Cuộc sống của học sinh ở trường nội trú đắt nhất thế giới
Institut Le Rosey là trường nội trú lâu đời ở Thụy Sĩ. Học phí 1 năm của trường lên đến 130.000 USD.
Institut Le Rosey (thường gọi là Le Rosey), được thành lập năm 1880, đây là một trong những trường nội trú lâu đời và có học phí đắt đỏ nhất tại Thụy Sĩ. Tọa lạc trên khuôn viên rộng 283.000 m2 với 2 phân khu ở hồ Geneva và núi Gstaad, trường có nhà hát, 3 nhà ăn chính, 2 nhà ăn tự phục vụ, 1 nhà nguyện cùng khoảng 50 phòng học, 8 phòng thí nghiệm và 1 thư viện có 30.000 đầu sách với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.
Từ năm 1916, học sinh Le Rosey dành 3 tháng sinh hoạt và học tập ở khuôn viên núi Gstaad để tránh sương mù vào mùa đông. Tại đây, học sinh được sống trong những ngôi nhà gỗ ấm cúng, tiện nghi. Lịch học được sắp xếp để học sinh có điều kiện học tập và tham gia thể thao. Thông thường, các lớp học văn hóa trong kỳ học mùa đông chỉ diễn ra vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7. Buổi học kết thúc vào 12h45.
Buổi chiều, nhà trường xếp lịch cho học sinh học âm nhạc và chơi thể thao. Các buổi hoạt động thể thao diễn ra mỗi ngày, từ 14h đến 17h (trừ thứ 5). Sau khi chơi thể thao, học sinh chuyển sang các lớp tự học hoặc tập hát, diễn kịch. Các hoạt động thể thao được yêu thích tại khuôn viên núi Gstaad là trượt tuyết, chơi khúc côn cầu trên băng. Hàng năm, các trận đấu khúc côn cầu được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều học sinh trong trường.
Video đang HOT
Hiện, trường có khoảng 400 học sinh 8-18 tuổi đến từ 67 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Học sinh được đào tạo song ngữ Anh-Pháp và có thể học thêm tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili. “Chúng tôi tìm kiếm những học sinh thú vị, xuất sắc về mặt học vấn và có tiềm năng phát triển”, ông Felipe Laurent, phát ngôn viên của Le Rosey nói với Business Insider.
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, lượng học sinh được nhận vào Le Rosey hàng năm rất ít, với tỷ lệ 1:3. Mỗi lớp học thông thường chỉ có khoảng 10 học sinh. Chương trình giáo dục đầy đủ của Le Rosey được chia thành bốn giai đoạn: Juniors, Cadets, Jeunes Seniors, và Seniors. Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn giữa thi Tú tài Pháp (Baccalauréat Franais) hoặc Tú tài Quốc tế (IB).
Mỗi ngày, học sinh thức dậy lúc 7h và cùng ăn sáng tại nhà ăn chung của trường. Sau đó, các em chuyển đến các tòa nhà và bắt đầu vào học lúc 8h. Ca sáng kéo dài từ 8h đến 12h20 và có thời gian nghỉ ngơi giữa buổi để ăn nhẹ và uống socola nóng.
Bữa tối được phục vụ lúc 19h30 tại nhà ăn chung. Tại đây, nam sinh phải mặc vest, nữ sinh mặc váy. Quy định trong các bữa ăn tại Le Rosey khá khắt khe. Học sinh phải ngồi ở chỗ được đánh dấu cố định bằng khăn cá nhân, 8 học sinh ngồi chung với 2 giáo viên. Ngoài ra, học sinh phải đứng dậy khi có người lớn đến và không được phép rời khỏi bàn trước khi giám đốc nhà trường thông báo.
Buổi tối, học sinh trở về ký túc xá làm bài tập hoặc tham gia các hoạt động ngoài giờ như văn nghệ, diễn đàn văn hóa. Mỗi phòng ký túc xá chỉ có 2 người ở và được luân phiên thay đổi 3 lần mỗi năm. Khoảng 90 giáo viên được sắp xếp ở cùng để quản lý 150 học sinh.
Các hoạt động văn nghệ tại Le Rosey được chú trọng. Học sinh có thể học thanh nhạc, chơi nhạc cụ và trở thành thành viên của dàn hòa tấu và hợp xướng của trường. Mỗi năm, Le Rosey tổ chức một số buổi hòa nhạc vào lễ Giáng sinh, Dạ tiệc Gstaad và lễ hội cuối năm. Nhạc kịch cũng là một hoạt động nổi bật tại ngôi trường đặc biệt này.
