nhưỡng là nơi tốt đẹp. Tháng 5/2018, Alek tổ chức hôn lễ ở thành phố này với người vợ Nhật Bản trước sự chứng kiến của bạn bè hai bên và người thân anh từ Australia.
Theo Zing
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc và Trung Quốc gặp nhau
Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc ngày 19/10 dẫn nguồn Bộ ngoại giao Hàn Quốc cho biết Trưởng đoàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên của Hàn Quốc Lee Do-hoon và người đồng cấp Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu cùng ngày đã có cuộc gặp tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).
Trưởng đoàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên của Hàn Quốc Lee Do-hoon (phía trước). (Nguồn: koreaherald.com)
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hai bên đã trao đổi về tiến triển tình hình bán đảo Triều Tiên kể từ sau cuộc gặp song phương giữa Thứ trưởng Khổng Huyễn Hựu và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui, và cuộc hội đàm Thứ trưởng Ngoại giao ba bên Nga-Trung-Triều.
Quan chức hai nước cũng thảo luận về phương án hợp tác nhằm thúc đẩy thảo luận phi hạt nhân hóa giữa các nước liên quan, bao gồm cả đối thoại Mỹ-Triều.
Trong buổi họp báo thường kỳ một ngày trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk cho biết Trung Quốc là một đối tác quan trọng của Hàn Quốc trong vấn đề bán đảo Triều Tiên và vấn đề Triều Tiên.
Chuyến thăm Bắc Kinh lần này của đặc phái viên Lee Do-hoon nhằm trao đổi lập trường giữa hai bên kể từ sau cuộc họp hồi tháng Tám.
Theo vietnamplus
Trưởng đoàn đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên của Hàn Quốc Lee Do-hoon (phía trước). (Nguồn: koreaherald.com)
Mỹ 'nóng mắt' với vùng cấm bay giữa biên giới Triều-Hàn Việc Mỹ phản đối thiết lập vùng cấm bay giữa biên giới liên Triều, cho thấy dấu hiệu bất đồng Mỹ-Hàn liên quan vấn đề Triều Tiên ngày càng gia tăng. Hai nguồn thạo tin cho biết, Mỹ lên tiếng phản đối kế hoạch của Hàn Quốc và Triều Tiên thiết lập vùng cấm bay ở các khu vực biên giới để ngăn...