Giữa tháng 10, Le Rosey tổ chức các chuyến đi văn hóa, tạo điều kiện cho học sinh tham quan các quốc gia trong khu vực châu Âu và thế giới. Qua đó, học sinh và giáo viên có thêm thời gian tương tác và tiếp cận với những kiến thức mới. Các chuyến đi thường được sắp xếp theo chủ đề, ví dụ như Tìm hiểu về các trường đại học ở Anh, Mỹ, Khám phá văn hóa hoặc thiên nhiên ở Ai Cập, Việt Nam, Nhật Bản, Cuba hoặc Kenya.
Điều đặc biệt ở Institut Le Rosey là các khóa học không bao giờ kết thúc. Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ cựu học sinh với hơn 5.000 người. Vì thế, học sinh có thể tìm về khoảng thời gian tươi đẹp khi theo học tại Le Rosey.
Điểm tựa cho học sinh nghèo trên địa bàn biên giới
Cuộc sống của bà con các xã vùng biên giới còn nhiều khó khăn khiên môt sô HS trong độ tuổi đến trường co nguy cơ bỏ học.
Trước thực trạng này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai chương trinh "Nâng bươc em tơi trương", nhận đỡ đầu HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và phát triển.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bến Đá trao học bổng "Nâng bước em tơi trường" năm học 2019-2020 cho HS nghèo trên địa bàn phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu.
Gia đình em Huỳnh Thị Kim Anh (lớp 4A, Trường TH Long Sơn 1, xa Long Sơn, TP. Vung Tau) thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ không có việc làm ổn định, thu nhập từ công việc làm thuê, làm mướn chỉ đủ trang trải sinh hoat. Vây nhưng Kim Anh vẫn luôn cố gắng vươn lên, học hành chăm chỉ và 3 năm liền đạt HS giỏi.
Huỳnh Thị Kim Anh la một trong 48 HS có hoàn cảnh khó khăn được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh nhận đỡ đầu, hỗ trợ hàng tháng 500 ngàn đồng trong chương trinh học bổng "Nâng bước em tới trường".
Suốt 3 năm qua, nguôn hô trơ cua Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đa giup ba me Kim Anh vơi bơt lo toan, đê con đương đến trường cua em bơt gâp ghênh. "Con quyết tâm học tâp tốt với mong muôn trở thành giáo viên va dạy hoc cho các em có hoàn cảnh khó khăn như minh, không phụ lòng các chú bộ đội", Kim Anh xúc động chia sẻ.
Nói về ý tưởng thưc hiên chương trình "Nâng bước em tơi trường", Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết, địa bàn do BĐBP tỉnh quản lý gôm 26 xã, phường, thị trấn ven biển. So với các khu vực khác trên đia ban tỉnh, đơi sống của bà con khu vưc nay còn nhiêu khó khăn do trình độ dân trí thấp, sống chủ yếu nhờ nghề đi biên, nuôi trồng thủy sản, đưa đò, nông nghiêp, buôn bán nhỏ... Thu nhập thâp và không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chăm lo học hành cua con em ho còn hạn chế, nhiêu em phai nghi hoc giưa chưng.
Từ thực tế đo, với mong muốn giúp đỡ HS nghèo ở địa bàn các xã, phường, thị trấn ven biển có điều kiện học tập tốt hơn, tháng 11/2014, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phát động các đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình "Nâng bước em tơi trường".
Theo đó, các đơn vị động viên cán bộ, chiến sĩ ủng hộ 1 ngày lương/thang; đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất để gây quy đỡ đầu ít nhất 2 HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn/đơn vi, với mức hỗ trợ từ 300-500 ngàn đồng/HS/tháng. Cùng với đó, cac đơn vi tich cưc vận động các DN, nhà hảo tâm tặng quà và đồ dùng học tập cho các em.
Qua 7 năm thực hiện chương trình, BĐBP tỉnh đã đỡ đầu, hỗ trợ 48 HS có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, mồ côi, con gia đình chính sách với số tiền 500 ngàn đồng/HS/tháng cho đến hết lớp 12. Ngoài ra, BĐBP tỉnh còn tặng dụng cụ học tập, cặp sách, tập vơ, xe đạp... cho các em.
"Để chương trình "Nâng bước em tơi trường" tiếp tục phát huy hiệu quả lâu dài, trở thành điêm tưa cho những HS nghèo trên địa bàn biên giới, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhà trường khảo sát, tìm hiểu từng gia đình, qua đo lựa chọn những trường hợp thật sự xứng đáng đê giup đơ", Đại tá Nguyễn Văn Thống nhấn mạnh.
Nhiều học sinh chưa hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết ngành giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học. Tại buổi gặp mặt các giáo viên tiêu biểu người...